Làm cha chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Bất kể con của bạn bao nhiêu tuổi hoặc bạn có bao nhiêu con, hãy ý thức rằng nhiệm vụ của người cha không bao giờ có hồi kết. Để làm một người cha tốt, bạn phải luôn sát cánh bên con, làm gương cho con và nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái, đồng cảm với nhu cầu của các con nhưng không dễ dãi. Hãy xem các bước sau đây để biết cách trở thành một người cha tốt.
Phần 1 của 4:
Sát cánh bên con

Hãy thêm khoảng thời gian dành cho con vào lịch của bạn. Những buổi tối hoàn hảo dành cho các con có thể rơi vào thứ ba, thứ năm và chủ nhật. Bạn nên dành thời gian sắp xếp ổn thỏa mọi việc vào những ngày này để không bị phân tâm.
Nếu bạn có nhiều con, hãy dành thời gian gặp riêng mỗi người con để thắt chặt tình cảm với các con.
Nếu bạn mệt mỏi đến mức không thể cùng con chơi bóng rổ, hãy thực hiện việc khác như xem một trận đấu bóng rổ hoặc bộ phim về đề tài bóng rổ. Điều quan trọng là bạn có thể dành thời gian cho con.

Các con sẽ nhớ những khoảnh khắc này suốt cả đời và sự hiện diện của bạn là điều hết sức ý nghĩa.
Có thể bạn sẽ bận rộn khi sự kiện quan trọng của một trong các con sắp diễn ra, nhưng nếu bỏ lỡ, bạn sẽ hối hận về sau.

Chia sẻ việc nuôi dạy con cái với người bạn đời. Cả hai người nên dạy các con những điều quan trọng cần thiết để bước vào đời.
Giúp các con học hỏi từ những sai lầm. Khi các con mắc sai lầm, bạn nên giúp chúng hiểu nguyên nhân và hướng dẫn con cách tránh lặp lại điều tương tự trong tương lai thay vì chỉ đưa ra hình phạt và bỏ qua.
Thường xuyên khen ngợi nỗ lực của con và phê bình một cách tế nhị. Thái độ của bạn sẽ tạo ra ảnh hưởng to lớn khi con dần hình thành lòng tự trọng.

Nhớ hỏi thăm các con mỗi ngày để bạn biết điều mà con sắp trải qua trong tuần đó, nỗi lo và những suy nghĩ của con.
Bạn không nên hỏi một câu tượng trưng như “Hôm nay mọi việc thế nào?” mà không thực sự muốn biết câu trả lời.
Các con đang ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc là sinh viên bận rộn thường không muốn cho bạn biết chi tiết mọi chuyện. Hãy đảm bảo rằng bạn hỏi thăm con với tần suất vừa phải để chúng biết bạn quan tâm và không cảm thấy ngột ngạt.

Đối với chuyến đi có mẹ đi cùng, hãy dành thời gian riêng cho các con khi bạn có thể.
Việc lên kế hoạch vài tháng trước chuyến đi sẽ cho các con điều gì đó thú vị và khác biệt để mong đợi.

Nếu không dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ không thể thư giãn, nạp năng lượng và tiếp tục dành thời gian và sự chú ý cần thiết cho các con.
Bạn có thể chọn căn phòng hoặc chiếc ghế đặc biệt trong nhà làm nơi mà các con biết không nên làm phiền cha. Hãy giúp các con quen với khái niệm “thời gian dành cho bản thân” và giải thích rằng bạn sẽ làm việc riêng trong một lúc – trừ khi các con thực sự cần bạn.
Phần 2 của 4:
Trở nên nghiêm khắc

Đối với con nhỏ, sự yêu thương chính là phần thưởng vô cùng to lớn giúp con nhận ra niềm tự hào của bạn.
Công nhận nỗ lực và khen ngợi sự cố gắng của con. Bạn nên đưa ra ba lời khen trước mỗi một lời phê bình.
Mặc dù việc thỉnh thoảng khen thưởng bằng bánh kẹo hoặc đồ chơi mới khi con biết cư xử đúng mực có thể khuyến khích con phát huy điều đó, nhưng bạn không nên chỉ thưởng đồ chơi hoặc kẹo mỗi khi con hành động đúng đắn. Con cũng nên được động viên khi biết cách phân biệt đúng sai như bạn đã dạy.
Đừng khen thưởng vì con hoàn thành những nhiệm vụ hiển nhiên, như làm việc nhà hay dọn dẹp sau khi con làm xong việc gì đó. Nếu bạn làm như vậy, con sẽ cảm thấy như chỉ đang giúp đỡ bạn.

