Bạn có thấy những nàng bướm quyến rũ với muôn sắc màu rực rỡ đang tô điểm cho thế giới này thêm tươi đẹp không? Có điều gì đó thật kỳ diệu khi được chứng kiến vòng đời của sinh vật này. Có lẽ vì thế mà việc nuôi bướm từ giai đoạn sâu bướm thường là bài tập thực nghiệm trong lớp. Bắt đầu bằng những chú sâu bướm non, bạn sẽ cho chúng ăn nhiều lá cây và chăm sóc những chiếc kén mà chúng đã tạo ra để bảo vệ mình trong quá trình biến thái thành bướm. Khi xuất hiện vài tháng sau đó, lũ bướm non sẽ cần có không gian rộng rãi để xoè cánh và học bay. Cuối cùng, đàn bướm trưởng thành có thể được thả ra ngoài để tận hưởng ánh nắng mặt trời, không khí trong lành và những bông hoa.
Phần 1 của 3:
Bắt đầu với sâu bướm

Nếu định mua bộ nuôi bướm, bạn nên chọn loài bướm có khả năng sống sót ở nơi bạn sẽ thả bướm. Hãy nghiên cứu đôi chút để biết những loài bướm nào đang sinh sôi trong khu vực bạn ở.
Nếu muốn tự tìm kiếm sâu bướm, bạn cứ ra ngoài trời và nhìn xung quanh. Tìm kiếm những cây chủ sau đây để chọn các loài sâu bướm khác nhau:
Loài sâu bướm/Bướm | Cây chủ |
---|---|
Bướm Vua | Cây bông tai |
Bướm Đuôi Én Spicebush | Cây Spicebush |
Bướm Đuôi Én Ngựa Vằn | Cây Paw-paw |
Bướm Đuôi Én Đen | Cây thì là và mùi tây |

Cho 2-3 con sâu bướm vào một lọ. Nếu tất cả đều biến thành bướm, chúng sẽ cần có nhiều không gian khi chui ra khỏi kén.
Lọ nuôi sâu bướm cần được làm vệ sinh hàng ngày vì sẽ có nhiều chất thải của sâu bướm. Nấm mốc có hại cho sâu bướm có thể phát sinh nếu bạn cứ để nguyên chất thải trong lọ. Bạn có thể lót khăn giấy trong lọ cho dễ dọn dẹp bằng cách thay khăn giấy mới.
Đặt vài chiếc que dài vào lọ để sâu bướm có chỗ để bò. Hãy thật cẩn thận mỗi khi thay khăn giấy để khỏi làm chúng bị thương. Bạn nên chờ cho đến khi sâu bướm bò lên que, nhẹ nhàng nhấc chúng ra ngoài khi thay giấy lót. Nếu bạn có sẵn hai lọ lót khăn giấy thì tốt; khi đó bạn chỉ cần thay đổi qua lại.

Sâu bướm sẽ không chịu ăn lá cây héo hoặc khô, do đó bạn cần đảm bảo phải tìm lá tươi cho chúng. Có lẽ bạn nên trồng cây chủ của loài sâu bướm bạn nuôi để luôn có sẵn cho chúng ăn.
Sâu bướm lấy nước từ lá cây, do đó bạn không cần phải cho thêm nước vào lọ.
Nếu bạn không chắc loại sâu bướm mình nuôi là gì, hãy xem sách hướng dẫn thực địa để biết. Nếu vẫn không tìm được tên của loài sâu đó, bạn nên thả chúng ra, vi sâu bướm sẽ chết nếu bạn cho ăn không đúng loại thức ăn.
Phần 2 của 3:
Giúp bươm bướm non bay

Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng vài tháng và bạn sẽ không thấy chúng hoạt động gì nhiều, nhưng thời kỳ nghỉ ngơi sẽ giúp cho nhộng sống sót và cuối cùng sẽ hoá bướm. Nếu bạn bắt sâu bướm về nuôi trong mùa thu, chúng sẽ kịp hoá bướm vào mùa xuân.

