Nhận được lời xin lỗi từ một người ái kỷ đôi khi lại là trải nghiệm khó xử. Bạn có thể cảm thấy tức giận và thất vọng, nhưng kèm theo đó còn là cảm giác áy náy và muốn làm người rộng lượng bao dung. Ái kỷ là một bệnh rối loạn nhân cách nghiêm trọng, nhưng nhiều người cũng tìm được cách duy trì mối quan hệ với những người ái kỷ một cách lành mạnh mà không phải nhượng bộ những đòi hỏi của họ hết lần này đến lần khác. Chúng tôi sẽ mách cho bạn những cách phản hồi lời xin lỗi của người ái kỷ và cho bạn một số lời khuyên về cách quản lý mối quan hệ này để có cảm giác an toàn và được yêu thương.
Phương pháp 1
Nhận biết một lời xin lỗi không chân thành.

Những cụm từ như “Anh xin lỗi vì làm em nổi giận” hoặc “Anh xin lỗi vì làm em buồn bực” hàm ý đổ lỗi cho bạn thay vì xin lỗi vì hành động của họ.
Những câu xin lỗi trống rỗng chỉ với ba từ “Tôi xin lỗi.”
Câu xin lỗi nửa chừng, tuy có dài hơn câu “Tôi xin lỗi” nhưng không thể hiện sự hối lỗi hoặc có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ có ý định thay đổi hành vi trong tương lai.
Các cụm từ phủ nhận là người nói đã sai lầm ngay từ đầu, chẳng hạn như “Đó không phải là lỗi của tôi.”
Phương pháp 2
Hỏi họ có hiểu quan điểm của bạn không.

Một người ái kỷ mức độ cao hoàn toàn không có khả năng đồng cảm với người khác, nhưng đối với người chưa đến mức đó, bạn có thể khơi gợi sự đồng cảm này để xây dựng lại mối quan hệ.
Nếu người này không có dấu hiệu nào cho thấy họ hiểu quan điểm của bạn thì sự giao tiếp với họ sẽ tiếp tục là một thách thức, đơn giản là vì thế giới của người ái kỷ đó không đủ chỗ để họ đặt mối quan tâm của bạn ngang hàng với mối quan tâm của họ.
Phương pháp 3
Truyền đạt các ranh giới của bạn một cách rõ ràng.

Ví dụ, nếu đang đối phó với cha hoặc mẹ là người ái kỷ, bạn có thể nói “Nếu lần sau mà mẹ quát mắng con như vậy thì con sẽ không gọi điện về nhà mỗi tuần nữa mà mỗi tháng mới gọi một lần.”
Phương pháp 4
Cho họ biết rằng họ khiến bạn thất vọng.

Hãy tôn trọng bản thân – đừng nói dối để làm hài lòng họ, và nói rõ rằng những hành động của họ đã gây hại cho mối quan hệ như thế nào.
Phương pháp 5
Nói rằng bạn không thể chấp nhận lời xin lỗi của họ vào lúc này.

Bạn cũng có thể nói điều gì đó như “Em cảm ơn anh đã bỏ thời gian để xin lỗi em, nhưng em vẫn còn rất buồn và chưa thể chấp nhận lời xin lỗi vào lúc này. Để vài tháng nữa mình hãy thử sửa chữa mối quan hệ.”
Phương pháp 6
Giữ an toàn cho bản thân khi họ bùng nổ cơn giận.

Nhớ rằng những hành động của người ái kỷ thường xuất phát từ sự tổn thương sâu sắc. Điều này có thể khiến họ làm tổn thương những người khác vì họ đã từng trải qua đau khổ. Hãy thông cảm với họ trong trường hợp này, nhưng đừng dung dưỡng cho bất cứ hình thức bạo hành nào.
Phương pháp 7
Đặt ra mong đợi cho mối quan hệ tình cảm.

Nếu bạn biết mình không thể mong đợi sự công nhận và tình yêu từ một người ái kỷ thì đừng đòi hỏi điều này khi họ xin lỗi. Hãy tìm kiếm những điều nay ở nơi khác và đề nghị người ái kỷ đó cùng làm những việc dễ thực hiện hơn, chẳng hạn như tôn trọng các ranh giới của bạn.
Nếu bạn nhận thấy mối quan hệ của bạn với người ái kỷ lấy đi của bạn quá nhiều thứ mà không bù đắp cho bạn được bao nhiêu, hãy rời khỏi họ. Việc này có thể rất khó khăn nếu người ái kỷ là người thân trong gia đình, nhưng chỉ cần hạn chế tiếp xúc là bạn cũng sẽ cảm thấy an toàn hơn.
Phương pháp 8
Đề phòng người ái kỷ trả đũa.

Những người ái kỷ không dễ dàng tha thứ nếu họ bị tổn thương. Nếu họ rời xa bạn, hãy cứ mặc kệ họ – nếu thực sự cần bạn thì họ sẽ quay lại.
Phương pháp 9
Chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi một người ái kỷ.

Ái kỷ là một bệnh rối loạn nhân cách nghiêm trọng, đòi hỏi nhiều thời gian trị liệu và tư vấn tâm lý để giúp người ái kỷ gỡ bỏ định kiến về phiên bản vĩ đại của bản thân họ. Thật không may, trị liệu tâm lý là điều mà hầu hết những người ái kỷ không muốn tìm đến.
Phương pháp 10
Tìm một hệ thống hỗ trợ đối xử với bạn theo cách mà bạn xứng đáng được nhận.

Một người ái kỷ sẽ cố gắng khiến bạn tin rằng bạn tệ hơn rất nhiều so với con người thật của mình, nhưng đừng để bị họ đánh lừa. Nếu bạn tin vào hình ảnh của mình do người ái kỷ vẽ ra, bạn sẽ khó mà thoát ra khỏi vòng kìm kẹp của họ.
Phương pháp 11
Tìm một chuyên gia trị liệu để giúp bạn hồi phục.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ph%E1%BA%A3n-h%E1%BB%93i-l%E1%BB%9Di-xin-l%E1%BB%97i-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C3%A1i-k%E1%BB%B7