Cây sơn độc, tên khoa học Toxicodendron vernix, là loài thực vật bản địa ở miền đông Hoa Kỳ và Canada. Hầu hết mọi người đều có phản ứng dị ứng đau đớn khi tiếp xúc với bất cứ bộ phận nào của cây sơn độc, dẫn đến những mảng phát ban đỏ, ngứa hoặc phồng rộp. Bạn hãy học cách nhận diện cây sơn độc dựa vào các đặc điểm bên ngoài và nơi sinh sống của cây để tránh tình trạng này.

Phương pháp 1 của 4:

Nhận diện cây sơn độc

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 1


Chú ý những cây gỗ hoặc bụi cây thưa. Cây sơn độc thường mọc thành bụi hoặc cây gỗ cao khoảng 1,5 -6 mét, đôi khi cao hơn. Các cành cây có thể có lá mọc dọc theo hoặc không, nhưng dù mọc theo kiểu nào, các tán lá của cây sơn độc cũng tương đối thưa thay vì phát triển rậm rạp.

Mẹo: Các cây sơn độc lớn, cũng giống như vài loài cây sơn khác, thường mọc các cành dài, nhỏ, võng xuống hoặc sà xuống đất.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 2

Quan sát các cây có lá nhọn hướng lên trên. Trước khi phát triển hết kích cỡ thành cây hoặc bụi cây, cây sơn độc có thể mọc khá thẳng với những cành nhỏ và các cuống màu đỏ mọc dọc theo suốt chiều dài thân cây. Trong trường hợp này, lá và cành cây thường chĩa thẳng lên rõ rệt, đặc biệt là ở gần ngọn cây.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 3

Tìm các hàng lá kép trên từng cuống lá. Cây sơn độc có kết cấu lá lông chim, nghĩa là mỗi cuống có hai hàng lá mọc song song theo chiều dài cuống lá. Mỗi cuống thường có từ 6 đến 12 lá, cộng thêm một lá nữa trên đầu cuống. Cuống lá còn non thường có màu đỏ hoặc nâu đỏ, nhưng màu sắc này có thể nhạt đi thành màu nâu hoặc xám khi cây trưởng thành.

    Về mặt kỹ thuật, những chiếc lá lông chim được gọi là lá chét, nhưng những chiếc lá này trông như lá bình thường, dài khoảng 5-10 cm.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 4

Nhận biết hình dạng lá của cây sơn độc. Lá của loài cây này có hình ô-van hoặc thuôn, phiến lá thon hoặc nhọn ở hai đầu, các mặt lá có thể nhẵn hoặc dợn sóng, nhưng không có dạng răng cưa như một số loại cây sơn không độc.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 5

Tìm hiểu về các đặc điểm khác của lá cây. Sơn độc là loại cây rụng lá, do đó màu sắc lá cây thay đổi trong năm. Lá mới mọc vào mùa xuân có thể có màu cam nhạt, chuyển thành màu xanh nhạt trong mùa xuân và mùa hè, chuyển sang đỏ vào mùa thu rồi rụng toàn bộ. Mặt dưới lá sơn độc có thể nhẵn hoặc có lông vào bất cứ thời điểm nào trong năm, do đó khó được nhận biết theo cách này.

    Cảnh báo: Lá cây rụng vẫn có thể gây độc khi chạm phải. Không bao giờ nên đốt lá cây hoặc nhặt củi ở gần cây sơn độc, vì việc hít phải khói từ cây sơn độc có thể rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 6

Nhận diện hoa của cây sơn độc. Trong suốt mùa xuân và mùa hè, cây sơn độc có thể đơm hoa màu xanh hoặc vàng nhạt. Những bông hoa nhỏ này mọc thành chùm dọc theo các cuống màu xanh của chính nó, tách biệt khỏi cuống lá màu đỏ.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 7

Nhận biết quả cây sơn độc. Vào mùa hè hoặc mùa thu, cây sơn độc có thể ra các quả nhỏ màu vàng hoặc xanh thay cho hoa. Trong mùa thu và mùa đông, những quả này sẽ phát triển thành những chùm quả màu trắng hoặc xám, trĩu xuống trên các cuống dài đến khoảng 30 cm.

    Nếu quả cây màu đỏ và các bộ phận còn lại của cây phù hợp với phần mô tả bên trên, rất có thể cây này thuộc loại cây sơn không độc trong họ cây sơn.