Hãy trao đổi với người bạn đời về những quy định trong gia đình và các bước tiếp theo trong việc phát triển tính cách của con cái.
Đảm bảo rằng bạn và vợ bạn đồng tình với hình phạt dành cho con cái. Bất kể bố hay mẹ là người chứng kiến hành động sai trái của con, hình phạt mà con nhận được đều sẽ giống nhau. Đây là cách giúp bạn tránh được tình trạng sắm vai “chính diện, phản diện”.

Nếu bạn không hành động nhất quán, các con sẽ biết rằng phản ứng của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng.

Mặc dù việc này có thể khó, nhưng bạn không nên để các con chứng kiến việc bạn mất kiểm soát.


Nếu bạn quá đề cao việc được con cái nể trọng, các con sẽ không cảm thấy thoải mái để mở lòng với bạn.
Nếu bạn quá đề cao việc lấy lòng con cái, các con sẽ cho rằng bạn là người dễ dãi, thiếu nguyên tắc
Phần 3 của 4:
Trở thành tấm gương sáng để con noi theo

Ví dụ, nếu không muốn con thường xuyên hút thuốc hoặc uống rượu, bạn không nên thực hiện những việc này trước mặt con – hoặc tốt nhất là bỏ những thói quen này.
Nếu bạn muốn con cư xử với người khác một cách tử tế và đầy tôn trọng, con phải thấy bạn thể hiện sự tôn trọng cách cư xử với nhiều người, từ người phục vụ ở tiệm ăn gần nhà đến nhân viên tiếp thị qua điện thoại.
Nếu bạn không muốn các con cãi nhau, vậy thì đừng cãi nhau với vợ trước mặt các con.

Một phần trong việc tôn trọng vợ là chia sẻ việc chăm sóc con cái và việc nhà với cô ấy.
Hãy để các con thấy bạn khen ngợi, dành cho vợ tình cảm và sự yêu thương mà cô ấy xứng đáng.
Bạn không chỉ tôn trọng vợ mà còn phải yêu thương cô ấy cũng như cố gắng duy trì mối quan hệ đong đầy yêu thương, niềm vui và sự quan tâm. Nếu mẹ của bọn trẻ hạnh phúc, mọi người đều sẽ hạnh phúc.
Trong trường hợp ly hôn, bạn cũng không nên nói xấu mẹ của các con, kể cả khi cơm không lành, canh không ngọt. Việc để các con thấy mối quan hệ đổ vỡ của cha mẹ có thể khiến chúng căng thẳng và lo lắng.

Nếu bạn có thể dẹp bỏ cái tôi của mình trước mặt con, chúng sẽ dễ dàng thú nhận với bạn về những sai lầm của mình.
Việc bạn dám thừa nhận sai lầm sẽ giúp con học hỏi được nhiều điều hơn việc luôn “làm tốt mọi việc”.

Giúp đỡ việc nhà không chỉ là cách làm cho vợ bạn vui mà còn giúp các con thấy rằng cha mẹ luôn giúp đỡ lẫn nhau và chúng cũng nên làm như vậy.

Tuy nhiên, các con không nên tôn thờ bạn và nghĩ rằng bạn hoàn hảo – chúng nên thấy rằng bạn là một người bình thường muốn chăm sóc tốt cho các con.

