Việc miêu tả diện mạo con người thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng đến khi thực hiện thì bạn mới thấy chẳng dễ dàng như mình tưởng. Dù bạn muốn tả một người mới gặp hay báo cho cảnh sát biết về một kẻ khả nghi, điều cốt yếu là phải nêu ra được các nét chính về ngoại hình và các đặc điểm riêng biệt. Mặt khác, nếu bạn đang miêu tả nhân vật cho truyện của mình, điều quan trọng không kém là dành một số chi tiết cho trí tưởng tượng để truyền tải trực tiếp đến người đọc.
Phương pháp 1 của 3:
Mô tả các đặc điểm tổng quát

Ví dụ, nếu đang mô tả một người khả nghi cho cảnh sát, bạn có thể nói “Theo tôi thì người đó là nam giới, nhưng tôi không chắc lắm”.
Trong các trường hợp khác, bạn có thể chỉ việc bỏ qua và chuyển sang mô tả các đặc điểm khác.

Có thể bạn chỉ cần mô tả màu da của họ với những cụm từ như “da màu ô liu”, “da trắng”, “da bánh mật”, v.v… và để cho người khác tự suy đoán nếu họ muốn.

Ví dụ, hình ảnh của người đó sẽ rõ ràng hơn nếu bạn bảo rằng họ ở độ tuổi từ 30 đến 35 thay vì từ 30 đến 40.
Điều này đặc biệt quan trọng với những người trẻ —rõ ràng là người 10 tuổi sẽ khác xa với người 20 tuổi!

Nếu bạn có thể ước lượng cụ thể hơn, hãy cố gắng mô tả trong từng khoảng tăng 5 cm – ví dụ, “Cô ta cao khoảng từ 1,6m đến 1,65m hoặc “Anh ta cao khoảng 1,8 m đến 1,85 m.”

Đôi khi việc mô tả kích thước và/hoặc cân nặng ai đó có nghe hơi thiếu tế nhị, thế nên trừ khi phải càng chính xác càng tốt (ví dụ như khi mô tả một người mất tích), bạn nên bám vào mô tả “hình thể” – “gầy”, “ vừa người”, v.v…
Một số từ ngữ mô tả trong phương ngữ này có vẻ thiếu tế nhị hơn ở phương ngữ khác. Ví dụ, từ “plump” (đẫy đà) dùng để tả một phụ nữ trong tiếng Anh – Anh có nghĩa lịch sự hơn trong tiếng Anh – Mỹ mà người ta thường dùng “large” (to lớn) hoặc “curvy” (có đường cong tròn trịa).
Nếu cần mô tả cân nặng cụ thể, bạn nên cố gắng ước lượng trong từng khoảng tăng 10 kg, nếu có thể.

Gọi một người không hấp dẫn là “bình thường” thay vì “xấu”.
Dùng từ “xuề xoà” hoặc “bù xù” thay vì “bẩn thỉu.”
Dùng từ “ưa nhìn” để tả người có ngoại hình đẹp thay cho “xinh đẹp,” “lộng lẫy,” thậm chí “điển trai”.
Từ “mềm” không chính xác lắm, nhưng có thể là cách tốt nhất để mô tả một người có thân hình trái ngược với “cân đối”, “săn chắc”, hoặc “rắn rỏi”.
Phương pháp 2 của 3:
Miêu tả các đường nét trên khuôn mặt và các chi tiết đặc trưng

Màu sắc: nâu, đen, vàng hoe, hung hung đỏ, đỏ, hoa râm
Độ dài: cạo trọc, ngắn, dài, trung bình, dài chấm vai, v.v…
Kiểu: thẳng, quăn, gợn sóng, xoăn tít, buộc đuôi ngựa, tóc tết kiểu dây thừng, tóc búi, v.v…
Tính chất: rối bù, lưa thưa, xù, sạch sẽ, óng ả, bóng mượt, v.v…

Màu sắc: đen, nâu, xám, xanh da trời, xanh lục, nâu lục nhạt
Hình dáng: mắt to, mắt híp, mắt lồi, mắt trũng sâu, mắt lác, v.v…
Lông mày: màu sắc kèm với các tính chất như rậm, mỏng, giao nhau, v.v…
Kính mắt: màu sắc, hình dáng, chất liệu, độ dày và màu kính.

Nếu viết bản tường trình cho cảnh sát, bạn nên ghi ra các đặc điểm như “gò má đỏ hồng”, “có bọng mắt” hoặc “cằm có nọng”. Nếu không, hãy tế nhị và bỏ qua các chi tiết đó!

Thay vì nói “Anh ta có một hình xăm trên cánh tay,” bạn nên diễn tả “Anh ta có xăm một hình trái tim màu đen và đỏ với chữ “Mẹ” viết thảo ở bắp tay trên.”
Nếu bạn nói những từ mô tả kiểu chung chung như “xăm trổ”, người ta sẽ hình dung ra một người xăm đầy mình.

Một số đặc điểm như vậy sẽ giúp kết nối ngoại hình với tính cách của người mà bạn đang mô tả, ngoài ra còn giúp vẽ nên bức chân dung đầy đủ hơn của người đó.

Nhiều nơi dùng từ “diện” để tả người ăn mặc đẹp và chải chuốt.
Phương pháp 3 của 3:
Sáng tạo khi viết miêu tả

Thay vì viết “Nàng có mái tóc dài màu đỏ”, bạn có thể viết “Mái tóc nàng dập dờn trong gió như ngọn lửa lập loè”.
Câu mô tả một người “dáng đứng như một cây sồi kiêu hãnh” chuyển tải được khá nhiều về vẻ ngoài của một người chỉ trong vài từ.

Ví dụ, hãy cân nhắc sự khác biệt giữa “mắt liếc sắc như dao” với “mắt liếc sắc như mắt Thị Màu.”

Ví dụ: “Anh ta lướt qua đám đông như con sóng liếm qua toà lâu đài cát khi thuỷ triều rút.”
Hoặc: “Cô lặng lẽ luồn lách qua đám đông như dòng nước lọt qua các khe nứt trên vỉa hè.”

Đặc điểm nào càng ít đóng góp cho nhân vật thì càng nên ít đề cập đến. Nếu nhân vật của bạn cao hay thấp, tóc đen hay tóc nâu không thực sự quan trọng, bạn hãy để cho người đọc quyết định!
Tuân theo thứ tự nhất quán khi bạn nhận diện các đặc điểm của một người, và như vậy bạn sẽ dễ nhớ hơn.
Cố gắng nhận diện nét nổi bật nhất của người mà bạn muốn mô tả. Lùi lại một bước và lưu ý điều đầu tiên mà bạn nhận thấy ở người đó: chẳng hạn như một mái tóc màu sắc rực rỡ, chiều cao nổi trội hoặc một thứ gì đó họ mang trên người mà bạn thấy kỳ lạ.
Hãy kín đáo khi quan sát ai đó, bởi vì nhìn chằm chằm là thô lỗ, và hành động nhìn từ đầu xuống chân có thể châm ngòi cho một cuộc ẩu đả — đặc biệt nếu người yêu của người đó cũng đang quan sát bạn!
Mô tả thêm màu sắc. Màu của quần áo, giày dép, màu mắt, màu tóc , màu da, v.v… có thể giúp hỗ trợ cho trí nhớ của bạn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Mi%C3%AAu-t%E1%BA%A3-di%E1%BB%87n-m%E1%BA%A1o-con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di