    Quả cây có thể bị động vật ăn hoặc rụng tự nhiên vào mùa đông. Bạn đừng cho rằng lúc nào cây cũng có quả.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 8

Tìm các quả màu trắng hoặc các cuống đã rụng quả trong mùa đông. Cây sơn độc vẫn độc khi đã rụng hết lá, và khi đó bạn sẽ khó nhận diện hơn nhiều. Nếu may mắn, bạn sẽ tìm thấy các chùm quả trắng hoặc vàng nhạt có thể được xem như là dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, trong vài tuần đầu của mùa xuân, bạn có thể thấy những cuống lá gầy guộc, trơ trọi từ các cành cây, tương tự như hình dạng của các cuống nho màu nâu nhạt.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 9

Tránh xa các mảnh vỏ cây màu xám tìm thấy trong môi trường sống của cây sơn độc. Việc nhận diện vỏ cây sơn độc có thể sẽ khó khăn khi các tán lá và quả cây đã rụng hết. Bạn hãy xem phần môi trường sống của cây sơn độc dưới đây để biết các vùng có thể có cây sơn độc mọc và tránh bất cứ cây nào có vỏ màu xám và thô ráp.

Phương pháp 2 của 4:

Nhận biết môi trường sống của cây sơn độc

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 10

Biết các khu vực có thể có sự hiện diện của cây sơn độc. Không như các cây cùng họ như thường xuân độc và sồi độc, cây sơn độc chỉ mọc giới hạn trong một khu vực tương đối nhỏ trên trái đất. Ở Việt Nam, cây sơn độc thường có nhiều ở tỉnh Phú Thọ và các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Tại Mỹ, nếu bạn ở bên ngoài các khu vực sau đây, khả năng bạn gặp cây sơn độc hầu như không. có:

    Ontario, Quebec, và các tỉnh miền đông Canada

    Minnesota, Wisconsin, và tất cả các bang phía đông các bang này, bao gồm toàn bộ New England

    Illinois, Kentucky, Tennessee, và tất cả các bang phía đông các bang này, bao gồm toàn bộ miền Nam

    Texas, và tất cả các bang phía đông của bang này dọc theo biên giới phía nam Hoa Kỳ, bao gồm Florida

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 11

Lưu ý cây sơn độc ở các vùng đất ngập nước và ẩm ướt. Cây sơn độc thường sinh trưởng tốt ở vùng đất ướt, thậm chí nước tù đọng. Cây sơn độc ít có khả năng mọc ở các vùng đất khô ráo quanh năm.

Mẹo: Vào mùa khô, bạn hãy để ý đến các lòng sông cạn hoặc khu vực bùn khô, chứng tỏ rằng những nơi này thường có nước.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 12

Bạn không phải lo lắng về cây sơn độc nếu đang ở độ cao lớn. Cây sơn độc khó mọc ở độ cao từ 1.200 mét trên mặt nước biển. Nếu đang ở độ cao trên 1.500 mét, khả năng bạn gặp phải cây sơn độc gần như bằng không.

    Họ hàng của cây sơn độc là cây thường xuân độc và cây sồi độc cũng thường tập trung ở các độ cao thấp, nhờ đó mối lo ngại tiếp xúc với các loài cây này cũng giảm nếu bạn đang ở độ cao lớn.

Phương pháp 3 của 4:

Chữa trị sau khi tiếp xúc với cây sơn độc

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 13

Cân nhắc dùng khăn thấm cồn ngay sau khi tiếp xúc với cây sơn độc. Hiện tượng phát ban hoặc các vết phồng rộp có thể xuất hiện chậm đến 48 tiếng sau khi tiếp xúc, vì vậy bạn đừng đợi đến lúc đó. Nếu bạn biết rằng mình đã tiếp xúc với cây sơn độc, hãy rót cồn tẩy rửa lên vùng da bị phơi nhiễm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, chất độc urushiol không tan hoàn toàn trong cồn, do đó có thể bạn cần dùng khăn giấy hoặc các vật liệu rắn khác chà xát lên vùng da thấm cồn để giảm lượng lớn chất độc.

    Cảnh báo: Cồn có thể khiến bạn dễ bị phơi nhiễm hơn vì nó loại bỏ lớp dầu trên da. Bạn cần tránh những nơi có cây độc mọc trong vòng 24 giờ sau khi thoa cồn, nếu có thể.

    Đeo găng tay dùng một lần trong khi xử lý nếu tay không tiếp xúc với cây.

Mẹo: Một cách thay thế khác tốt hơn là sử dụng chất có hoạt tính bề mặt tốt để liên kết các chất dầu trước khi chúng thấm vào lớp hạ bì. Dùng Fels Naptha (một loại xà phòng truyền thống màu vàng có bán tại các cửa hàng gia dụng) hoặc dung dịch tẩy rửa Spic n Span để rửa kỹ vùng da tiếp xúc với chất độc, chà xát và xả nước kỹ. Lặp lại lần nữa. Không chạm vào quần áo tiếp xúc với cây sơn độc, vì chất dầu vẫn còn trên bề mặt quần áo và sẽ dính vào da.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 14

Rửa tay bằng nước lạnh. Dù thoa cồn hay không, bạn cũng cần cọ rửa vùng da bị phơi nhiễm với thật nhiều nước lạnh. Không dùng nước ấm, vì nước ấm sẽ khiến các lỗ chân lông trên da mở ra và khiến bạn bị phơi nhiễm nhiều hơn. Bạn cũng có thể dùng xà phòng, bột giặt hoặc các sản phẩm chuyên dụng như Tecnu, nhưng cần thường xuyên rửa sạch các sản phẩm này để chúng không làm khô da cùng với chất độc ngấm trong đó.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 15

Điều trị phát ban bằng thuốc kháng histamine hoặc kem dưỡng da. Nếu bị phát ban hoặc nổi các vết phồng rộp, bạn có thể uống thuốc kháng histamine để giảm ngứa. Bạn cũng có thể bôi kem calamine hoặc kem hydrocortisone, hoặc tắm bột yến mạch cũng với mục đích đó.

