Bạn đã từng trải qua cơn ù tai khi đi máy bay? Cảm giác đó hẳn rất khó chịu. Chính sự thay đổi áp suất trong suốt chuyến bay khiến cho tai trong của bạn phải chịu áp lực quá lớn và gây ra cơn đau do ù tai. Nó thường xảy ra khi máy bay đang trong quá trình cất cánh hoặc hạ cánh hoặc ngay cả khi bạn đang lặn dưới nước. Đừng lo, có một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn và trẻ nhỏ tránh khỏi triệu chứng ù tai, và hơn thế nữa, bạn và gia đình sẽ luôn trong trạng thái thật sự thoải mái.
Phần 1 của 3:
Ngăn bị ù tai

Đau nhức hoặc không thoải mái bên trong tai
Cảm giác đầy tai hoặc ức chế bên trong tai
Có tiếng kêu trong tai (tiếng ù tai)
Thay đổi trong việc nghe, hầu hết giống như là bạn đang ngập dưới nước và nghe không rõ âm thanh.
Nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị mất khả năng nghe, chảy máu tai hoặc ói mửa.

Bạn có thể thực hiện hành động nuốt bằng cách nhai kẹo cao su, ngậm kẹo hoặc uống nước.

Không thổi quá mạnh khi bạn thử cách này. Nếu thổi quá mạnh, phương pháp này có thể phản tác dụng, và có thể gây tổn thương lên màng nhĩ. Chỉ thổi với lực mạnh vừa đủ để ngăn chặn việc ù tai.
Lặp lại cách này nhiều lần, đặc biệt là trong suốt quá trình cất cánh và hạ cánh khi đi trên máy bay.

Dụng cụ bịt tai được bán tại hiệu thuốc và trong các cửa hàng tại sân bay. Không thể đảm bảo rằng chúng sẽ có tác dụng tuyệt đối, tuy nhiên chúng có thể giảm thiểu tối đa việc ù tai trong khi bạn đi du lịch.

Dùng thuốc thông mũi, ví dụ như Sudafed, mỗi 6 tiếng và liên tục 24 giờ sau khi bạn hạ cánh để thu nhỏ lớp màng bên trong xoang và tai. Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi cho trẻ em như hướng dẫn trên bao bì. Thuốc xịt mũi dành cho trẻ em chứa công thức giúp mở ống thính giác mà không cần phải sử dụng bất kỳ loại thuốc dành cho người lớn nào.
Không sử dụng thuốc thông mũi trước hoặc trong khi lặn. Sự trao đổi chất của cơ thể khi sử dụng thuốc thông mũi sẽ khác đi khi ở dưới nước, vì vậy việc dùng loại thuốc này trước khi lặn sẽ gặp phải nhiều rủi ro hơn.
Nếu chứng nghẹt mũi của bạn khá nghiêm trọng, bạn nên cân nhắc hoãn chuyến du lịch ủa mình và sắp xếp lại lịch trình khi nào cảm thấy khỏe hơn, đặc biệt là khi bạn đã từng bị chấn thương khí áp nặng.
Phần 2 của 3:
Giúp trẻ nhỏ cảm thấy thoải mái

Giữ trẻ ngồi yên trên ghế để chúng không bị mơ màng trong giấc ngủ khi áp suất trong khoang máy bay thay đổi. Cho chúng xem một thứ gì đó, hoặc là cùng đọc sách với chúng.
Chắc chắn rằng bạn đã nhắc trẻ nhỏ về âm thanh lớn và sự gập ghềnh sẽ xảy ra khi máy bay cất hoặc hạ cánh để chúng không bị hoảng sợ. Nếu bạn chưa cảnh báo chúng về điều đó, bạn có thể thử những phương pháp khác để giúp trẻ thoải mái như mỉm cười và trấn an để trẻ hiểu không có gì đáng sợ cả.

