Luật quốc tế, một thuật ngữ được nhà triết học Jeremy Bentham tạo ra vào khoảng năm 1800, nói đến hệ thống các phán quyết, nguyên tắc và tập quán nhằm điều chỉnh diễn ngôn giữa các quốc gia (ví dụ về nhân quyền, việc can thiệp quân sự, và các quan ngại toàn cầu như biến đổi khí hậu). Ngược lại, luật quốc gia điều chỉnh hành động của các cá nhân và pháp nhân trong phạm vi biên giới của nhà nước có chủ quyền (ví dụ như bộ luật dân sự và đạo luật hình sự).

Phần 1 của 4:

Xem xét các kiến thức cơ bản của luật quốc tế

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 1


Hiểu khái niệm công pháp quốc tế. Khi những nghi vấn và xung đột nảy sinh trong mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền, chúng sẽ được giải quyết theo nguyên tắc của công pháp quốc tế. Hệ thống pháp luật này bao gồm các hiệp ước và phán quyết để diễn giải các hiệp ước đó.

    Luật quốc tế thừa nhận rằng tất cả các bên, các nhà nước có chủ quyền, đều bình đẳng như nhau.

    Xung đột nảy sinh theo công pháp quốc tế có thể được giải quyết thông qua thương lượng ngoại giao hoặc tại Tòa án Công lý Quốc tế. Đây là một tòa án của Liên Hiệp Quốc. Mười lăm thẩm phán được bầu chọn bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc sử dụng tiền lệ pháp lý quốc tế để đưa ra quan điểm và giải quyết tranh chấp pháp lý giữa các chính phủ.

    Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền xét xử trong hai trường hợp: thứ nhất, khi hai quốc gia đồng ý đưa vụ xung đột lên tòa án, thứ hai, khi hiệp ước chỉ định tòa án là cơ quan có thẩm quyền đối với tranh chấp.

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 2

Phân biệt tư pháp quốc tế với công pháp quốc tế. Khi công dân của các nhà nước khác nhau có tranh chấp pháp lý, người ta thường đặt câu hỏi là luật nào sẽ được áp dụng. Câu hỏi về việc chọn luật áp dụng trong các vấn đề dân sự, từ luật hợp đồng đến luật gia đình, đã được thảo luận tại Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế.

    Nói chung, đầu tiên tòa án sẽ xem xét các điều khoản hợp đồng để xác định tòa án nào sẽ có thẩm quyền xét xử. Khi hợp đồng không xác định rõ ngôn ngữ xét xử, tòa án sẽ xem xét bối cảnh tổng thể của hợp đồng, hành vi của các bên khi lập hợp đồng (gọi là chứng cứ cam kết) và liệu rằng các bên có thể thỏa thuận về khu vực tài phán hay không.

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 3

Xem xét các nguồn tài liệu về luật quốc tế. Luật tập quán quốc tế được biên soạn trong Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế. Theo luật tập quán này, các quốc gia thống nhất thực hiện theo một số thông lệ về nghĩa vụ pháp lý.

Phần 2 của 4:

Xem xét các quy tắc của luật quốc gia

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 4

Định nghĩa luật quốc gia (municipal law). Trong cách sử dụng thông thường, cụ thể tại Mỹ, từ municipal nói đến một thành phố hay thị trấn. Tuy nhiên, trong bối cảnh luật quốc tế (international law) thì từ municipal chỉ bất kì thực thể có chủ quyền nào, bao gồm quốc gia, tiểu bang, hạt, tỉnh, thành phố và thị trấn. Tóm lại, từ municipal law chỉ luật nội bộ của một chính quyền.

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 5

Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về luật quốc gia. Luật quốc gia (hay luật nội địa) có hai hình thức chính. Đầu tiên là luật dân sự được cấu thành từ luật thành văn và các quy định để thi hành luật thành văn. Đạo luật được thông qua bởi cơ quan lập pháp của tiểu bang hoặc qua hình thức bỏ phiếu phổ thông. Luật quốc gia cũng được cấu thành bởi thông luật – luật được tạo ra bởi các tòa án cấp thấp và cao của quốc gia.