Nếu chiếc kén đính trên que nhưng quá gần đáy lọ, bạn chỉ cần di chuyển chiếc que sao cho nó ở vị trí thích hợp hơn. Nếu cần, bạn có thể nối dài chiếc que bằng cách lấy băng dính dán đầu dưới của chiếc que với một chiếc que khác. Chiếc kén phải được treo ngược trên que, ở gần miệng lọ.
Nếu chiếc kén nằm dưới đáy lọ, bạn phải dán nó vào que. Dùng một giọt keo nóng để nguội dán một cạnh của chiếc kén vào mặt dưới của que, sau đó đặt que ở vị trí thích hợp.

Khi có các dấu hiệu cho biết bướm sắp xuất hiện, bạn cần đảm bảo môi trường trong lọ đủ ẩm và thuận lợi cho chúng.
Đừng hoảng hốt nếu thấy một chú bướm rớt xuống đáy lọ! Nó sẽ trèo lên que lại và tìm một chỗ tốt để treo mình.
Phần 3 của 3:
Thả bướm và cho bướm ăn

Bươm bướm có cơ hội sống sót cao nhất nếu bạn thả chúng về thiên nhiên thay vì cố gắng nuôi trong nhà. Nếu bên ngoài đang lạnh hoặc nếu muốn quan sát lũ bướm trong vài ngày, bạn có thể giữ chúng trong nhà thêm một thời gian ngắn nữa. Cho bướm vào lọ to hơn với nhiều cành cây và cho chúng ăn nước đường (được mô tả chi tiết ở bước sau).

Đừng cho đĩa nước đường vào lọ hoặc rỏ nước đường thành vũng, vì nước đường có thể bám vào bướm và bị dính khiến chúng bay khó khăn hoặc không bay được.

Với con bướm có vẻ yếu ớt hoặc đói, bạn có thể cứu nó bằng cách giúp nó ăn. Pha một ít nước đường và rót vào miếng bọt biển. Nhẹ nhàng cầm đôi cánh bướm giữa ngón cái và ngón trỏ, chú ý đừng kẹp quá chặt. Đặt con bướm lên miếng bọt biển. Loài bướm ăn bằng một chiếc vòi cong. Khi đã khoẻ lại, con bướm sẽ bay đi.
Với con bướm bị rách cánh, bạn có thể dán cánh bướm để giúp nó lành lại. Dùng loại băng keo trong thật mỏng. Nhẹ nhàng cầm thân bướm bằng một tay, tay kia dán một mẩu băng keo nhỏ vào một mặt của cánh bướm. Cách này sẽ gia cố đôi cánh bướm và giúp nó bay trở lại.

Cây bông tai
Thì là
Thì là lá nhỏ
Mùi tây
Bee balm
Bạc hà
Oải hương
Tử đinh hương
Thuỷ lạp
Xô thơm
Cúc Zinnia
Công thức pha mật cho bướm: Cho 1 phần đường và 4 phần nước vào xoong. Đun sôi dung dịch và để nguội.
Một số loài bướm ăn cả hoa quả. Hãy xác định loài bướm bạn đang nuôi và tìm hiểu xem chúng ăn gì.
Nếu cho bướm ăn hoa quả, bạn nhớ đừng để nó lên mốc. Tốt nhất là mỗi ngày bạn nên thay hoa quả tươi vào lồng nuôi bướm.
Quýt là món ăn yêu thích của nhiều loài bướm. Nếu bạn cắt quýt ra thành lát bỏ vào đĩa, chúng có thể bay tới và uống nước quả.
Nếu bạn nuôi bướm trong lọ, hãy cắt nhỏ miếng bọt biển để cánh bướm không bị dính nước đường.
Đừng đục lỗ trên nắp kim loại, vì các cạnh sắc có thể làm bướm bị thương. Bạn nên dùng vải thưa để bọc miệng lọ.
Cánh bướm rất mỏng manh, thế nên bạn phải thật cẩn thận khi chạm vào chúng. Nếu lớp phấn trên cánh bướm bị bong ra, chúng có thể mất khả năng bay.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Nu%C3%B4i-b%C6%B0%C6%A1m-b%C6%B0%E1%BB%9Bm