Người thô lỗ là người không thể hiện sự quan tâm hoặc lòng tôn trọng đối với quyền lợi và cảm giác của người khác. Sự thô lỗ thường diễn ra một cách bất ngờ theo cách khó chịu hoặc gây sốc cho đối phương . Học được cách để phản ứng một cách bình tĩnh và cảm thông với sự khiếm nhã là một kỹ năng đáng giá, đặc biệt nếu bạn thường xuyên phải giao tiếp với những người này. Làm chuyển biến sự thô lỗ là một việc khó khăn, nhưng may mắn thay, có những kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng để làm nguôi ngoai người thô lỗ, bảo vệ bản thân, và thậm chí là cứu vớt mối giao tiếp đang bị trục trặc. Chịu đựng sự khiếm nhã sẽ ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của bạn, vì vậy, bạn nên khám phá các lựa chọn khác nhau cho mình khi đối phó với vấn đề này để xây dựng cuộc sống hạnh phúc và ít căng thẳng hơn.
Phần 1 của 3:
Thiết lập ranh giới

Nếu người khác chen ngang trước mặt bạn khi bạn đang xếp hàng, đây là hành động thô lỗ. Bạn có thể phớt lờ nó, hoặc trở nên quyết đoán. Tùy bạn thấy chuyện đó gây phiền hà cho mình đến mức nào. Tuy nhiên, nếu một người nào đó không xin lỗi khi họ ợ hơi, đây là hành vi thô lỗ, nhưng bạn không cần thiết phải phản ứng với nó.

Một trong những phương pháp giúp bạn luyện tập cách trở nên quyết đoán đó là rèn luyện cách nói chuyện một cách rõ ràng và thận trọng. Duy trì giọng điệu vững chắc và thư giãn, nhưng chân thành.
Nếu người khác chen ngang trước mặt bạn khi đang xếp hàng và bạn muốn lên tiếng, bạn có thể nói: “Xin lỗi Ông/Bà. Có lẽ là ông/bà không trông thấy tôi, nhưng tôi đang đứng xếp hàng trước ông/bà”.

Cố gắng nói theo kiểu “Tôi cảm thấy bị tổn thương khi bạn gọi tôi là kẻ phiền toái vì nó khiến tôi có cảm giác như mình không được xem trọng”.

Bạn có thể nói “Tôi cảm thấy bị tổn thương khi bạn gọi tôi là kẻ phiền toái vì nó khiến tôi có cảm giác như mình không được xem trọng. Mong bạn có ý thức hơn trong việc gọi người khác bằng những cái tên không hay trước mặt tôi”.

Chia sẻ với bạn bè và gia đình quan tâm đến bạn về nó. Nếu người khác nói lên một điều gì đó gây tổn thương cho bạn, bạn nên trò chuyện với người thân yêu của mình về nó để có thể cùng nhau vượt qua sự tấn công.
Lắng nghe tiếng nói của bản thân. Không nên cho phép bản thân chấp nhận điều mà người khác nói về bạn hoặc với bạn là luôn có lý. Thay vào đó, bạn nên lùi lại và xem xét bản thân mình.
Phần 2 của 3:
Hiểu rõ về sự thô lỗ

La hét và có hành vi bạo lực khác, như đập phá đồ đạc.
Không sở hữu hoặc không thể hiện sự quan tâm hoặc lòng tôn trọng đối với quyền lợi và cảm giác của bạn.
Nhắc đến tình dục hoặc chức năng của cơ thể theo cách xúc phạm đến người khác.
Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn được xem là khiếm nhã. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc xem liệu bạn có đang bị bạo hành về mặt ngôn ngữ hay không. Liệu bạn có cảm giác như thể bạn thường xuyên phải cẩn thận để không xúc phạm đến người khác? Bạn có phải là mục tiêu của trò cười khiến bạn cảm thấy tồi tệ? Lòng tự trọng của bạn có liên tục bị hạ thấp?. Nếu có, bạn nên cân nhắc viết đơn khiếu nại với bộ phận nhân sự nếu người đó là đồng nghiệp hoặc rời bỏ người đó nếu họ là người yêu của bạn.

