Những người có nhịp tim lúc nghỉ trên 100 nhịp/phút có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người bình thường đến 78%. Nếu tim của bạn đập quá nhanh khi nghỉ ngơi, có thể đó là dấu hiệu cho biết bạn có thể trạng kém hoặc đang quá căng thẳng. Nếu có nhịp tim quá nhanh, bạn buộc phải thực hiện các bước giúp tim đập chậm lại! Bạn có thể làm theo các phương pháp sau để tạm thời giảm nhịp “cao” hoặc “rất cao”. Bước tiếp theo là cải thiện nhịp tim lâu dài bằng cách luyện tập.
Hết sức thận trọng: Tình trạng này có thể là chứng tim đập nhanh có liên quan đến bệnh nhồi máu cơ tim cần phải được cấp cứu kịp thời.
Phương pháp 1 của 3:
Làm giảm nhịp tim đập rất nhanh

Thử áp dụng kỹ thuật thở 4-7-8. Kỹ thuật này được thực hiện như sau: hít vào trong khi đếm đến 4, nín thở trong 7 tiếng đếm và thở ra trong 8 tiếng đếm, đồng thời phát ra âm thanh “phù”. Lặp lại bài tập này 3 lần hoặc nhiều hơn.

Ho
Kích thích nôn khan bằng ngón tay
Ép đầu gối sát vào ngực



Thuốc ức chế beta có nhiều tác dụng phụ tiềm tàng, bao gồm chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược. Những người mắc bệnh hen suyễn không nên sử dụng thuốc ức chế beta.
Phương pháp 2 của 3:
Cải thiện nhịp tim lâu dài

Tăng dần khối lượng bài tập cho đến khi bạn đạt đến nhịp tim tối đa an toàn trong đợt tập cuối cùng, sau đó thả lỏng. Thay đổi lịch tập luân phiên – chạy bộ, tập với máy, đi lên dốc, leo cầu thang, nâng tạ, khiêu vũ, đi dưới nước, trên đường, trên đồi – để luyện cho tim bơm máu hiệu quả hơn với ít nhịp đập hơn.
Chạy bộ: Nếu bạn tập trên máy chạy bộ, hãy để chế độ chạy ngắt quãng. Nếu chạy ngoài trời hoặc trên đường chạy trong nhà, bạn cần phải khởi động trước trong 5 phút. Chạy nhanh 1 phút, sau đó chạy chậm 1 phút. Lặp lại các đợt như vậy 6 hoặc 8 lần trước khi thả lỏng trong 5 phút.
Bơi lội: Bơi tự do 10 vòng, mỗi vòng 45 m, nghỉ 15 giây sau mỗi 2 vòng bơi. Thở trong khi bơi, tăng nhịp tim nhưng không tăng quá cao, không bơi quá gắng sức đến mức hụt hơi.
Đạp xe: Khởi động trong 90 giây. Bắt đầu đạp xe ở cường độ trung bình 30 giây. Tiếp theo, đạp chậm lại bằng với nhịp tim trong 90 giây, sau đó đạp xe gắng sức ở cường độ cao trong 30 giây nữa. Tăng dần cường độ sau mỗi đợt đạp gắng sức 30 giây.






Thử đi bộ nhanh trong công viên hoặc đi bộ đường dài vào những ngày cuối tuần.
Phương pháp 3 của 3:
Làm chậm nhịp tim nhanh mãn tính

Nhớ rằng căn phòng phải yên tĩnh và dễ chịu. Nếu khung cảnh bên ngoài cửa sổ quá lộn xộn, bạn hãy buông rèm cửa hoặc kéo mành cửa xuống.
Thả lỏng các cơ bắp. Giữ nguyên tư thế và để nhịp tim giảm theo tốc độ của nó.
Nếu bạn giữ một tư thế đã lâu, hãy thay đổi! Thử ngồi hoặc nằm xuống nếu bạn đang đứng. Huyết áp sẽ thay đổi khi bạn chuyển tư thế, và điều này cũng có thể tác động đến nhịp tim của bạn.

