Khi được chế biến khéo, món gà có thể biến món ăn nhạt nhẽo thành món ăn đáng nhớ. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo thịt gà chín đều là làm mềm thịt trước. Phương pháp này là dần mỏng thịt và chuẩn bị để chế biến trên bếp.
Phương pháp 1 của 4:
Dùng dụng cụ làm mềm thịt


Phương pháp 2 của 4:
Dùng nước ướp

Bạn nên dùng sữa chua trắng. Sữa chua có hương vị, chẳng hạn như vị vani, có thể làm mất độ ngon của gà.
Một số loại sữa chua có hương vị như chanh, dừa hoặc vị hoa quả khác có thể giúp thịt gà thơm ngon tuyệt vời hơn.
Sữa chua nguyên kem hoặc ít béo đều có thể dùng để ướp gà. Gà sẽ có vị sữa chua nhẹ, hòa quyện với ớt và các loại gia vị khác sau khi được ướp bằng cả 2 loại sữa chua này.
Sữa bơ thường dịu nhẹ hơn và không ảnh hưởng đến hương vị gà. Bạn có thể pha sữa bơ nếu không có sẵn. Bạn chỉ cần đổ 1 thìa giấm trắng vào cốc đong. Đổ sữa ít béo đầy cốc. Để hỗn hợp trong 5-10 phút cho đến khi hỗn hợp đông lại. Bạn có thể dùng hỗn hợp này thay thế cho sữa bơ.

Bạn có thể nêm nước ướp với gia vị và muối để giúp thịt gà mặn mà hơn khi ướp.
Sau khi thịt gà ướp xong, bạn hãy giũ hoặc rửa bớt sữa bơ hoặc sữa chua còn sót lại trước khi dùng để nấu ăn.
Dùng nước ướp có tính axit cực mạnh như giấm hoặc nước cốt chanh có thể khiến gà hơi dai. Nước ướp từ axit có thể mang lại hương vị tuyệt vời cho thịt gà, nhưng bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình dần mềm thịt bằng búa. Phương pháp này phù hợp với món cà ri gà. Món cà ri gà khi nấu xong sẽ không có vị hoa quả, nhưng bạn sẽ nhận ra hương vị này trong các món ăn không có nước sốt quá đậm đà.
Nếu muốn gà mềm nhừ, bạn có thể dùng nước ướp từ enzyme có trong dứa hoặc nước ướp mềm thịt. Cách này giúp làm mềm thịt hiệu quả và có thể khiến thịt “nhừ”. Tất nhiên hiệu quả làm mềm sẽ giống như bạn mong đợi và cách này có thể được áp dụng cho các món gà cần thịt mềm nhừ.
Ngoài ra, bạn có thể dùng nước ướp hoa quả. Nếu muốn thịt gà mềm hết mức có thể và không ngại dùng thịt gà nhừ, bạn có thể tận dụng emzyme tự nhiên trong một số hoa quả. Bạn có thể gọt vỏ và nghiền nát quả kiwi, dứa hoặc xoài, sau đó trộn với thịt gà sống cắt miếng. Đậy lại và cho vào tủ lạnh trong 1 tiếng.
Dùng soda để làm nước ướp. Nước ngọt là loại nước ướp tuyệt vời, dễ tìm, sẵn có và đáng ngạc nhiên. Về phương diện hóa học, nồng độ axit cao trong nước ngọt có ga giúp phân giải thịt gà và mang lại hương vị thơm ngon. Bạn chỉ cần đổ ngập soda lên thịt gà và cho thêm 1 thìa cà phê muối. Nếu thiếu nước ngọt, bạn có thể đổ thêm nước vào hỗn hợp.
Nước Cola như Coca Cola, Pepsi, RC, vv… có xu hướng làm mềm thịt gà hiệu quả.
Nước ngọt vị chanh như Sprite, Mountain Dew, 7 Up, Sierra Mist, vv… cũng có thể làm mềm thịt.
Moxie (thương hiệu soda Mỹ không phổ biến) cũng có khả năng làm mềm thịt hiệu quả.
Phương pháp 3 của 4:
Chế biến thịt gà

Áp chảo thịt gà. Đun nóng 1 thìa dầu (dầu ôliu sẽ ngon hơn) trên chảo. Nêm gà bằng các gia vị yêu thích. Phủ đều gia vị lên thịt gà, sau đó cho gà vào chảo. Chiên gà cho đến khi thịt bên trong không còn hồng.
Thịt gà nướng lò. Nêm gà và cho gà lên khay nướng quét dầu. Nướng gà trong 30-40 phút cho đến khi thịt bên trong không còn hồng.
Thịt gà nướng vỉ: Chuyển gà đã được nêm và làm mềm lên vỉ và nướng cho đến khi gà chín.
Hầm thịt gà: Nếu biết hầm đúng cách, gà gần như sẽ không bao giờ dai. Đó là một trong những lý do món gà hầm phổ biến trên toàn thế giới. Bạn có thể hầm gà nguyên con hoặc cắt miếng.

Dùng nhiệt kế cảm biến để đo nhiệt độ chín của gà nguyên con bằng cách đâm nhiệt kế vào sâu trong ức gà. Bạn có thể dùng nhiệt kế tức thời để đo độ chín của các miếng thịt nhỏ hơn như ức và đùi.


Không chỉ đúng mà lời khuyên này còn đảm bảo bạn không phải đối mặt với nguy cơ làm nhơ nhớp cả bàn ăn trong quá trình cắt vì gà nấu chín thường chứa rất nhiều nước bên trong.
Bạn cũng phải chờ cho gà đủ nguội trước khi xử lý. Bạn có nguy cơ bị bỏng cao nếu cắt gà ngay sau khi đem ra khỏi lò nướng. Gà nóng cũng sẽ gây bỏng lưỡi khi ăn.
Phương pháp 4 của 4:
Chọn và nấu gà mềm nhừ



Nước ướp mềm thịt mua ngoài có thể rất ngon nhưng lại là chất phụ gia không cần thiết nếu bạn áp dụng đúng cách các bước khác.
FDA khuyến cáo nên nấu chín gà ở nhiệt độ 74°C để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi nướng gà nguyên con, bạn nên lấy gà ra khỏi lò sau khi thịt gà đạt 68°C. Đậy giấy bạc lại và để nguyên như vậy sẽ tránh được nguy cơ bên trong thịt gà “chín quá độ” và vượt ngưỡng khuyến cáo.
Thịt gà tươi thường mềm hơn và ẩm hơn thịt gà đông lạnh. Đông lạnh có thể phân giải tế bào thịt, khiến thịt mất nước và trở nên dai hơn khi nhai.
Quá trình dần thịt gà thường được thực hiện dưới 2 lớp bọc: túi nilông và giấy sáp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cho thịt vào túi khóa kéo (sau khi ép hết không khí), sau đó dùng trục để cán mềm thịt.
Tuyệt đối không được ăn thịt gà sống hoặc chưa chín kỹ.
Rã đông thịt gà trong tủ lạnh, không rã đông trên kệ bếp. Nếu muốn rã đông nhanh, bạn nên cho thịt gà vào túi khóa kéo đã ép hết khí, đóng túi lại, sau đó xối nước lạnh lên thịt trong bồn rửa.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-m%E1%BB%81m-th%E1%BB%8Bt-g%C3%A0