Có phải bạn đang nghi ngờ bạn trai của mình có người khác? Có thể anh ấy cư xử với bạn không như trước, ít dành thời gian cho bạn hơn, có nhiều biểu hiện bí hiểm hoặc không nỗ lực vun đắp mối quan hệ với bạn nữa. Tốt nhất là bạn nên xem xét hành vi của anh ấy, đặt câu hỏi và tìm bằng chứng trước khi buộc tội anh ấy lừa dối.
Phương pháp 1 của 3:
Xem xét hành vi của anh ấy

Nếu bạn hỏi “Ai gọi/nhắn tin cho anh thế?” anh ấy có thể nói “Chẳng ai cả”, hoặc “Em đừng để tâm.”
Anh ấy có xóa hết tin nhắn trên điện thoại hoặc Facebook trước khi cho bạn dùng điện thoại của anh ấy không?
Anh ấy có vội vàng chạy đến trả lời điện thoại trước khi bạn kịp nhìn thấy ai đang gọi không?

Bạn trai bạn sẽ bắt đầu chọn các hoạt động khác thay vì ở bên bạn. Bạn không còn là ưu tiên hàng đầu của anh ấy nữa.

Chú ý đến mọi mặt trong cuộc sống của anh ấy xem có điều gì bí mật không. Có phải anh ấy bắt đầu giao du với những người mà bạn không quen biết?
Nếu bạn hỏi anh ấy đi đâu hoặc hỏi thăm hôm nay anh ấy thế nào, có phải bạn chỉ nhận được câu trả lời qua quýt không?

Nhớ rằng có thể bạn trai bạn không còn nồng nàn như trước là vì anh ấy đang căng thẳng hoặc có vấn đề về sức khỏe. Bạn cần xem xét cả những dấu hiệu khác trước khi khẳng định rằng anh ấy không còn hứng thú với bạn là vì đã có người khác.

Mua quà không vì lý do gì.
Tỏ ra sốt sắng ân cần quá mức.
Hay gây sự với bạn.
Tâm trạng thay đổi thất thường.
Có mùi lạ (ví dụ như mùi nước hoa của người khác)
Quan sát kỹ vẻ ngoài của anh ấy (ví dụ như quần áo mới, kiểu tóc mới, và bắt đầu đến phòng tập gym)
Nói dối cả những chuyện quan trọng lẫn những chuyện vặt vãnh.
Nói những câu không giống như khẩu khí thường ngày của anh ấy.
Nhớ rằng các hành vi bất thường không chỉ có một cách giải thích duy nhất là người đó đang lừa dối.
Phương pháp 2 của 3:
Đánh giá mối quan hệ của bạn

Cho dù hai bạn có bận rộn đến mấy, anh ấy cũng phải thu xếp thời gian gặp gỡ và trò chuyện với bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên để ý xem lượng thời gian hai bạn ở bên nhau có khác trước không. Có phải trước đây bạn và anh ấy mỗi tuần gặp nhau bốn lần và giờ chỉ còn một lần mà không thể lý giải? Có thể đó là một dấu hiệu cho thấy anh ta đang có ý đồ gì đó.
Bạn hãy nói chuyện với bạn trai về những thay đổi đó trước khi kết luận là anh ấy không chung thủy.

Nếu hai người trước đây thường vui vẻ khi gặp nhau nhưng nay cứ gặp là cãi vã, có thể anh ấy đang vui vẻ cùng cô gái khác, hoặc có thể anh ấy đang căng thẳng vì chuyện gì khác và trút lên bạn.

Ví dụ, có phải lúc nào bạn cũng phải gọi điện hoặc nhắn tin cho anh ấy trước?
Có phải bạn luôn là người lên kế hoạch và nghĩ ra những ý tưởng hẹn hò? Anh ấy có bao giờ góp ý với bạn về những việc hai bạn có thể làm cùng nhau không?
Có phải anh ấy không mấy hào hứng nói chuyện và chăm chú lắng nghe khi hai bạn ở cạnh nhau?

