Chương trình giảng dạy thường bao gồm hướng dẫn giúp giáo viên dạy về nội dung và kỹ năng cho học sinh. Một vài chương trình giảng dạy thường bao gồm kế hoạch chung, trong khi một số khác lại khá chi tiết và cung cấp hướng dẫn cho quá trình học tập mỗi ngày. Phát triển chương trình giảng dạy có thể khá khó khăn, đặc biệt là khi sự kỳ vọng khá cao. Bất kể mọi tình huống, điều quan trọng là bạn cần phải bắt đầu với chủ đề chung và từng bước thêm vào nhiều chi tiết hơn. Cuối cùng, bạn nên đánh giá công việc của mình để xem liệu bạn có cần phải tiến hành thực hiện thay đổi nào đó hay không.
Phần 1 của 3:
Nhìn xa trông rộng

Nếu bạn được yêu cầu phải thiết kế chương trình cho khóa học, bạn nên tự hỏi bản thân về mục tiêu chung của khóa học. Tại sao mình lại dạy tài liệu này? Sinh viên của mình cần phải biết điều gì? Sinh viên sẽ rút ra được bài học gì?
Ví dụ, trong khi phát triển khóa học hè về viết lách cho học sinh phổ thông, bạn cần phải suy nghĩ về kiến thức mà bạn muốn họ nhận được từ bài học. Mục tiêu tiềm năng có thể là hướng dẫn sinh viên cách để viết nên một vở kịch độc diễn.
Giáo viên thường đã được giao sẵn chủ đề và không cần phải làm gì nhiều trong bước này.



Cân nhắc về mức độ thường xuyên mà bạn sẽ gặp gỡ sinh viên của mình. Lớp học được tổ chức một hoặc hai lần mỗi tuần sẽ sở hữu kết quả khác biệt với lớp học diễn ra mỗi ngày.
Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn đang viết chương trình sân khấu. Sự khác biệt giữa lớp học dài hai giờ đồng hồ nhưng chỉ diễn ra một lần mỗi tuần trong vòng ba tuần với lớp học được tổ chức mỗi ngày trong ba tháng sẽ rất đáng kể. Trong ba tuần đó, bạn sẽ chỉ có thể dành 10 phút cho việc diễn kịch. Ngược lại, ba tháng sẽ đủ để bạn sản xuất một tác phẩm hoàn chỉnh.
Không phải mọi giáo viên đều phải áp dụng bước này. Trường tiểu học thường tuân theo tiêu chuẩn của nhà nước về việc bảo đảm giảng dạy một lượng kiến thức nào đó xuyên số năm học. Học sinh thường sẽ phải thi cuối năm, vì vậy, áp lực hoàn thành tiêu chuẩn sẽ khá cao.

Ví dụ, trong khóa học viết kịch trong dịp hè của bạn, bạn sẽ muốn học sinh hiểu được cách viết nên một màn kịch, phát triển nhân vật toàn diện và xây dựng cốt truyện.
Tại Việt Nam, giáo viên thường phải tuân theo tiêu chuẩn giảng dạy của nhà nước về lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu vào cuối năm học.

Phần 2 của 3:
Trình bày thêm chi tiết


Đề tài bài học có thể là một từ hoặc một câu văn ngắn. Ví dụ, bài học về phát triển nhân vật có thể được gọi là “Hình thành nhân vật sâu sắc”.

Suy nghĩ đến khán giả. Bạn nên nhớ rằng có khá nhiều phương pháp để học sinh đạt được kỹ năng và kiến thức nào đó. Bạn nên cố gắng lựa chọn loại sách, sử dụng công nghệ đa phương tiện, và hoạt động có thể thu hút sinh viên.

Ví dụ, câu hỏi cho bài học về phân số của học sinh trung học có thể là “Tại sao sử dụng phép chia không nhất thiết phải khiến mọi con số trở nên nhỏ hơn?”. Câu hỏi cốt yếu cho bài học về sự phát triển nhân vật sẽ là “Bằng cách nào mà quyết định cũng như hành động của một người lại tiết lộ khía cạnh tính cách của họ?”.

