Nói không trước một yêu cầu có thể sẽ rất khó khăn, đặc biệt là khi yêu cầu đó lại đến từ cấp trên của bạn. Kể cả khi luôn nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, có những lúc điều đó là không thể và bạn buộc phải nói lời từ chối. Trước khi tiếp cận cấp trên, hãy cân nhắc kỹ lý do và hình dung rõ ràng điều muốn trình bày. Thay vì nói “không” một cách thẳng thừng, bạn nên tìm những giải pháp thay thế tích cực hơn.
Phần 1 của 3:
Chuẩn bị câu trả lời của bạn

Đó có thể là những lý do đơn giản, chẳng hạn như trách nhiệm chăm sóc con cái hoặc đã có kế hoạch cho thời gian nghỉ lễ.
Kiểm tra lại mô tả công việc nếu không chắc chắn liệu nhiệm vụ đó có phù hợp với bạn hay không.
Nếu khối lượng công việc đã nhiều và không thể nhận thêm bất kỳ nhiệm vụ nào, bạn cần suy nghĩ cẩn thận về cách thức đề cập đến vấn đề này.

Lên danh sách nhiệm vụ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cũng như thời hạn hoàn thành.
Ước lượng thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ và quyết định liệu có khả năng nào bạn cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ mới này hay không.
Hãy tạo tài liệu gọn ghẽ và rõ ràng – bạn có thể dùng đến nó khi trao đổi với cấp trên.
Đây là cách “chứng tỏ” bạn không thể làm điều mà cấp trên yêu cầu, thay vì chỉ “nói suông” với họ.

Nếu chỉ muốn thay đổi lịch họp vì một nhiệm vụ nào đó, hãy cân nhắc ảnh hưởng của việc đổi lịch đến cấp trên của bạn.
Dành thời gian đặt mình vào vị trí của cấp trên sẽ giúp bạn dự đoán phản ứng mà họ dành cho bạn.

Nói điều gì đó trung hòa và khách quan, chẳng hạn như: “Nếu hoàn thành nhiệm vụ này, tôi sẽ không có thời gian hoàn tất báo cáo chính trong tuần”.
Tránh phản ứng mang tính cá nhân và chủ quan. Đừng nói: “Tôi không thể làm điều này, nó vượt quá khả năng của tôi”.
Phần 2 của 3:
Tiếp cận cấp trên

Trao đổi riêng nếu tình huống cho phép.
Cân nhắc sức ép trong ngày và phong cách làm việc của cấp trên. Nếu họ là con người của buổi sáng, hãy cố trò chuyện trước giờ trưa.
Nếu biết họ luôn là người đầu tiên đến văn phòng, một buổi sáng nào đó, bạn có thể đi làm sớm hơn và trao đổi trước khi những người khác xuất hiện.

Tránh nói: “vâng, nhưng…” bởi có thể cấp trên sẽ chỉ tiếp nhận phần “vâng” và nghĩ rằng bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu biết cách sắp xếp công việc hơn.
Thay vì dùng từ tiêu cực như “nhưng”, hãy cố dùng từ ngữ có tính tích cực hơn.
Ví dụ, thay vì nói: “Tôi biết chị đã yêu cầu tôi làm báo cáo này. Thế nhưng, tôi có quá nhiều việc khác để làm”, hãy thử: “Tôi có ý kiến về việc làm thế nào để sắp xếp lại khối lượng công việc của dự án này”.

Nếu vấn đề nằm ở thời gian, bạn cần lý do rõ ràng và không thể chối cãi để từ chối nhiệm vụ được giao.
Dẫn chứng những ưu tiên quan trọng khác mà bạn đang thực hiện. Ví dụ: “Tuần tới là hạn cuối của báo cáo Mùa xuân rồi. Với việc mới này, tôi sẽ không thể nào hoàn thành báo cáo đúng hạn”.
Nhấn mạnh lợi ích mà công ty cũng như cấp trên thu được khi phân công nhiệm vụ cho người khác bằng cách nhấn mạnh rằng việc bạn cần làm là quan trọng hơn.
Giải thích một cách kiên quyết và trực tiếp nhưng không bốc đồng hay mang tính đối đầu.

Phần 3 của 3:
Đề xuất giải pháp thay thế tích cực

Ghi lại danh sách công việc cần giải quyết và thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ. Nó chứng tỏ bạn đã cân nhắc rất kỹ càng.
Nhờ cấp trên: “Chị có thể giúp tôi sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong công việc được không?”. Nó thể hiện mong muốn có được sự tham gia từ họ trong việc quản lý công việc của bạn.
Nó cho thấy bạn tôn trọng ý kiến của họ và đang tìm kiếm một số chỉ dẫn để có thể làm việc hiệu quả hơn.

Một khi thể hiện được bản thân đã biết sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc và có khả năng phán đoán tốt, nhiều khả năng về sau, bạn sẽ dễ dàng có được sự tin tưởng của cấp trên hơn.
Bạn cũng sẽ chứng tỏ được hiểu biết với những gì đang diễn ra trong công ty và sự quan tâm dành cho khả năng phát triển của đồng nghiệp.

Nếu cho rằng thời gian biểu linh hoạt hơn có thể sẽ giúp bạn thích nghi với những yêu cầu khác nhau của công việc, đừng ngần ngại trình bày ý kiến của bạn.
Luôn cân nhắc văn hóa công ty và xem xét liệu thời gian làm việc linh hoạt có khả thi hay không.
Suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra bất kỳ đề xuất nào. Đừng trình bày ý tưởng chưa được phát triển đầy đủ.
Nếu cấp trên yêu cầu làm gì đó phạm pháp, bạn có mọi quyền để từ chối. Hãy liên hệ với cơ quan có thẩm quyền phù hợp.
Duy trì bình tĩnh và trao đổi một cách điềm đạm.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/N%C3%B3i-kh%C3%B4ng-v%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A5p-tr%C3%AAn