    Các hình thức phổ biến của luật quốc gia là đạo luật hình sự, luật giao thông, và quy định của chính phủ. Về cơ bản, luật quốc gia điều chỉnh mối quan hệ của công dân với chính phủ.

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 6

Tìm hiểu cơ chế thi hành của luật quốc gia. Luật dân sự và thông luật được thi hành theo những cách rất khác nhau. Ví dụ, các cơ quan hành pháp, từ cảnh sát địa phương đến cơ quan điều tra liên bang, có thẩm quyền thi thành các đạo luật hình sự và dân sự. Ngược lại, thông luật – thường gọi là luật do thẩm phán tạo ra – chủ yếu được đề cập khi xét xử các vấn đề pháp lý như luật hợp đồng hay tranh chấp giữa các doanh nghiệp nội địa.

Phần 3 của 4:

Phân biệt luật quốc tế và luật quốc gia

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 7

Xem xét cách xây dựng luật. Không có đạo luật quốc tế nào. Liên Hiệp Quốc nhất trí về các công ước mà các quốc gia thành viên quyết định phê chuẩn và tuân thủ, nhưng không có thực thể chính quyền quốc tế nào. Luật quốc tế được tạo thành từ các hiệp ước, tập quán và thỏa thuận giữa các quốc gia. Điều này hoàn toàn tương phản với quá trình lập pháp tạo ra luật quốc gia của các quốc gia và nhà nước.

    Hiệp ước quốc tế là thỏa thuận pháp lý có tính ràng buộc giữa các quốc gia. Tại một quốc gia như Mỹ thì hiệp ước là một thỏa thuận được Quốc hội phê chuẩn. Sau khi được phể chuẩn thì hiệp ước cũng có giá trị như luật liên bang (nghĩa là đạo luật). Vì vậy hiệp ước có thể mang các nghĩa khác nhau tùy vào quốc gia hay cơ quan quốc tế đang thảo luận về chúng. Ví dụ như Hiệp ước Versailles, đây là một hòa ước được ký kết sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

    Hiệp định quốc tế thường kém phần trang trọng hơn hiệp ước, mặc dù cộng đồng quốc tế cũng xếp chúng ngang hàng với hiệp ước. Tại Mỹ, hiệp định quốc tế không cần được Quốc hội phê chuẩn, và chúng chỉ được áp dụng trong luật quốc gia (nghĩa là bản thân chúng không thể được thực thi). Một ví dụ về hiệp định quốc tế là Hiệp định Kyoto quy định việc cắt giảm khí thải trên toàn cầu, với mục đích kìm hãm biến đổi khí hậu.

    Tập quán quốc tế được tạo ra khi một quốc gia thường xuyên và kiên định thực hiện đúng theo một thông lệ nào đó do sự ý thức về nghĩa vụ pháp lý. Tập quán quốc tế không nhất thiết được lập thành văn bản và là hình thức ít trang trọng nhất trong các tài liệu về luật quốc tế.

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 8

Nghiên cứu cách thi hành luật. Không có cơ quan cảnh sát nào có thẩm quyền quốc tế toàn vẹn. Thậm chí INTERPOL, một tổ chức có 190 nước thành viên, chỉ đóng vai trò là cơ quan điều phối, cung cấp thông tin và huấn luyện cho lực lượng cảnh sát quốc gia. Khi có tranh chấp giữa các quốc gia, luật quốc tế được thi hành thông qua các hiệp ước, công ước Liên Hiệp Quốc và Tòa án Công lý Quốc tế.

    Trong các tranh chấp pháp lý theo luật quốc gia, vụ kiện sẽ được phán quyết dựa trên luật dân sự dưới hình thức đạo luật, hay theo hệ thống thông luật của tiểu bang xảy ra vụ kiện.

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 9

Tìm hiểu các bên tham gia và tác động đối với họ. Nếu hai bên trong vụ tranh chấp pháp lý là các quốc gia có chủ quyền, bạn có thể mặc định rằng luật quốc tế, các phương pháp quốc tế về thi hành án và giải quyết tranh chấp sẽ được áp dụng. Ngược lại, nếu cả hai bên đều là công dân của cùng một quốc gia thì cơ quan thi hành luật quốc gia, hệ thống tòa án và nguyên tắc xét xử nội bộ sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp.

