Một số loại cây trồng được nuôi dưỡng trong nhà vì chúng có khả năng phát triển trong môi trường sống đa dạng. Khác với các loại cây trồng ở ngoài trời, cây trồng trong nhà không phải đối mặt với đám côn trùng hay thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, ngay cả những cây trồng trong nhà khỏe mạnh cũng có thể có những đốm nâu xấu xí xuất hiện trên lá, đặc biệt là ở phần đầu lá. Dùng kéo cắt tỉa các đầu lá bị nâu có thể khiến cho cây trồng của bạn đẹp hơn, nhưng hơn thế nữa, bạn cần xác định và xử lý những nguyên nhân khiến đầu lá bị nâu như vậy.
Phương pháp 1 của 3:
Loại bỏ đầu lá bị nâu và giữ nguyên hình dáng lá

Bạn có thể dùng bất cứ chiếc kéo nào miễn là sắc và chắc chắn; xét về hình dáng và sức mạnh thì kéo làm bếp là một lựa chọn tuyệt vời.
Để hạn chế nguy cơ làm lây lan các bệnh trên cây, đặc biệt là khi tỉa nhiều cây cùng lúc, bạn nên lau kéo bằng cồn cả trước và sau khi sử dụng.

Nếu hơn một nửa diện tích lá bị nâu— đặc biệt là khi ít nhất 2/3 diện tích lá đã chuyển sang màu nâu thì bạn nên cắt bỏ toàn bộ chiếc lá.
Tốt hơn là bạn nên dùng kéo sắc cắt bỏ chiếc lá ở phần cuống, tuy nhiên bạn cũng có thể ngắt cuống lá bằng tay.

Cắt tạo hình chỉ phục vụ cho mục đích thẩm mỹ. Nếu bạn cắt ngang đầu lá để loại bỏ phần lá đã chết cũng không gây hại gì cho cây.
Khi đã tỉa quen tay thì sẽ khó mà phân biệt được những chiếc lá được bạn tạo hình với những lá hoàn toàn khỏe mạnh!

Nếu bạn chỉ tỉa một hoặc hai lá thì không cần bận tâm lắm đến việc có nên để lại một phần nhỏ lá bị nâu hay không. Tuy nhiên, nếu tỉa nhiều lá cùng lúc thì bạn nên hạn chế các vết thương tạo ra trên phần lá khỏe mạnh.

Nếu chỉ có những đầu lá bị nâu thì thường không phải là dấu hiệu cây bị bệnh. Cây bị bệnh thường có nhiều lá xuất hiện các đốm nâu, lỗ thủng, hoặc bị nâu hoàn toàn.
Phương pháp 2 của 3:
Giải quyết vấn đề cây bị thừa hoặc thiếu nước

Nếu đất không dính thành tảng mà vỡ rời rạc thì tức là cây đang bị thiếu nước.
Nếu có nước rỉ ra từ trong đất, hoặc đầu rễ cây có rêu phát triển thì nghĩa là bạn đã tưới quá nhiều nước cho cây.

Nếu đầu rễ cây bị thối hoặc đã chết, bạn có thể dùng kéo cắt chúng đi.
Thay vì tưới ít nước hơn với tần suất tương tự, bạn nên tưới đẫm nước cho cây nhưng với tần suất thưa hơn. Ví dụ, nếu bạn đang tưới đẫm nước cho cây 2 ngày một lần, đừng giảm lượng nước và chỉ làm ẩm đất với thời gian tương tự, thay vào đó hãy tưới đẫm nước cho cây 4 ngày một lần.

Bạn có thể đặt một khay hứng nước ở dưới chậu cây để hứng lượng nước thừa, hoặc tưới cây trên bồn rửa.
Tưới nước cho cây theo lịch trình cũ (ví dụ ngày cách ngày), nhưng mỗi lần tưới nhiều nước hơn. Sau một tuần, bạn hãy nhấc cây ra khỏi chậu một lần nữa (vào ngày không tưới nước) và kiểm tra xem đất có bị khô không. Nếu đất vẫn khô, hãy bắt đầu tưới nước cho cây nhiều hơn và thường xuyên hơn (chẳng hạn như tưới hằng ngày).

Bạn cũng có thể xịt nước vào lá cây mỗi ngày một lần.
Không để chậu cây gần máy sưởi hoặc lỗ thông gió có không khí khô thoát ra.
Phương pháp 3 của 3:
Chẩn đoán các nguyên nhân khác khiến lá bị nâu

Lá bị nâu đầu vẫn xanh và khỏe mạnh, chỉ trừ phần đầu lá.

Rửa đất bằng nước tinh khiết 2-3 lần, mỗi lần khoảng vài phút.
Để tránh các vấn đề tiếp tục nảy sinh, bạn nên tưới cây bằng nước cất và giảm lượng phân bón cho cây.

Nếu cần sự trợ giúp để nhận biết các loại côn trùng ở cây trồng trong nhà và lời khuyên để loại bỏ chúng, bạn có thể liên hệ với hội nông dân hoặc hội nông nghiệp địa phương.
Kéo sắc hoặc kéo làm bếp
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-%C4%91%E1%BA%A7u-l%C3%A1-b%E1%BB%8B-n%C3%A2u-%E1%BB%9F-c%C3%A2y-tr%E1%BB%93ng-trong-nh%C3%A0