Sử dụng phương pháp SWBAT – Students will be able to (Sinh viên có thể). Nếu bạn cảm thấy bế tắc, bạn nên bắt đầu từng mục tiêu học tập với câu nói “Sinh viên có thể …”. Đây là biện pháp phù hợp cả về kỹ năng lẫn kiến thức về nội dung. Ví dụ, “Sinh viên có thể viết bài phân tích dài hai trang giấy về nguyên do tiềm ẩn của chiến tranh Đông Dương”. Điều này sẽ yêu cầu sinh viên phải biết về thông tin (nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Đông Dương) và sử dụng nguồn thông tin đó (viết bài phân tích).

Sử dụng phương pháp đánh giá quá trình. Đánh giá quá trình thường là biện pháp đánh giá nhỏ nhặt, không nghiêm trọng để cung cấp thông tin phản hồi về quá trình học tập. Mặc dù phương pháp này thường là một phần của kế hoạch giảng dạy mỗi ngày, bạn có thể thêm chúng vào phần mô tả bài học. Ví dụ bao gồm viết nhật ký, kiểm tra vấn đáp, bài dán hình ảnh, hoặc hồi đáp ngắn bằng văn viết.
Dùng phương pháp đánh giá tổng kết. Đánh giá tổng kết diễn ra một khi toàn bộ chủ đề đã được giảng dạy. Biện pháp đánh giá này rất phù hợp khi kết thúc bài học hoặc hoàn thành khóa học. Ví dụ cho phương pháp này là bài thi, bài thuyết trình, bài diễn kịch, bài báo cáo, hoặc hồ sơ thể hiện năng lực của sinh viên. Dạng đánh giá này sẽ xoay quanh việc tập trung vào chi tiết cụ thể để trả lời câu hỏi cốt yếu hoặc thảo luận đề tài lớn hơn.
Phần 3 của 3:
Sử dụng một cách hiệu quả

Chuyển thông tin cần thiết từ chương trình giảng dạy vào giáo án. Bao gồm tên gọi, câu hỏi cốt yếu, và mục tiêu bài học mà bạn đang dạy trong suốt tiết học.
Bảo đảm rằng mục tiêu của từng tiết học sẽ giúp sinh viên có thể đạt đến mục tiêu bài học. Mục tiêu của từng tiết học (được gọi là mục tiêu, hoặc “SWBAT”) cũng tương tự như mục tiêu bài học, nhưng cần phải chi tiết hơn. Bạn nên nhớ rằng sinh viên sẽ phải có khả năng hoàn thành mục tiêu khi bài học kết thúc. Ví dụ, “Sinh viên sẽ có thể giải thích bốn nguyên nhân của chiến tranh Đông Dương” là đủ cụ thể để giải quyết trong một tiết học.


Nêu lên câu hỏi then chốt khi kiểm tra lại chương trình giảng dạy. Có phải học sinh đã đạt đến mục tiêu học tập chung? Liệu sinh viên có thể trả lời câu hỏi cốt yếu? Họ có đạt tiêu chuẩn mà nhà nước đề ra hay không? Họ có sẳn sàng cho việc học tập ngoài lớp học? Nếu không, bạn nên cân nhắc xem lại nội dung, trình tự và phong cách giảng dạy của bạn.
Bạn có thể kiểm tra lại bất kỳ một khía cạnh nào trong chương trình giảng dạy, nhưng mọi yếu tố cần phải liên kết với nhau. Bạn nên nhớ rằng bất kỳ một sự xem xét nào mà bạn thực hiện với chủ đề chung cần phải được phản ánh trong các lĩnh vực khác. Ví dụ, nếu bạn thay đổi chủ đề bài học, bạn nên nhớ viết ra câu hỏi thiết yếu, mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá mới.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-gi%E1%BA%A3ng-d%E1%BA%A1y