Giận dữ, căng thẳng và lo lắng có thể khiến bất kì ai trở nên kích động. Dù kiểm soát cảm xúc có vẻ bất khả thi, bạn vẫn có thể học cách để giữ được bình tĩnh. Kỹ năng đáng giá này có thể giúp bạn đương đầu với những tình huống và cảm xúc không ngờ tới. Hãy cùng tìm hiểu những bài tập thể chất và tinh thần giúp bạn đối phó và vượt qua những tình huống không hề dễ chịu.
Phần 1 của 3:
Làm dịu Cơ thể

Nhịp thở có kiểm soát có thể báo hiệu cho cơ thể sự cần thiết phải bình tĩnh lại. Nó thực hiện điều này bằng cách phát truyền dẫn thần kinh giúp bạn dịu lại.

Về mặt thể chất, cơ thể phản ứng lại những cảm xúc mạnh bằng cách đem lại cảm giác mất kiểm soát. Adrenaline được sản xuất và đưa vào trong máu, làm tăng nhịp tim, sức khỏe cơ bắp và huyết áp, chuẩn bị sẵn sàng cho một “cuộc chiến hay tẩu thoát”.

Thư giãn động, căng – chùng cơ có thể làm giảm căng cơ, giúp bạn giảm lo lắng, giận dữ và giữ bình tĩnh.

Tìm đến bất kỳ hoạt động thể chất yêu thích nào của bạn. Chẳng hạn như, bạn có thể tập yoga, nhảy, chơi thể thao hoặc chạy bộ.
Bởi không một liều lượng tập luyện nào có thể đảm bảo khả năng lấy lại bình tĩnh của bạn, hãy đơn giản bắt đầu tập luyện khi bị kích động và duy trì việc tập cho đến khi cơ thể được thả lỏng.

Nếu không nuôi thú cưng, đôi khi thú nhồi bông cũng có thể đem lại tác dụng tương tự. Hoặc, bạn có thể đến vườn thú, công viên, hồ cá hay một cơ sở bảo tồn động vật hoang dã ở địa phương. Quan sát chúng với những sinh hoạt hàng ngày cũng có thể giúp bạn bình tâm trở lại.

Măng tây
Bơ
Quả mọng
Cam
Hàu
Quả óc chó

Dù cồn có vẻ đem lại hiệu quả trong việc giúp bạn bình tâm, dùng cồn để đối phó với căng thẳng hay lo lắng sẽ ngăn trở bạn giải quyết vấn đề mà bạn đang thực sự mắc phải.
Phần 2 của 3:
Làm dịu Tâm trí

Chẳng hạn như, bạn có thể đọc sách, chụp hình, làm thủ công, dành thời gian với bạn bè, nhảy hay xem phim.

Chloe Carmichael, PhD
Nhà tâm lý học lâm sàng, Tác giả cuốn “Năng lượng Thần kinh”
Chloe Carmichael, tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng và có cơ sở hành nghề tư nhân tại thành phố New York. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm tư vấn tâm lý, Chloe chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về tình cảm, quản lý căng thẳng, lòng tự trọng và huấn luyện nghề nghiệp. Chloe giảng dạy các khóa học bậc đại học tại Đại học Long Island và là giáo sư kiêm nhiệm tại Đại học New York. Chloe đã lấy bằng tiến sĩ tâm lý học lâm sàng tại Đại học Long Island ở Brooklyn, New York và được đào tạo lâm sàng tại Bệnh viện Lenox Hill và Bệnh viện Quận Kings. Cô được công nhận bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và là tác giả của cuốn “Năng lượng thần kinh: Khai thác sức mạnh của sự lo âu”.

Nhà tâm lý học lâm sàng, Tác giả cuốn “Năng lượng Thần kinh”
Ghi nhớ một danh sách các hoạt động để giúp tâm trí thả lỏng. Chuẩn bị sẵn năm ý tưởng để thực hiện khi bạn cảm thấy quá căng thẳng. Bạn có thể làm bản thân xao nhãng bằng cách nghĩ về ngày sinh nhật hoặc chuyến du lịch sắp tới, các kế hoạch cuối tuần hoặc lớp gym mà bạn định theo học. Mục tiêu là chuẩn bị trước một danh sách để dùng khi cần.

Trò chuyện cũng có thể nâng lòng tự tôn, giúp bạn trút nỗi lòng và sao nhãng. Đừng quên, đến cuối cùng nhờ đó bạn thậm chí có thể cười đùa, điều cũng rất hữu ích trong việc giảm căng thẳng.

Mình thấy điều gì với hơi thở?
Mình nhận thấy gì về những suy nghĩ của bản thân? Mình có thể để chúng đến và đi không?
Cơ thể có căng thẳng không? Đâu là nơi chất chứa sự lo lắng?

Khi tức giận, cơ thể giải phóng lượng lớn adrenaline. Hành động đếm cho cơ thể cơ hội để cân bằng lại adrenaline, nhờ đó, bạn không hành động theo cảm tính.

Nhật ký cũng có thể giúp bạn không chìm đắm vào những điều phiền muộn. Một khi vấn đề và cảm xúc được viết ra, bạn có thể sẽ được giải thoát và tiến lên.

Nếu gặp khó khăn trong việc duy trì thái độ lạc quan, hãy vờ như bản thân là con người hạnh phúc và trầm tĩnh. Hãy kiên trì với điều đó và đến cuối cùng, bạn sẽ nhìn hầu hết mọi tình huống một cách tích cực.

