Sự bẽ mặt là cảm xúc đau khổ mà đôi khi tất cả chúng ta đều phải trải qua. Nó nảy sinh khi chúng ta cảm thấy không có giá trị, hoặc do điều gì đó mà chúng ta đã làm hoặc gì đó đã xảy ra với chúng ta. Đôi khi sự bẽ mặt là phản ứng cho sai lầm của chúng ta, nhưng nó không phải là phương pháp kỷ luật hiệu quả, và không ai đáng bị làm bẽ mặt. Tìm hiểu cách để đối phó với trải nghiệm xấu hổ gây tổn thương và hoạch định đúng hướng trong cuộc sống thường nhật.
Phần 1 của 4:
Chấp nhận bản thân và tiến về phía trước

Xin lỗi vì hành động sai trái, như phạm lỗi tại nơi làm việc và để lại hậu quả lớn.


Tự nhủ rằng con người ai cũng phạm sai lầm và bạn đang cố gắng để làm điều đúng đắn.


Thông thường, cảm xúc hay ký ức đau buồn khiến chúng ta cảm thấy bị tổn thương vì chúng ta tránh biểu lộ nó. Tập đối mặt với xúc cảm mà không bỏ chạy hay thoái lui. Nghĩ về cảm xúc giống như một làn sóng đến và đi. Thử quan sát cơn sóng mà không can thiệp vào cách nó di chuyển. Điều này sẽ giúp bạn tách bạch bản thân khỏi cảm xúc mà không phủ nhận nó.
Phần 2 của 4:
Bảo vệ chính mình khỏi sự bẽ mặt


Lập danh sách các ưu nhược điểm của bạn. Nhờ bạn thân hay người yêu xem xét danh sách và thảo luận với bạn. Nhờ người đó đưa ra ý kiến trung thực và cố gắng tiếp nhận thông tin phản hồi.

Tránh so sánh bản thân với người khác. Sự cạnh tranh duy nhất nên là với chính bản thân. Lý do bạn nên tránh làm điều này là vì bạn không thấy những gì diễn ra thực sự trong cuộc sống của người khác. Bạn có thể đang so sánh chính mình với cách mà họ đang thể hiện bản thân chứ không phải tính cách thực sự của họ.
Thay đổi cách độc thoại. Thay thế suy nghĩ tiêu cực “Tôi không thể làm được” bằng suy nghĩ đầy hy vọng “Điều này khó khăn, nhưng tôi có thể hoàn thành”. Tránh đặt ra yêu cầu vô lý cho bản thân với suy nghĩ về những gì bạn “nên” hay “phải” làm.

Ám ảnh xã hội là nỗi sợ bị đánh giá bởi người khác, với các triệu chứng như lo lắng khi ở xung quanh mọi người, cảm thấy lúng túng và khó khăn khi gặp gỡ người khác.
Rối loạn nhân cách tự mãn biểu hiện bằng việc có xu hướng coi quan điểm không thực tế của mình là quan trọng (như nghĩ rằng bạn là đầu bếp giỏi nhất thế giới mặc dù bạn chưa bao giờ học nấu ăn và không nấu nướng), luôn bận tâm đến chính mình và thiếu sự cảm thông với người khác.
Trầm cảm nặng biểu hiện như có cảm giác buồn bã, thất vọng, và một số cảm xúc tiêu cực khác trong một vài tuần gây cản trở cuộc sống hằng ngày.
Phần 3 của 4:
Áp dụng phương pháp tự giúp chính mình


Bất cứ khi nào ký ức xấu hổ trổi dậy, hãy nói với chính mình “Tất cả mọi người đều có lúc cảm thấy bị bẽ mặt trong cuộc sống. Mình biết mình có thể bình tĩnh lại từ trải nghiệm này”.

Bạn cũng có thể thử các phương pháp khác, như mường tượng có hướng dẫn. Hình dung một trong những nơi bạn thích ở khi trải nghiệm xấu hổ bắt đầu làm phiền bạn. Nơi này có thể là phòng khách với ánh nến, sân bóng đá hay bãi biển đầy nắng.
Giữ bản thân thư giãn sẽ giảm nguy cơ mà bạn cứ chăm chú vào trải nghiệm bẽ mặt. Điều này cũng sẽ giúp bạn xử lý và đối phó với trải nghiệm này mỗi khi chúng xuất hiện trong ký ức. Thông thường, ký ức này sẽ xuất hiện với sự lo lắng. Phương pháp thư giãn sẽ giúp bạn giảm bớt sự lo lắng và làm tiêu tan ký ức không vui.

Phương pháp điều trị tiếp xúc này đòi hỏi bạn dành đủ thời gian trong môi trường căng thẳng để tâm trí thích ứng với sự thực là hiện tại không có gì nguy hiểm. Nếu bạn bước vào căn phòng mà bạn từng bị bẽ mặt, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu, và nhanh chóng rời khỏi, vậy thì sự tiếp xúc thường sẽ không có hiệu quả. Cố gắng bước vào phòng hay đối mặt với tình huống và để cơ thể từ từ thư giãn. Thậm chí hít thở sâu có thể giúp bạn bình tĩnh lại và chấp nhận vị trí hiện tại.
Phần 4 của 4:
Hiểu về trải nghiệm bẽ mặt

Bị xấu hổ ở nơi công cộng, như bị cười nhạo hay chế giễu.
Nhu cầu căn bản bị từ chối, như thức ăn và quần áo.

Liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp tái cấu trúc suy nghĩ và mang lại cho bạn sự hiểu biết lành mạnh và thực tế hơn về tình huống. Nó có thể giúp bạn khôi phục giá trị bản thân và niềm tin vào khả năng của mình sau khi gặp trường hợp xấu bị bẽ mặt.
Tìm bác sĩ chuyên khoa ở địa phương của bạn.


Ví dụ, làm hỏng buổi phỏng vấn hay buổi biểu diễn nhạc sống có thể khiến bạn ngượng ngùng, nhưng đừng xem chúng ở mức bẽ mặt.

Trò chuyện với bạn bè hay thành viên gia đình về trải nghiệm bẽ mặt có thể giúp bạn thể hiện sự thất vọng của mình với ai đó có quan điểm khách quan của người ngoài cuộc.
Tránh khắt khe với bản thân nếu bạn không thể quên cảm giác bẽ mặt ngay lập tức. Đôi khi bạn cần thời gian để vượt qua một trải nghiệm tổn thương.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Qu%C3%AAn-%C4%91i-tr%E1%BA%A3i-nghi%E1%BB%87m-b%E1%BA%BD-m%E1%BA%B7t