Có thể khó mà biết được liệu một người có đang né tránh bạn. Có khả năng chỉ là hai bạn chưa có dịp gặp nhau nhiều. Tuy nhiên có một vài dấu hiệu nói lên chân tướng sự việc: có thể bạn thấy họ, nhưng họ lại chẳng thèm nhìn bạn. Đôi khi bạn để một lời nhắn cho anh/cô ấy trên Facebook 2 tuần trước nhưng họ chẳng buồn trả lời. Hãy đặt mình vào tình cảnh người đó, và cố gắng để hiểu tại sao họ lại né tránh mình.
Phương pháp 1 của 3:
Xác định hành vi né tránh

Hãy cân nhắc khả năng người đó chỉ đang bận, và thật sự muốn gặp bạn. Họ có thể sẽ gửi tin nhắn kiểu: “Xin lỗi tớ chưa gọi lại được cho cậu… Tớ bận việc học quá. Hãy gặp nhau vào tuần tới khi tớ có nhiều thời gian hơn nhé”. Tuy nhiên nếu bạn cứ nhận những tin nhắn như thế hết tuần này sang tuần khác—hay thậm chí không có tin nhắn—thì có thể xem là họ đang cố tránh mặt bạn.

Đừng quá gay gắt. Đôi khi có nhiều thứ “cứ xảy đến” thật, và người đó có thể đang bị quá tải bởi lịch trình của họ thật. Viện cớ thể hiện sự né tránh, nhưng không có nghĩa người đó không muốn dành thời gian bên bạn.


Một số nền tảng nhắn tin cho bạn thấy người nhận tin nhắn đã đọc hay chưa. Hãy tận dụng tính năng này để xem bạn có bị làm lơ không. Nếu họ đã đọc mọi tin nhắn của bạn nhưng không bao giờ trả lời, điều này cho thấy ít nhất người đó đang không có hứng thú nói chuyện. Nếu tin nhắn của bạn không hiển thị trạng thái “đã đọc”, “đã thấy”, bạn có thể nhận biết người đó có đang trực tuyến hay không dựa theo thanh công cụ “Chat”, hoặc thời gian đăng bài của họ.
Vận dụng hiểu biết của bạn về thói quen sử dụng công nghệ của người đó. Nếu bạn biết người bạn này không thường xuyên dùng Facebook, thì sẽ hợp lý khi họ không đọc được tin nhắn của bạn. Tuy nhiên, nếu người này thường xuyên dùng Facebook, nhưng không trả lời tin nhắn của bạn, thì có vẻ họ đang tránh bạn.

Ví dụ bạn nói: “Này, lâu rồi tụi mình không nói chuyện. Cậu sao rồi?” và họ chỉ trả lời “Ổn”, rồi lại biến đâu mất. Điều này có thể cho thấy người bạn ấy đang né tránh.

So sánh cách cư xử này trong nhóm với khi chỉ còn hai người. Có lẽ họ chỉ “tránh” bạn khi ở trong nhóm, hay ngay cả khi chỉ có hai người họ cũng lập tức bỏ đi mất. Hãy cố đoán xem họ có làm vậy với những người khác không, hay chỉ với mỗi mình bạn.
Nhận biết người đó có rời khỏi phòng mỗi khi bạn bước vào. Nếu việc này cứ diễn ra thường xuyên, nó có thể cho thấy người này không muốn dành thời gian với bạn.


Mối quan hệ không tiến triển: mối quan hệ phập phồng nhiều trở ngại kịch tính, hoặc trì trệ, hoặc cản trở bạn.
Người này chỉ thật sự ở gần khi họ cần ở bạn thứ gì đó, bao gồm tiền bạc, sự chú ý, tình dục, hay một nơi để trút bầu tâm sự. Hãy nghĩ xem có phải bạn thường xuyên bị lợi dụng thế này không.
Họ chỉ lên kế hoạch vào phút cuối cùng. Anh ấy hoặc cô ấy chỉ xuất hiện trước cửa hay nhắn tin cho bạn vào đêm muộn mà không thèm hẹn trước.
Phương pháp 2 của 3:
Thấu hiểu sự né tránh


