Khi đến mùa lạnh, chúng ta có nhiều cách để ngăn ngừa cảm lạnh, bao gồm rửa tay thường xuyên, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, cung cấp đủ nước và ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn có thể bị cảm lạnh dù đã cố gắng hết sức để phòng ngừa. Không may là không có cách nào để ngăn cản hoàn toàn khi bạn cảm thấy cơn cảm lạnh sắp đến. Mặc dù vậy, có nhiều bước để ngăn cơn cảm lạnh trở nặng hơn và giảm mức độ nghiêm trọng cũng như rút ngắn thời gian xuất hiện triệu chứng cảm lạnh.
Phần 1 của 4:
Tập các thói quen cơ bản để giảm cảm lạnh

Nếu không thể ngủ đầy đủ nguyên đêm, bạn nên chợp mắt 20-30 phút vào giữa ngày để buộc cơ thể nghỉ ngơi.
Nếu có thể, bạn nên nghỉ học hoặc nghỉ làm khi cơn cảm lạnh xuất hiện để được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ở nhà cũng giúp tránh lây vi-rút cho người khác.

Nên uống ít nhất 8-10 cốc (mỗi cốc 250 ml) nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thấy cơn cảm lạnh sắp đến.
Nước lọc, trà không caffeine, thức uống thể thao, nước ép hoa quả nguyên chất, nước dùng trong, bia gừng đều dùng được và rất tốt cho người bị cảm lạnh.
Hạn chế thức uống chứa cồn hoặc caffeine vì chúng có tính lợi tiểu nên gây mất nước.
Trà xanh và trà bạc hà đều sở hữu các đặc tính giúp tăng cường cơ chế phòng vệ của cơ thể, đồng thời đẩy vi trùng ra khỏi cơ thể.

Bật máy tạo độ ẩm trong phòng nào bạn ở nhiều nhất hoặc tắm nước nóng để tạo thêm hơi nước.
Hơi ẩm ấm đặc biệt có ích.
Phần 2 của 4:
Dùng liệu pháp tự nhiên để điều trị cảm lạnh

Đảm bảo uống cả nước hầm (nước dùng). Nước hầm nóng chứa nhiều dinh dưỡng ngay từ món súp, đồng thời cung cấp nước cho cơ thể.

Tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm khó chịu dạ dày, buồn nôn, đau bụng và kích ứng miệng. Người bổ sung kẽm từ thuốc xịt mũi cũng có thể tạm thời mất khứu giác.
Ở mức tối đa, kẽm chỉ có thể giúp giảm thời gian kéo dài cơn cảm lạnh xuống một ngày.
Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm có sẵn ở dạng giọt lỏng, viên nén, viên ngậm và thuốc xịt mũi.

Nhờ việc giảm lượng đờm, bạn có thể ngăn vi-rút trú ẩn trong cơ thể và gây nhiễm trùng kéo dài.
Vắt một lát chanh vào trà hoặc nhâm nhi nước chanh.
Có thể thưởng thức trà hòa mật ong và chanh để tăng thêm lợi ích.

Mồ hôi chứa dermcidin – một chất kháng khuẩn – có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm lấn của vi khuẩn. Khả năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn đạt mức mạnh nhất khi bạn đổ một ít mồ hôi. Vì vậy, bạn nên dùng gừng để kích thích đổ mồ hôi.
Ủ vài lát gừng tươi trong nước nóng khoảng vài phút để làm trà thảo mộc. Hoặc bạn có thể ăn thức ăn chứa gừng.

Có thể chuẩn bị “trà” tỏi bằng cách nghiền 1-2 tép tỏi rồi ủ trong nước nóng vài phút.
Hoặc bạn có thể bổ sung tỏi bằng cách ăn thực phẩm được chế biến cùng tỏi. Cho một ít tỏi vào súp gà hoặc làm bánh mì nướng bơ tỏi.

Uống rượu ngâm cúc tím Echinacea hoặc cây mao lương hoa vàng vì rượu thuốc hiệu quả hơn so với dạng viên nang.
Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh, bạn nên trao đổi với bác sĩ xem việc dùng thực phẩm chức năng bổ sung các thảo mộc này có an toàn không. Thảo mộc có thể tương tác tiêu cực với một số thuốc chữa bệnh.