Dù có ở độ tuổi nào, các con cũng cần tình yêu và sự âu yếm của bạn.
Khen ngợi con và nói rằng cuộc sống của bạn sẽ không còn ý nghĩa nếu không có con.
Phần 4 của 4:
Luôn thấu hiểu

Bạn cho rằng bản thân đang làm tốt vai trò của mình bằng việc yêu cầu các con nên làm gì hoặc sống ra sao, nhưng thực ra bạn chỉ đang làm ảnh hưởng đến sự độc lập của các con qua việc cố gắng kiểm soát chúng.
Sẽ cần thời gian để bạn chấp nhận mong muốn của các con. Nếu bạn không thể hiểu vì sao con muốn trở thành nghệ sĩ trong khi bạn là bác sĩ, hãy cho con cơ hội giải thích điều đó với bạn và giành thời gian lắng nghe lẫn thấu hiểu.
Nếu bạn can thiệp quá sâu vào cuộc sống của các con, chúng sẽ bực tức và không muốn chia sẻ với bạn.
Hãy để các con tự đưa ra quyết định bằng việc cho con cơ hội trở nên độc lập và cởi mở. Có thể bạn muốn con chơi bóng chày, nhưng hãy gợi ý thêm nhiều hoạt động khác và để con tự quyết định.

Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng việc xỏ khuyên trên cơ thể, quan hệ tình dục trước hôn nhân và du lịch khắp nơi trên thế giới ngày càng phổ biến hơn so với thời đại của bạn. Hãy chấp nhận rằng con cái là sản phẩm của thời gian và chúng muốn khám phá thế giới nhiều hơn bạn đã từng.
Có lẽ bạn cho rằng bản thân biết chính xác cách vận hành của cuộc sống, nhưng bạn nên để các con thể hiện bản thân và chia sẻ góc nhìn với bạn.

Nếu bạn không cho phép con thỉnh thoảng được thất bại, chúng sẽ không học được điều gì cả. Có thể bạn muốn che chở và bảo bọc con, nhưng việc cho con được mắc sai lầm sẽ giúp chúng đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Bạn vẫn sẽ đưa ra hình phạt thích đáng khi con mắc sai lầm, nhưng đừng quên nói về việc làm sai trái của con và cho con thấy hậu quả của sai lầm đó thay vì chỉ quát tháo con.

Mặc dù bạn không thể hoàn toàn thông cảm cho sự lạnh nhạt hoặc hành vi cảm tính của con, bạn nên để ý đến suy nghĩ của con để có thể thấu hiểu và trò chuyện khi con gặp khó khăn.
Chỉ bằng việc nói “Bố biết con đang gặp khó khăn. Con có muốn chia sẻ chuyện này với bố không?” cũng đủ giúp con cảm nhận được sự quan tâm của bạn.
Cố gắng đặt bản thân vào vị trí của con. Khi bạn nổi giận, việc thấu hiểu những gì con đang trải qua sẽ giúp bạn hiểu hành vi của chúng.
Ưu tiên cho con cái bằng việc luôn sẵn sàng để trò chuyện cùng con, kể cả khi bạn không thực sự đồng ý với lựa chọn của con.


Luôn trò chuyện với con, thay vì chỉ trích con.
Hỏi bố và/hoặc ông của bạn về kinh nghiệm nuôi dạy con cái, và hỏi họ những điều mà bạn chưa hiểu rõ.
Luôn thể hiện sự kiên nhẫn và thấu hiểu.
Luôn lắng nghe các con, kể cả khi bạn không hiểu rõ những gì mà chúng nói.
Dạy con bằng cách làm gương và không ngụy biện cho hành động của bạn như “Làm theo lời bố nói chứ không phải theo những gì bố làm”.
Mục tiêu trong việc nghiêm khắc với con cái là cho chúng biết hành vi của chúng không đúng mực và không được chấp nhận. Việc dùng vũ lực (chẳng hạn như đánh vào mông) vẫn là vấn đề đang được bàn cãi và một số hình phạt vũ lực được cho là hành vi bạo hành.
Nếu bạn quá nghiêm khắc, đừng ngạc nhiên khi con nổi loạn sau lưng bạn – đặc biệt là khi con ở độ tuổi thanh thiếu niên. Hãy nhớ rằng có sự khác biệt rất lớn giữa việc làm cha và trở thành kẻ độc tài.
Nếu bạn nhận con nuôi, hãy chấp nhận con người thật của con và đừng khuyến khích con trở thành người giống bạn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Cha-t%E1%BB%91t