Người khác có thể “so sánh theo chiều đi xuống” để tự cảm thấy mình ưu việt hơn . Đây là chiến thuật điều chỉnh vị thế xã hội, nếu họ có cảm giác có thể bắt nạt bạn bằng sự thô lỗ và lăng mạ, họ sẽ tự cảm thấy mình đang ở vị thế cao hơn. Tất nhiên là nó xuất phát từ sự bất an hơn là tự tin.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi, con người sẽ áp đặt điều mà họ không muốn thừa nhận về bản thân lên người khác. Ví dụ, nếu trong lòng người đó nghĩ rằng ngoại hình của mình không hấp dẫn, người đó sẽ đi nói với mọi người rằng họ xấu xí. Đây là hành động tạm thời chuyển nhượng lại vấn đề cho người khác.
Một người nào đó cũng có thể phản ứng bằng sự khiếm nhã khi họ có cảm giác bị đe dọa. Không nhất thiết bạn phải có đe dọa họ thực sự hay không; họ có thể có cảm giác này chỉ đơn giản vì sự hiện diện của bạn, nếu bạn là người tự tin hoặc sở hữu phẩm chất đáng khao khát.

Nếu người đó là đồng nghiệp, liệu bạn có quên mất phải thực hiện nhiệm vụ nào đó mà sau đó chúng được giao lại cho họ hay không?
Nếu người đó là người thân, liệu có phải bạn đã đứng về phía một người nào đó trong cuộc tranh cãi?
Người đó thậm chí có thể cố gắng giúp đỡ theo cách vòng vo, hoặc muốn kết nối nhưng không biết cách.
Có thể họ vô tình khiến bạn buồn bực, và không biết rằng họ đang trở nên thô lỗ.

Phần 3 của 3:
Phản ứng một cách cảm thông

Ví dụ: “Tôi xin lỗi nếu tôi đã có hành động xúc phạm đến bạn. Tôi không cố ý”.

Ví dụ không tốt: “Bạn thật sự rất thô lỗ với tôi!”
Ví dụ tốt: “Tôi cảm thấy bị tổn thương bởi điều bạn nói”.

Ví dụ: “Tôi rất lấy làm tiếc khi bạn đang buồn bực. Liệu tôi có thể giúp gì, hoặc chúng ta có thể cùng nhau làm gì, để bạn cảm thấy tốt hơn hay không?”.

Xác định cảm giác của bạn. Cố gắng xác định xem điều gì đang diễn ra trong tâm hồn bạn và yếu tố nào sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
Giải thích với đối phương về lý do khiến bạn có cảm giác như vậy. Diễn đạt từ ngữ dựa trên nhu cầu của bạn, hơn là dựa trên hành động sai trái của đối phương. Ví dụ: “Xin lỗi, nhưng tôi đã có một ngày khó khăn và tôi đang rất nhạy cảm. Chúng ta có thể tiếp tục cuộc trò chuyện này sau hay không?”.
Yêu cầu thực hiện một điều nào đó khác đi. Không có gì phải ngượng ngùng khi bạn yêu cầu người khác thực hiện hành vi hoặc hành động cụ thể nào đó, sau khi giải thích quan điểm của bạn.

Đôi khi, hành vi khiếm nhã xảy ra vì chỉ đơn giản là người đó gặp phải một ngày không vui. Có lẽ bạn sẽ nhận thấy rằng sau khi nói ra được nhu cầu của mình và giải tỏa được sự buồn bực, họ sẽ xin lỗi bạn vì đã có hành vi không tốt.
Hít thở sâu và đếm đến 10 trước khi phản ứng trong lúc nóng giận. Phương pháp này sẽ kích hoạt phần nghỉ ngơi-và-lĩnh hội của hệ thần kinh, giúp bạn thư giãn và phản ứng theo cách ít gượng ép hơn.
Nếu người đó trở nên bạo lực, bạn nên nhớ bảo vệ bản thân, cho dù là bằng cách tránh xa khỏi họ hoặc gọi điện cho cảnh sát.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C3%B4-l%E1%BB%97