Nếu có thể, hãy tránh những tình huống căng thẳng. Chẳng hạn như, nếu biết rằng hoạt động xã hội khiến bạn lo lắng, xem xét việc chỉ tham gia trong một thời gian ngắn hoặc chỉ có những cuộc gặp gỡ quy mô nhỏ với bạn bè.
Phần 3 của 3:
Nhờ Giúp đỡ

Công việc, đời sống xã hội hoặc các mối quan hệ bị tổn hại bởi sự lo âu của bạn
Cảm thấy dường như bạn không thể kiểm soát sự lo lắng hay chẳng thể bình tĩnh
Bạn không thể thư giãn cũng như tập trung
Bạn trốn tránh những tình huống có thể khiến bạn lo lắng
Bạn khó ngủ
Cảm thấy căng thẳng với mọi thứ

Nhận biết lo lắng hữu ích và lo lắng vô ích, nhờ đó học cách chấp nhận và hành động để giải quyết căng thẳng.
Kiểm soát những điều khiến bạn căng thẳng, những điểm mấu chốt và thời gian duy trì trạng thái kích động. Điều này có thể giúp bạn theo dõi tiến độ của bản thân.
Hít thở sâu và những chỉ dẫn thư giãn động, căng – chùng cơ.
Thay đổi lối suy nghĩ hay phản ứng tiêu cực, giúp bạn vững vàng hơn về mặt tinh thần.
Đối mặt những tình huống thường khiến bạn lo lắng, bất an hoặc hoảng loạn. Nó sẽ giúp bạn có được cảm giác kiểm soát tốt hơn.

Buspirone (Buspar) là thuốc chống lo âu không có tác dụng an thần hay gây nghiện. Nó giúp bạn kiểm soát chứ không hoàn toàn loại bỏ sự lo lắng, bất an.
Benzodiazepines là thuốc chống lo âu có tác dụng tức thời, hữu dụng trong những tình huống không thể duy trì bình tĩnh. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, bạn có thể trở nên phụ thuộc về mặt thể chất lẫn tâm lý sau một vài tuần. Vì vậy, chúng thường chỉ được kê đơn cho những trường hợp mắc chứng lo âu nghiêm trọng.
Thuốc chống suy nhược được dùng trong điều trị dài hạn bởi cần đến 6 tuần sử dụng để phát huy tác dụng và giúp bạn bớt lo lắng. Chúng có thể gây buồn nôn và làm trầm trọng thêm vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
Thử nghe nhạc thư giãn.
Mất ngủ thường khiến mọi thứ trở nên trầm trọng hơn thực tế, vì vậy hãy cố để luôn có được sự nghỉ ngơi đầy đủ.
Nằm ngửa và hít thở sâu có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh.
Cố quên đi tình huống, cách li bản thân khỏi mọi thứ có thể khơi gợi cơn giận dữ của bạn. Chẳng hạn như, nếu bài về nhà khiến bạn mệt mỏi, hãy đi đâu đó để chúng không còn trong tầm mắt. Tiếp đó, làm điều bạn thích, chẳng hạn như dùng điện thoại, xem TV, đọc sách… Chúng sẽ giúp bạn tạm quên đi tình huống hiện tại.
Dừng tức giận bởi những lỗi lầm nhỏ, thuyết phục bản thân rằng bạn không quan tâm đến lỗi lầm––thay vào đó, điều bạn quan tâm là những gì có thể học được từ nó và bạn sẽ cải thiện bản thân để làm khác đi trong lần kế tiếp.
Thiền có thể hữu ích. Ngồi một mình trong phòng yên tĩnh. Hít thở sâu, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Nhạc thiền cũng đem lại hiệu quả trong việc giữ bình tĩnh.
Nếu hoàn toàn không thể kiểm soát được cảm xúc, hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để có được sự hỗ trợ chuyên nghiệp.
Nếu chẳng nơi nào đem lại sự thoải mái, hạnh phúc cho bạn, hãy tâm sự với bạn thân. Có thể họ sẽ giúp được bạn.
Nhắm mắt và hình dung những đóa hoa đang bung nở ngay trước mắt.
Khóc thật sự là cách tốt để loại bỏ căng thẳng.
Hãy cẩn trọng, đừng trút cơn giận dữ của bạn lên người khác. Bạn có thể gặp rắc rối hoặc làm bị thương bản thân và người khác.
Đừng bao giờ làm tổn thương chính bạn hay người khác, kể cả khi vô cùng tức giận. Thay vì vậy, hãy đi đâu đó để được một mình và lấy lại bình tĩnh. Nếu bị kích thích đến mức không thể tự kiểm soát, hãy đến phòng cấp cứu để được hỗ trợ tức thời.
Thở vào túi giấy từng được xem là cách chữa hội chứng thở quá nhanh và phục hồi trạng thái bình tĩnh. Tuy nhiên, hiện nay, chuyên gia đều đồng ý rằng việc làm này ẩn chứa nguy hiểm và nên tránh. Đừng bao giờ thở vào túi giấy. Thở vào túi giấy sẽ đưa cacbon điôxít vào phổi, CỰC KỲ nguy hiểm với hệ hô hấp. Đồng thời, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đừng dùng nhiều hơn đơn kê kể cả khi tình trạng trở nên tệ hơn. Khi đó, hãy thông báo với bác sĩ hoặc nhờ ai đó giúp đỡ.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/L%E1%BA%A5y-l%E1%BA%A1i-B%C3%ACnh-t%C4%A9nh