Dù là mới chia tay một mối tình hay đang muốn chấm dứt những kiểu quan hệ tiêu cực, có đôi khi bạn chỉ muốn mình thôi đừng yêu nữa. Nếu đó là những lời mô tả về tình cảnh của bạn lúc này, hẳn là bạn đang chật vật tìm cách để làm chủ lại cảm xúc của mình. Bạn có thể làm được điều này bằng cách tập trung vào bản thân trong một thời gian và thực hiện các chiến thuật để giảm nguy cơ lại phải lòng ai đó. Có lẽ cũng hữu ích nếu bạn xem xét lại những lý do khiến bạn phải tránh né chuyện tình cảm để cuối cùng có thể chấm dứt các kiểu quan hệ độc hại trong quá khứ.
Phương pháp 1
Tập trung vào bản thân

Ví dụ, bạn có thể thêm dòng chữ “hạnh phúc khi sống độc thân” vào các hồ sơ mạng xã hội để tất cả mọi người đều biết ý của bạn. Như vậy, họ sẽ không ghép đôi bạn với ai hoặc khuyến khích những người khác theo đuổi bạn.
Nếu có ai đó thực sự có tình ý với bạn, bạn có thể nhắc họ rằng bạn chỉ muốn sống độc thân hoặc chỉ xem họ như một người bạn.

Nhớ rằng, việc bạn ưu tiên quá mức cho các mục tiêu có thể làm hại các mối quan hệ xã hội của bạn nếu bạn không dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Ví dụ, một đồng nghiệp cùng chỗ làm có thể nhắc nhở về mục tiêu của bạn mỗi khi họ thấy bạn cười giòn tan khi nghe những câu nói đùa của anh chàng mới vào làm ở công ty. Một người bạn thân có thể giúp bạn xua đi sức hấp dẫn của anh chàng pha chế rượu trong quán bar.

Việc chăm sóc bản thân có thể bao gồm ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, dành thời gian cho những sở thích và đam mê của mình.

Hãy tự nhắc mình rằng bạn tuyệt vời như thế nào bằng cách hàng ngày kể ra những ưu điểm của bản thân. Tự đưa mình đến thưởng thức ở các nhà hàng lãng mạn, đi xem phim hoặc nghe hoà nhạc. Tự khen mình bằng những lời khen như các cặp đôi đang yêu dành cho nhau. Và đừng quên mua cho mình những món quà đặc biệt.
Hơn nữa, thái độ tự quyết và trân trọng bản thân của bạn sẽ cho mọi người thấy bạn muốn được đối xử như thế nào. Đến một lúc nào đó nếu bạn thực sự yêu, người yêu của bạn sẽ biết bạn mong đợi điều gì. Đừng ngần ngại trao cho bản thân tình cảm trìu mến, sự tử tế và tôn trọng.
Phương pháp 2
Đối phó với cơn say nắng mới và ngọn lửa tình cũ

Ví dụ, nếu người ấy rủ bạn đi uống nước, bạn hãy đề nghị đi cùng với một nhóm bạn để hạn chế thời gian riêng tư chỉ có hai người.
Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian ở bên cạnh bạn bè và người thân, những người có bản tính lạc quan, vui vẻ và đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu. Mọi người sẽ hiểu cảm xúc của bạn và ủng hộ bạn. Ngoài ra, họ cũng có thể góp một phần vào những gì bạn nhìn thấy, và hãy hiểu rằng đây là chuyện riêng của bạn và bạn có thể sống như mình muốn.

Đảm bảo ngắt kết nối trong những khoảng thời gian mà bạn muốn lên mạng thăm dò nhất. Các ứng dụng cho điện thoại như Freedom và SelfControl có thể sẽ hữu ích.

Nếu buộc phải tương tác với họ, hãy lịch thiệp nhưng tránh thân mật, chỉ nói những câu chào hỏi thông thường như “chào” hoặc “tạm biệt”.

