Mụn nhọt là tình trạng da nhiễm trùng hay áp-xe bắt nguồn từ sâu trong tuyến nhờn hay nang lông. Nhọt gây khó chịu nhưng có thể phòng ngừa được! Ban đầu nhọt thường xuất hiện trên da dưới dạng đốm đỏ và sau đó phát triển thành khối cứng có mủ bên trong. Nguyên nhân của nhọt là do vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua vết cắt hay lỗ chân lông, phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường, người có hệ miễn dịch yếu, mắc bệnh về da hoặc khi giữ vệ sinh kém, ăn uống không đủ chất. Mụn trứng cá có thể phát triển thành nhọt trên mặt, lưng và cổ, mà chúng rất phổ biến ở lứa tuổi thiếu niên. Nhiều cách phòng ngừa nhọt cũng đồng thời giúp loại trừ mụn trứng cá.
Phương pháp 1 của 6:
Tập thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ

Đặc biệt chú ý những khu vực dễ phát sinh nhọt như mặt, cổ, nách, vai và mông.

Nếu thấy xà phòng kháng khuẩn gây khô da, bạn nên tìm loại có công thức sản xuất nhẹ hơn như Cetaphil.
Đa số xà phòng kháng khuẩn đều có hoạt chất triclosan, nếu bạn muốn dùng loại có nguồn gốc thiên nhiên thì tìm mua xà phòng chứa tinh dầu cây trà (tác nhân kháng khuẩn tự nhiên).
Trong một số trường hợp bạn phải dùng loại xà phòng theo chỉ định của bác sĩ vì nó có sức mạnh kháng khuẩn cao hơn. Nếu bạn thường xuyên có mụn nhọt hay mắc các bệnh nhiễm trùng khác ở da thì nên nhờ bác sĩ chỉ định dùng loại này.
Nước rửa trị mụn toàn thân chứa benzoyl peroxide cũng là một lựa chọn bạn nên thử.



Không tắm trong nước pha thuốc tẩy quá 3 lần mỗi tuần.
Không nhúng đầu xuống nước hoặc để nước dính vào mắt, mũi hay miệng.
Dù cách tắm này cũng an toàn cho trẻ em, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay bác sĩ khoa nhi trước khi tắm cho trẻ.

Phương pháp 2 của 6:
Cạo lông để tránh mụn nhọt




Hơi khó để xác định chiều cạo nếu lông bạn cong. Nói chung bạn nên cạo theo hướng xuống dưới đối với lông chân. Một cách khác là chạy tay dọc theo da để biết lông mọc theo hướng nào.

Việc cạo lông ở bộ phận sinh dục để lại những vết thương rất nhỏ trên da, qua đó tụ cầu vàng xâm nhập và gây ra nhiễm trùng hay mụn nhọt. Vì khu vực này ra mồ hôi nhiều hơn những nơi khác nên khả năng hình thành mụn nhọt cũng cao hơn.

Phương pháp 3 của 6:
Đề phòng nhiễm khuẩn từ người khác


Mủ chảy ra từ nhọt rất dễ lây bệnh và vi khuẩn có thể sống trên các bề mặt trong một thời gian.
Không dùng chung xà phòng cục nếu bạn hay người khác có nhọt.
Bạn cũng nên tránh dùng chung dao cạo hay các dụng cụ thể thao. Cả tụ cầu vàng “thường” và vi khuẩn MRSA đều có thể lây nhiễm qua việc chia sẻ đồ dùng cá nhân hay dụng cụ thể thao.

Để đề phòng bạn cần mang găng tay khi giặt quần áo của người có nhọt.
Nếu dễ mọc mụn nhọt trên mặt bạn hãy thay áo gối hằng ngày để ngăn chặn nguy cơ lây lan vi khuẩn.

Không tự mổ nhọt. Nếu cần phải mổ thì việc này phải do chuyên gia y tế thực hiện, bạn có thể làm tổn thương mình hay làm nhiễm trùng nặng hơn khi tự mổ nhọt.
Phương pháp 4 của 6:
Xử lý vết thương đúng cách


Nếu bụi vẫn còn sau khi xối nước, bạn dùng nhíp đã tiệt trùng bằng cồn gắp bỏ bụi bẩn trong vết thương.
Nếu vết thương quá lớn hay quá sâu nên không thể rửa sạch, hoặc nếu bạn không thể loại bỏ tất cả bụi bẩn trong đó, bạn nên tới bệnh viện để được nhân viên y tế chăm sóc.

Ngoài dung dịch khử trùng bạn có thể dùng các sản phẩm thiên nhiên khác như mật ong, tinh dầu oải hương, tinh dầu khuynh diệp hay tinh dầu cây trà. Cách sử dụng những chất này là xoa trực tiếp vào vết thương một hay hai lần mỗi ngày.


Phương pháp 5 của 6:
Duy trì lối sống lành mạnh

Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất bảo quản.
Cân nhắc uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C.

Nếu thời tiết nóng hoặc nếu bạn phải làm việc hay tập luyện tốn nhiều sức thì nên uống lượng nước theo ngưỡng trên của biên độ.


Bắt đầu chậm khi mới tập luyện trở lại. Đi bộ 20 phút, thậm chí chỉ cần 10 phút mỗi ngày cũng đủ để cải thiện phần nào chức năng miễn dịch.
Tập thể dục không hẳn là một công việc nhàm chán, bạn nên tìm cách vừa chơi vừa tập, như khiêu vũ hay đi dạo công viên với gia đình.

Nụ cười cũng là liều thuốc chống stress hiệu quả. Nhờ bạn bè kể chuyện cười hoặc xem hài kịch và chương trình tivi vui nhộn vào cuối mỗi ngày.

Phương pháp 6 của 6:
Tìm biện pháp y khoa ngăn ngừa mụn nhọt

Bạn cũng nên đi khám bệnh nếu nhọt tái phát, tồn tại lâu hơn hai tuần, nhọt mọc trên mặt hay sống lưng, gây đau nhiều hoặc có sốt kèm theo.

Các loại kháng sinh thường được kê để chữa mụn nhọt và mụn nói chung là tetracycline, doxycycline hay erythromycin, với thời gian điều trị khoảng 6 tháng.



Mụn nhọt xuất hiện khi bạn nhiễm khuẩn MRSA. Các dấu hiệu khác bạn cần để ý là áp-xe da (tụ mủ trong da), cụm nhọt (là cục u chứa mủ và dịch lỏng), và chốc lở (nhọt dày, có vỏ và ngứa). Nếu bạn nghi ngờ mình nhiễm khuẩn MRSA thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ng%C4%83n-ng%E1%BB%ABa-m%E1%BB%A5n-nh%E1%BB%8Dt