    Nếu có các mảng phồng rộp lớn và rỉ dịch, có thể bạn phải đến bác sĩ để được điều trị bằng thuốc kê toa mạnh hơn.

    Dịch rỉ ra từ vết phồng rộp không chứa chất độc, do đó nó không làm lây lan tình trạng phát ban.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 16

Tìm sự chăm sóc y tế trong các trường hợp nặng. Nếu nghi ngờ hít phải khói từ cây sơn độc, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, ngay cả khi các triệu chứng chưa xuất hiện. Các trường hợp nghiêm trọng khác có thể cần được bác sĩ chăm sóc bao gồm: phát ban trên mặt hoặc bộ phận sinh dục, diện tích phát ban không thu nhỏ ở bất cứ vùng da nào trong vòng một tuần, mắt sưng húp hoặc khó thở.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 17

Giặt quần áo và rửa các vật dụng tiếp xúc với cây sơn độc. Nếu bạn để nhựa cây sơn độc lưu lại trên quần áo và vật dụng, chúng có thể làm hiện tượng phát ban lây lan nhiều tháng hoặc hàng năm sau lần phơi nhiễm đầu tiên. Đeo găng tay dùng một lần và rửa các vật dụng tiếp xúc với cây sơn độc bằng xà phòng và nước, cồn tẩy rửa hoặc thuốc tẩy pha loãng. Đựng quần áo trong túi dùng một lần khi di chuyển, sau đó giặt bằng xà phòng và nước nóng.

Phương pháp 4 của 4:

Loại bỏ cây sơn độc

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 18

Chờ đến khi cây nở hoa. Thời điểm tốt nhất trong năm để diệt trừ cây sơn độc là từ tháng năm đến tháng sáu, hoặc khi cây nở hoa. Bạn nên đợi đến thời điểm này mới bắt đầu loại bỏ cây sơn độc.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 19

Mặc quần áo bảo hộ. Trước khi bắt đầu, bạn cần đảm bảo che phủ toàn bộ da trên cơ thể. Mặc áo dài tay, quần dài, đi tất và giày kín chân, đeo găng tay. Bước này sẽ giúp giảm nguy cơ bị phơi nhiễm.

Mẹo: Không đeo găng tay cao su hoặc latex, vì các chất liệu này không thể bảo vệ bạn khỏi chất độc của cây sơn.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 20

Sử dụng thuốc diệt cỏ hấp thụ qua lá cây. Loại thuốc diệt cỏ như Roundup là một lựa chọn tốt. Cắt cây hoặc bụi cây còn khoảng 30 cm trên mặt đất, sau đó xịt thuốc diệt cỏ ngay. Đảm bảo xịt tất cả các bộ phận của cây, bao gồm rễ, cành và lá. Bạn có thể phải lặp lại quá trình này nhiều lần. Tiếp tục xịt thuốc cho đến khi không còn dấu hiệu cây mọc.

    Nhớ rằng việc xử lý cây sơn độc bằng thuốc diệt cỏ có thể giết chết các cây khác trong vùng.

Tiêu đề ảnh Identify Poison Sumac Step 21

Vứt bỏ các bộ phận của cây chết. Khi cây sơn độc đã chết, bạn cần thu thập lại mọi bộ phận của cây, bao gồm cả lá rụng, cho vào túi rác và bỏ túi vào thùng rác.

    Không đốt bất cứ bộ phận nào của cây, vì khói từ cây sơn độc có thể gây kích ứng phổi và phát ban khi tiếp xúc với da.

    Cách tốt nhất để tránh bị phát ban do tiếp xúc với cây sơn độc là mặc áo dài tay, quần dài, giày bít khi đi ra ngoài.

    Chất độc urushiol là một chất gây dị ứng có trong cây sơn độc, cây thường xuân độc và cây sồi độc, tuy vẫn tập trung nhiều nhất ở cây sơn độc. Con người có thể bị dị ứng urushiol từ từ, vì vậy bạn đừng cho rằng mình đã an toàn nếu không bị phát ban ngay.

    Không bao giờ đốt các bộ phận của cây cối lấy về từ khu vực có cây sơn độc sinh sống. Việc hít phải dầu từ cây sơn độc có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ hô hấp, thậm chí tử vong.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-di%E1%BB%87n-c%C3%A2y-s%C6%A1n-%C4%91%E1%BB%99c