Người này có né tránh bạn ở các thời điểm nhất định, khi bạn làm những việc nhất định? Ví dụ có thể bạn bắt đầu thử dùng chất kích thích, và bạn của bạn không muốn nhìn thấy bạn trong tình cảnh đó.
Người này có tránh khi bạn ở cùng một ai đó? Có lẽ bạn không phải là người họ tránh mặt – hoặc có thể họ không thích cách bạn cư xử khi ở bên một nhóm người nhất định. Có thể bạn của bạn nhút nhát hay hướng nội: họ thích đối thoại hai người, nhưng sẽ biến mất khi bạn xuất hiện cùng một nhóm bạn.
Người này có né tránh bạn khi đang cố làm việc hay học hành? Có thể bạn của bạn thích dành thời gian bên bạn khi rảnh rỗi, nhưng sẽ khó để họ hoàn thành công việc khi có bạn có bên.


Đồng thời cũng hãy nghĩ đến việc bản thân thay đổi. Có thể người này vẫn hành xử như mọi khi, nhưng bạn thì đã khác đi nhiều. Có lẽ bạn bắt đầu giao du với nhóm bạn mới, hay có thói quen mới gây phiền lòng bạn mình, hoặc chỉ đơn giản bạn không còn hiện diện bên họ.
Xa cách vì trưởng thành, nhưng không có nghĩa các bạn không thể quay lại với nhau. Nếu bạn cảm thấy bản thân đang thay đổi và xa cách với ai đó, thì đây là lựa chọn của bạn khi muốn buông bỏ họ hay duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên nên nhớ quá trình này phải đến từ hai phía.
Phương pháp 3 của 3:
Đối mặt với việc bị né tránh

Nếu bạn không chắc vì sao một người lại né tránh mình, thì hãy hỏi “Tớ không có ý khơi lên chuyện này – tớ cảm thấy gần đây cậu hay né tránh tớ. Tớ có làm gì khiến cậu buồn không?”.
Nếu bạn biết lý do vì sao một người tránh né mình thì đừng lòng vòng. Hãy xin lỗi vì những gì đã làm, và cố làm dịu tình hình. Ví dụ, hãy nói “Tớ cảm thấy mọi thứ hơi khó xử giữa tụi mình sau trận cãi nhau tuần trước. Tớ trân trọng tình bạn của tụi mình, và muốn nói về chuyện này để cả hai có thể bỏ qua. Trận cãi nhau đó không đáng hủy hoại tình bạn này”.
Bạn có thể đối mặt người đó bằng cách nói chuyện riêng, hoặc nhờ một cố vấn để theo dõi cuộc nói chuyện. Hãy cân nhắc mức độ thoải mái của bản thân, và chọn tình huống mà bạn nghĩ có thể giải quyết vấn đề tốt nhất.

Đừng lan truyền tin đồn về người né tránh bạn. Nếu bạn trân trọng mối quan hệ với người này, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Nếu bạn nói những điều tiêu cực sau lưng họ, có khả năng những lời đó sẽ đến tai họ – vốn chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

Làm rõ ý định của bạn. Hãy nói “Có vẻ như cậu cần không gian riêng ngay lúc này, nên tớ sẽ để cậu được yên tĩnh. Nếu cậu muốn nói chuyện, tớ luôn sẵn lòng”.
Hãy cởi mở. Có thể bạn khó mà tiếp tục cuộc đời của riêng mình nhưng vẫn để một cửa mở cho ai đó quay trở lại. Hãy bước lùi lại để nhìn mối quan hệ rõ hơn, nhớ về những kỷ niệm đẹp, và buông bỏ mọi hờn trách.

Buông bỏ không có nghĩa là mãi mãi. Điều đó không có nghĩa bạn không thể thắp lại tình bạn với người đó. Chỉ là bạn không cần phải dành năng lượng cảm xúc quý giá của mình cho một người không thể nhận nó ngay bây giờ.
Nếu người đó cứ tránh mặt bạn trong khoảng thời gian dài, thì đó là thời điểm nên buông tay. Nếu họ không buồn dành thời gian với bạn, có thể họ chỉ không còn hứng thú với bạn nữa.
Nếu họ không thoải mái khi bạn ở gần, điều này có thể cho thấy họ không mở lòng với sự hiện diện của bạn.
Nếu bạn cảm thấy đau lòng vì bị né tránh, hãy hỏi một người bạn chung để hiểu lý do vì sao người đó buồn lòng bạn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-n%C3%A9-tr%C3%A1nh-b%E1%BA%A1n