Thường thì linh tính là tín hiệu đầu tiên mách bảo rằng bạn cần tìm thêm những dấu hiệu đáng ngờ khác.

Bạn có thể nói “Anh này, gần đây anh có vẻ hay bực bội và hình như hơi lơ đãng. Mọi thứ có ổn không anh?”
Hoặc bạn cũng có thể nói “Em thấy dạo này mình ít gặp nhau hơn, liệu như vậy có ổn không?”
“Anh có thấy gần đây chúng mình không còn mặn mà như trước không? Em rất muốn mọi chuyện sẽ tốt hơn. Anh nghĩ sao?”
Nếu phát hiện bạn trai nói dối, bạn có thể nói “Anh đã không nói thật với em về ___. Em rất buồn về chuyện đó. Thực ra chuyện gì đang xảy ra vậy?”
Phương pháp 3 của 3:
Tìm bằng chứng

Bạn cũng nên để ý xem anh ấy có lên mạng xã hội nhiều hơn trước không. Việc dành nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn thường có liên quan đến hành vi lừa dối.
Nếu biết mật khẩu của bạn trai, bạn có thể vào các tài khoản để xem anh ấy thường nhắn tin với ai. Tuy nhiên đây là hành vi xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng, và anh ấy sẽ rất tức giận nếu biết bạn đã làm điều này, vì vậy bạn phải tin chắc vào những nghi ngờ của mình trước khi quyết định kiểm tra.

Ví dụ, nếu người yêu bạn nói rằng tối thứ năm anh ấy đi chơi với một người bạn, bạn có thể hỏi người đó “Anh Sơn, hôm thứ năm anh với anh Hùng đi chơi có vui không?”
Bạn cũng có thể hỏi bạn trai “Anh này, anh với anh Sơn hôm thứ năm đi chơi có vui không? Hai anh đi chơi ở đâu vậy?”
Nếu bạn trai bạn đang có tình ý với người khác, thái độ của bạn bè anh ấy có thể sẽ khác khi bạn ở đó. Nếu biết điều gì đang xảy ra, có lẽ họ sẽ không cư xử tự nhiên trước mặt bạn.

Nếu bạn trai bạn nối cáu hoặc khó chịu vì bị bạn hỏi lại, có thể là anh ấy đang lừa dối bạn. Nếu anh ấy nói thật thì những câu hỏi của bạn sẽ không khiến anh ấy bực mình.
Nếu anh ấy dành nhiều thời gian lên mạng xã hội, bạn hãy kiểm tra những bài đăng và các hoạt động của anh ấy vào khoảng thời gian mà bạn nghi ngờ. Chú ý đến những điều bất hợp lý.

Bạn cũng có thể cố gắng đứng gần khi anh ấy dùng điện thoại thử xem có thấy gì không.
Khi mở được điện thoại, bạn hãy nhanh tay tìm nhật ký điện thoại và hộp tin nhắn, chú ý đến những số không được lưu.
Nếu bạn trai của bạn không có tin nhắn nào trong điện thoại, có lẽ là anh ta đã xóa hết vì đang làm chuyện gì đó mờ ám.
Kiểm tra điện thoại của người khác cũng là hành vi xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng. Bạn trai bạn sẽ nổi giận nếu phát hiện ra bạn kiểm tra điện thoại của anh ấy và sẽ không tin bạn nữa. Bạn chỉ nên làm việc này khi không còn cách nào khác.
Tâm sự với người khác. Bạn cần giãi bày cảm xúc của mình và giải tỏa những gì chất chứa trong lòng. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Hãy tin vào bản thân mình.
Cố hết sức giữ bình tĩnh.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-b%E1%BA%A1n-trai-%C4%91ang-l%E1%BB%ABa-d%E1%BB%91i