    Khi tranh chấp xảy ra giữa các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau hoặc giữa cá nhân với chính phủ của một nước khác, tòa án sẽ căn cứ theo các hiêp ước, công ước LHQ hoặc hợp đồng để có thông tin về quốc gia tài phán trước khi thụ lý vụ tranh chấp.

Phần 4 của 4:

Đánh giá mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 10

Phân tích mối quan hệ trên quan điểm của thuyết “dị nguyên”. Nhiều người trong cộng đồng quốc tế xem luật quốc tế và luật quốc gia là hai thực thể tách biệt. Họ cho rằng mỗi hệ thống sẽ điều chỉnh các vấn đề riêng biệt và tồn tại trong thế giới riêng của nó. Quan điểm của họ là luật quốc tế điều chỉnh hành vi của nhà nước và tương tác của các nhà nước với nhau. Mặt khác, họ cho rằng luật quốc gia điều chỉnh hành vi của những người sống trong một nhà nước có chủ quyền.

    Nếu bạn là người theo thuyết dị nguyên thì sẽ nói rằng hai hệ thống này hầu như không tương tác với nhau. Tuy nhiên, nếu họ cho rằng có sự tương tác, thì đó là khi luật quốc gia thừa nhận và tích hợp các nguyên tắc của luật quốc tế. Vì thế luật quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng hơn luật quốc tế. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật quốc tế và luật quốc gia thì tòa án quốc gia sẽ áp dụng luật quốc gia.

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 11

Phân tích mối quan hệ trên quan điểm của thuyết “nhất nguyên”. Người theo thuyết nhất nguyên tin rằng luật quốc tế và luật quốc gia đều là một phần của hệ thống pháp lý. Đối với họ, cả hai hệ thống dựa trên cùng một cơ sở nhằm điều chỉnh hành vi của con người và sự vật.

    Nếu bạn là người theo thuyết nhất nguyên thì luật quốc tế sẽ thắng thế so với luật quốc gia, ngay cả tại tòa án quốc gia.

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 12

Các quốc gia phải tuân thủ luật quốc tế ở mức độ nào? Mặc dù các quốc gia đều có một nghĩa vụ chung là tuân thủ luật quốc tế, nhưng thường có một sự sai lệch lớn trong cách tuân thủ của họ. Nhìn chung, các quốc gia được tự do quyết định cách tích hợp luật quốc tế vào luật quốc gia. Họ xử lý vấn đề này theo nhiều cách khác nhau, nhưng xu hướng chung là theo thuyết dị nguyên. Do đó, hầu hết các quốc gia đều chính thức tích hợp luật quốc tế bằng cách thông qua một số luật quốc gia.

Tiêu đề ảnh Distinguish International Law from Municipal Law Step 13

Đánh giá tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia. Trong bối cảnh quốc tế, luật quốc tế sẽ thắng thế so với luật quốc gia. Tuy nhiên, luật quốc gia là chứng cứ hữu dụng của luật tập quán quốc tế và các nguyên tắc chung của pháp luật. Ngoài ra, luật quốc tế thường để lại các câu hỏi mà chỉ có luật riêng của quốc gia có thể trả lời. Vì vậy, nếu phải ra tòa án quốc tế, bạn có thể sử dụng luật quốc gia để xác định xem có sự vi phạm luật quốc tế hay không. Thậm chí tòa án quốc tế có thể tham khảo luật quốc gia để giúp họ diễn giải luật quốc tế.

    Trong bối cảnh nội bộ (nghĩa là quốc gia), sự tương tác giữa hai hệ thống luật khó đánh giá hơn. Nói chung, các thỏa thuận và tập quán quốc tế ít trang trọng sẽ được thừa nhận và tuân thủ miễn là không mâu thuẫn với luật quốc gia. Nếu có sự mâu thuẫn, luật quốc gia thường được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, các hiệp ước chính thức thường được xem là có giá trị áp dụng ngang hàng với luật quốc gia, miễn là bản thân chúng có thể tự thi hành (nghĩa là tự vận hành trong phạm vi một quốc gia). Nhưng một số quốc gia có quan điểm khác.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-lu%E1%BA%ADt-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-v%C3%A0-lu%E1%BA%ADt-qu%E1%BB%91c-gia