Cho trẻ bú là cách rất tốt nếu bạn có trẻ nhỏ. Nếu không, hãy cho bé ngậm núm vú giả hoặc bình sữa.
Những đứa trẻ lớn hơn có thể uống một ly nước hoặc ngậm kẹo. Chủ yếu là để trẻ tập trung vào việc nuốt, vì vậy nếu con bạn đã đủ lớn, hãy dạy chúng về vấn đề này trước để bạn chỉ cần nhắc khi tới thời điểm.

Việc ngáp giúp mở ống thính giác vì vậy áp lực bên trong tai trẻ và và bên ngoài khoang máy bay sẽ cân bằng lại.

Nhìn chung không nên cho trẻ em sử dụng thuốc thông mũi, vì nếu trẻ đang bị nghẹt mũi hoặc viêm xoang, sẽ là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn thay đổi lịch trình chuyến bay để tránh nguy cơ trẻ bị chấn thương khí áp. Thêm vào đó, bạn cũng có thể tránh những hành khách khác tiếp xúc với bệnh.
Nếu trẻ đã từng đi máy bay trước đó và không có biểu hiện của sự khó chịu thì bạn không cần phải thay đổi lịch bay.

Mặc dù đây là phương pháp khá mạnh, nhưng nếu trẻ dường như đặc biệt nhạy cảm với ù tai thì điều này có thể.
Phần 3 của 3:
Đối phó với chứng ù tai

Thậm chí khí áp lực không tự cân bằng ngay lập tức, thì sau khoảng một hoặc hai tiếng tai của bạn cũng sẽ cả thấy bình thường trở lại. Trong thời gian này, việc ngáp và nuốt có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
Một số người phải mất vài ngày để cân bằng áp lực bên trong và ngoài tai, trong khoảng thời gian này, việc nghe có thể sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên trường hợp này khá ít.

Sự không thoải mái và cảm giác đau có thể kéo dài vài tiếng
Cảm giác đau nặng
Chảy máu tai
Tình trạng mất khả năng nghe không có chuyển biến tốt

Trong lúc đó, không được đi máy bay, lặn, hoặc biểu diễn bất kỳ hoạt động nào yêu cầu bạn phải thay đổi độ cao một cách đáng kể. Nếu tai bạn bị ù một lần nữa thì chắc chắn, bạn sẽ phải phẫu thuật.
Khi ngáp, không nhất thiết phải tạo ra âm thanh, nhưng hãy giữ cho miệng của bạn mở rộng hết cỡ và lắc qua lắc lại quai hàm một hai lần, lặp lại thường xuyên.
Bắt đầu thực hiện kỹ thuật phòng ngừa này ngay khi bắt đầu cảm thấy áp suất đang lên cao và tiếp tục cho tới khi bạn chạm mặt đất.
Một vài mẹo trên không thể áp dụng khi bạn đang lặn dưới nước.
Khi trên máy bay, bạn cũng có thể nghe nhạc hoặc bịt tai lại.
Lặn khi có sử dụng thuốc thông mũi có thể khiến bạn bị chấn thương nặng.
Lặn ở những nơi có độ cao lớn so với mặt nước biển khi bạn đang bị dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây nguy hiểm.
Nếu bạn nghe được những tiếng kêu và tiếng ù trong tai, bạn cần phải lấy ráy tai hoặc dùng tóc ngoáy vào màng nhĩ để loại bỏ chúng, nghiêm trọng hơn có thể bạn sẽ cần dùng đến những biện pháp điều trị y tế.
Nếu bạn biết rằng nguy cơ sẽ tăng lên khi bạn đang bị cảm hoặc những bệnh tắc nghẽn khác, cách giải quyết nhanh nhất chính là không đi máy bay cho đến khi những triệu chứng đó không còn nữa. Tai của bạn không phải là nơi duy nhất có thể phải chịu bị mặc kẹt trong áp suất không khí, đoạn xoang mũi bị nghẹt có thể cũng phải chịu đau đớn khi có sự thay đổi lớn về áp suất như là khi máy bay hạ độ cao.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n-ch%E1%BB%A9ng-%C3%B9-tai