Không có ai trên đời này là hoàn hảo cả. Hãy liệt kê những điểm cho thấy họ không phải là ngoại lệ. Xem lại bản liệt kê mỗi khi tâm trí bạn lại bắt đầu xáo động bởi người ấy.
Ví dụ, nếu đang cố cưỡng lại tình cảm dành cho người cũ, bạn có thể kể ra lý do vì sao bạn chia tay với họ, kể cả những lý do như “Anh ấy nói dối như Cuội” hoặc “Cô ấy không ưu tiên dành thời gian cho mình”.


Thừa nhận rằng bạn thích người đó và hạnh phúc khi ở bên họ, nhưng hãy nhắc mình rằng bây giờ chưa phải là lúc để bạn yêu đương.
Một cách để làm việc này là xem lại các mục tiêu cốt lõi của bạn trong cuộc sống mà bạn muốn đạt được trước khi yêu lại lần nữa. Ví dụ, có thể bạn muốn lấy được tấm bằng hoặc đi du lịch vòng quanh thế giới trước khi bước vào mối quan hệ mới.
Phương pháp 3
Xử lý các vấn đề của bạn trong tình yêu

Ví dụ, có thể bạn sợ bị phản bội bởi chuyện này đã xảy ra trong quá khứ, hay bạn sợ rằng nếu bạn yêu ai đó thì bạn sẽ phải từ bỏ những ước mơ của mình.

Hãy hỏi bản thân nhưng câu như: Mình thường làm gì trong những tình huống như thế này? Mình có nhận ra quy luật chung nào có thể ảnh hưởng đến kết cục không?
Ví dụ, trong quá trình suy ngẫm, bạn có thể nhận ra rằng bạn thường lao vào mối tình mới trước khi vết thương từ cuộc chia tay với người cũ chưa lành. Với những cuộc hẹn hò như vậy, bạn chỉ đơn thuần tìm một người để giúp bạn bớt cô đơn, nhưng những người đó không thực sự phù hợp với bạn.

Cũng có khi bạn đẩy những người khác ra xa bởi vì bạn lo sợ bị ruồng bỏ; và khi họ rời đi, nỗi lo sợ đó bỗng trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm. Hãy thử thay đổi và mở lòng với một người nào đó – có thể mối quan hệ của bạn sẽ khác đi.

Nghĩ xem những người mà bạn thường phải lòng thuộc kiểu người nào. Khi bạn sẵn sàng hẹn hò lần nữa, hãy tìm ai đó hoàn toàn ngược lại.
Ví dụ, nếu bạn thường bị thu hút bởi những cậu “trai hư”, giờ thì bạn hãy tìm những chàng trai chừng mực hơn. Có thể bạn có xu hướng thích những người sống tuỳ hứng đến mức không màng đế trách nhiệm trong khoảnh khắc bốc đồng, nhưng có thể bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn khi ở bên cạnh một người nghiêm túc và đáng tin cậy hơn. Hãy thay đổi thử xem thế nào.

Nghĩ về nhịp độ trong mối quan hệ của bạn. Nếu bạn thường gặp một người mới và dành cho họ toàn bộ những ngày cuối tuần, giờ thì bạn hãy hẹn hò một buổi và đợi vài ngày sau hẵng gặp lại. Nếu bạn thường gần gũi với người ấy ngay buổi hẹn đầu tiên, hãy chờ thêm một thời gian lâu hơn trước khi có những hành động thân mật.

Ví dụ, nếu bạn lo rằng vì yêu mà phải từ bỏ những ước mơ của mình, có lẽ là bạn xem trọng những ước mơ đó hơn bất cứ người tình tiềm năng nào. Ngoài ra, đừng quên ưu tiên những mục tiêu đó trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, khi mà bạn dễ đánh mất trọng tâm của minh nhất.

Bạn có thể nhờ bác sĩ tổng quát giới thiệu chuyên gia trị liệu tâm lý trong vùng bạn ở.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%ABng-say-m%C3%AA