Tìm một bức tranh hoặc ảnh chụp thứ gì đó giúp bạn cảm thấy thư thái. Bạn có thể ngồi trên giường trong tư thế thiền và nhìn vào bức tranh để làm dịu tâm trí và cơ thể.
Viết nhật ký về một nơi mà bạn thường thích đến hoặc một nơi cho bạn cảm giác bình yên. Gấp nhật ký lại, hình dung ra khung cảnh đó và để cho tâm trí lắng dịu trong thanh bình.


Thở bụng: Ngồi xuống, đặt một bàn tay lên bụng, ngay dưới lồng ngực. Hít vào qua mũi, để cho bụng đẩy bàn tay lên và giữ yên ngực. Tiếp theo, thở ra qua miệng trong khi chúm môi như huýt sáo, dùng bàn tay đẩy không khí ra khỏi bụng. Lặp lại theo nhu cầu.
Hít thở luân phiên từng lỗ mũi: Bắt đầu hít vào qua lỗ mũi bên trái, dùng ngón tay cái bịt lỗ mũi bên phải trong 4 tiếng đếm. Bịt cả hai lỗ mũi và nín thở trong 16 tiếng đếm. Thở ra bằng lỗ mũi phải trong 8 tiếng đếm, sau đó hít vào qua lỗ mũi phải trong 4 tiếng đếm. Nín thở lần nữa trong 16 giây và thở ra qua lỗ mũi trái trong 8 tiếng đếm. Những người tập luyện yoga tin rằng phương pháp này có thể giúp cân bằng hai bán cầu não và làm dịu tâm trí cũng như cơ thể.


Nếu bạn có thói quen uống cà phê mỗi sáng, hãy thử đổi sang uống cà phê hoặc trà đã tách caffeine.
Nhớ hít vào qua mũi và thở ra qua miệng.
Hỏi bác sĩ về liệu pháp phản hồi sinh học trong điều trị rối loạn nhịp tim. Trong buổi trị liệu, bạn sẽ được gắn với các cảm biến điện có chức năng quan sát nhịp tim. Sau đó, bạn có thể tập trung tâm trí để giảm nhịp tim, tăng dung tích phổi, hạ huyết áp và giảm căng thẳng.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tim đập nhanh bao gồm:
Cao tuổi. Tim suy yếu do tuổi tác có thể dẫn đến chứng tim đập nhanh.
Tiền sử gia đình. Nếu bạn có tiền sử gia đình về bệnh rối loạn nhịp tim, nguy cơ bạn mắc chứng tim đập nhanh sẽ cao hơn.
Nguy cơ mắc chứng tim đập nhanh. Bất cứ tình trạng nào gây căng thẳng hoặc tổn hại cho tim đều làm tăng nguy cơ này. Điều trị y khoa có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng tim đập nhanh do các yếu tố sau:
Bệnh tim
Huyết áp cao
Hút thuốc lá
Tiêu thụ nhiều thức uống chứa cồn
Tiêu thụ nhiều caffeine
Sử dụng chất kích thích
Căng thẳng tâm lý hoặc lo âu
Có thể bạn không nhận biết được mình có nhịp tim nhanh lúc nghỉ, trừ khi có các biểu hiện như chóng mặt, thở hụt hơi, choáng ngất, có cảm giác hồi hộp hoặc đau trong ngực. Đó là các dấu hiệu của chứng tim đập nhanh (tachycardia.)
Hết sức thận trọng: Nếu hiện tượng này kéo dài quá vài phút, hãy gọi dịch vụ cứu thương 115 hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
Nếu tình trạng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hơn, bạn cũng cần sắp xếp đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-gi%E1%BA%A3m-Nh%E1%BB%8Bp-tim