Lưu ý rằng cách này hiệu quả nhất khi triệu chứng ban đầu xuất hiện ở mũi thay vì ở cổ họng. Bằng cách giữ sạch xoang hết mức có thể, bạn có thể ngăn nhiễm trùng kéo dài và kích thích đẩy vi-rút gây cảm lạnh ra ngoài.
Phần 3 của 4:
Dùng liệu pháp y tế để ngăn ngừa cảm lạnh

Bóp bầu ống bơm để hút nước muối sinh lý vào rồi đặt đầu bơm vào lỗ mũi sâu khoảng 6-12 mm. Từ từ thả bầu ống bơm ra để bơm nước muối sinh lý vào mũi.
Nếu không thể đến cửa hàng mua dung dịch nước muối sinh lý, bạn có thể tự pha 1/4 thìa cà phê (1,25 ml) muối với 1/4 thìa cà phê (1,25 ml) muối nở và 250 ml nước ấm. Dùng cùng với bình Neti cho hiệu quả tốt nhất và đảm bảo luôn dùng nước đã lọc, chưng cất hoặc đun sôi ít nhất một phút.
Đảm bảo rửa sạch ống bơm sau mỗi lần sử dụng và để khô tự nhiên. Cách này giúp bạn tránh tiếp xúc lại với cùng loại vi trùng.

Mặc dù có thể giúp xoa dịu triệu chứng nhưng thuốc chữa nghẹt mũi cũng có thể không giúp rút ngắn thời gian cảm lạnh. Tuy nhiên, nhờ việc giảm triệu chứng, bạn có thể tăng được cơ hội nghỉ ngơi để giúp cơ thể chống lại vi-rút được nhanh hơn.
Lưu ý rằng thuốc chữa nghẹt mũi có thể làm tăng nhịp tim. Thuốc cũng có thể gây lo âu và mất ngủ trong một số trường hợp. Nếu đang dùng thuốc kê đơn để chữa bệnh, bạn nên trao đổi với dược sĩ trước khi mua thuốc để đảm bảo không có tương tác thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Thuốc kháng histamine thường được xem là thuốc chữa dị ứng nhưng có thể giúp ngăn triệu chứng hắt hơi và giảm khô mũi hiệu quả hơn so với thuốc chữa nghẹt mũi. Bằng cách làm khô chất nhầy, thuốc kháng histamine sẽ giảm được thời gian mà vi-rút tiếp xúc với niêm mạc trong mũi, nhờ đó giảm thời gian cảm lạnh.
Tương tự như các phương pháp điều trị khác, uống thuốc kháng histamine càng sớm thì hiệu quả càng mạnh.
Lưu ý rằng thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ. Tuy nhiên, thuốc chứa thành phần chữa nghẹt mũi thường giảm được nguy cơ gây buồn ngủ này. Bạn có thể tìm mua thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ. Tránh dùng thuốc kháng histamine khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng.
Phần 4 của 4:
Tăng cường hệ miễn dịch

Bạn cũng có thể tập yoga và các bài tập nhẹ nhàng khác thay cho đi bộ. Các lựa chọn này thậm chí có thể tốt hơn nếu thời tiết quá xấu khiến bạn không thể đi bộ ngoài trời được.
Cẩn thận nếu thời tiết lạnh hoặc mưa. Mặc nhiều áo để giữ ẩm và giữ khô cho cơ thể.
Đi bộ ngoài trời vào ngày nhiều nắng có thể tăng cơ hội hấp thụ thêm vitamin D từ ánh nắng, từ đó tăng cường thêm sức mạnh cho hệ miễn dịch.

Có thể bổ sung vitamin C ở dạng thực phẩm chức năng hoặc bổ sung tự nhiên từ thức ăn và nước uống. Hầu hết các loại hoa quả đều chứa nhiều vitamin C, đặc biệt là hoa quả họ cam chanh.

Ăn một thìa đầy mật ong khi thấy có triệu chứng đầu tiên để tăng cường hệ miễn dịch một cách nhanh chóng.
Mật ong đặc biệt có khả năng xoa dịu nếu triệu chứng đầu tiên bắt đầu trong cổ họng.
Có thể hòa mật ong vào trà, cà phê hoặc nước lọc.

Sữa chua đặc biệt hiệu quả trong việc bù lại lợi khuẩn cho đường tiêu hóa – là nơi chức năng miễn dịch thực hiện vai trò chính của nó.
Nước lọc và các loại nước khác
Máy tạo độ ẩm
Sản phẩm nước muối sinh lý để nhỏ và xịt mũi
Thuốc chữa nghẹt mũi
Thuốc kháng histamine
Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C
Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm
Máy tạo độ ẩm
Mật ong
Chanh
Gừng
Tỏi
Súp gà
Sữa chua
Hoa cúc tím Echinacea
Mao lương hoa vàng
Thức ăn cay
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ng%C4%83n-c%C6%A1n-c%E1%BA%A3m-l%E1%BA%A1nh-s%E1%BA%AFp-%C4%91%E1%BA%BFn