Mất đi người bạn đời là một trong những trải nghiệm đau thương nhất mà chúng ta có thể phải trải qua. Bạn có thể sẽ cảm thấy hoàn toàn trống rỗng hoặc sốc nặng; cả thế giới như đang ngừng lại quanh bạn. Việc mất đi một người yêu thương sẽ thay đổi cả cuộc đời bạn, nhất là khi người yêu thương đó cũng chính là một người bạn tri kỷ. Bạn sẽ cảm thấy mất phương hướng và bế tắc, không thể đưa ra thậm chí là những quyết định nhỏ nhặt nhất. Hãy hiểu rằng cũng như vết thương rồi sẽ lành theo thời gian, nỗi đau tinh thần rồi cuối cùng cũng sẽ lành. Dẫu rằng sẽ có những vết sẹo, nhưng bạn chắc chắn có thể sống tiếp. Nhiều người phải trải qua nổi mất mát to lớn và sau một khoảng thời gian, họ vẫn có thể tìm ra cách để sống tốt, đầy đủ, và ý nghĩa – vậy nên bạn cũng có thể làm được.
Phần 1 của 2:
Nói lời tạm biệt

Hãy để bản thân cảm nhận nỗi buồn và cho phép bản thân vượt qua những giai đoạn đó. Đừng cố gắng che giấu những cảm xúc trong bạn.

Thắp nến để tưởng niệm họ.
Mang hoa đến viếng mộ của họ và tâm sự với họ. Hãy để họ biết điều bạn đang nghĩ.
Làm điều mà bạn đã từng thích làm cùng nhau trong khi đang hồi tưởng lại mọi thứ tuyệt vời về người bạn đời.


Khi bạn chìm ngập trong nỗi thương tiếc, bạn có thể trải qua những cảm giác như buồn khổ, tuyệt vọng, đau lòng, chán nản hay thiếu sức sống, khóc than, chán ăn, thiếu ngủ, mất tập trung, nhớ về những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn, và/hoặc có cảm giác yếu đuối của sự tự trách.
Còn khi bị trầm cảm, bạn có thể sẽ trải qua một số triệu chứng của cảm giác thương tiếc, cùng với đó là những cảm giác như thấy bản thân không có giá trị và trống rỗng, vô dụng, rất đáng trách, có ý nghĩ muốn tự tử, mất hứng thú vui chơi, vô cùng mệt mỏi, và/hoặc sụt cân nhanh.
Để ý cảm giác của bạn khi nghĩ đến các kỷ niệm đẹp về người chồng/vợ quá cố. Phải chăng những kỷ niệm ấm áp về người bạn đời khiến bạn thấy an ủi và nhẹ nhõm hơn? Hay bạn cảm thấy quá trống rỗng và mất mát đến nỗi những kỷ niệm đẹp cũng không thể xoa dịu vết thương lòng? Nếu bạn đang trải qua trường hợp thứ hai, thì đó chính là dấu hiệu nói lên rằng bạn đang bị trầm cảm.

Nếu một ai đó bảo bạn rằng bạn chưa đau lòng đúng mức, hãy cảm ơn họ vì đã quan tâm bạn và nói rằng mỗi người có cách thể hiện sự đau buồn khác nhau.
Bạn có thể tình cờ gặp một người nào đó mà họ nghĩ rằng vết thương lòng của bạn đã được chữa lành “quá nhanh” hay “quá chậm” và rằng bạn đang bế tắc vì cảm thấy đau khổ sau việc mất đi người chồng/vợ yêu quý của mình. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy luôn nhớ rằng dù người đó có thể có ý tốt và họ chỉ muốn bạn chữa lành vết thương lòng, nhưng chính bạn mới là người quyết định thời điểm mà bạn sẵn lòng buông bỏ mọi thứ đã qua và sống tiếp.

Dẫu là vậy, nhưng sự ra đi vĩnh viễn của người bạn đời sẽ khiến bạn phải đối mặt với sự thay đổi to lớn. Tốt nhất là không nên đưa ra bất cứ thay đổi đột ngột nào trong khi bạn vẫn đang tìm cách xoay xở trước sự mất mát to lớn này.

Đừng nghĩ rằng khi bận rộn thì bạn sẽ quên đi người bạn đời quá cố của mình hay bạn đang tỏ ra không tôn trọng họ. Cuộc sống đòi hỏi bạn phải tập trung và cố gắng. Bận rộn với cuộc sống là chuyện bình thường, và đó không phải là dấu hiệu nói lên rằng bạn đang quên chàng.
Phần 2 của 2:
Chăm sóc bản thân

Hiểu rằng thú cưng sẽ không thể thay thế tình yêu của bạn và chúng cũng cũng không có vai trò đó, nhưng thú cưng có thể khiến bạn cười vui vẻ và lắng nghe khi bạn muốn trò chuyện với chúng để lấp đầy một ngày cô đơn.

Tiến hành một cách chậm rãi; lúc đầu bạn chỉ nên làm tình nguyện khoảng một giờ trong một tuần một lần và cảm nhận điều đó có tác dụng như thế nào đối với bạn, sau đó phát triển dần từ nền tảng đó khi bạn đã sẵn sàng.

Chẳng hạn như nếu bạn và người bạn đời của mình đã từng đi mua sắm cùng nhau ở một cửa hàng nào đó, thì bạn nên nghĩ tới việc đổi địa điểm mua sắm để tránh bị nỗi buồn xâm chiếm.
Một trường hợp khác, bạn cũng có thể chìm ngập trong nỗi đau tinh thần khi lái xe qua quán ăn thân quen,nơi mà người chồng/vợ quá cố của bạn từng thích đến. Bạn có thể xử lý việc này bằng cách đi tuyến đường khác để đến nơi mà bạn muốn đến. Nhưng nếu không thể đi tuyến đường khác, bạn có thể chọn cách dành một ít thời gian trong ngày để bản thân trải nghiệm cảm giác đau buồn có thể sẽ xảy ra khi phản ứng với tình huống này. Chẳng hạn như, bạn có thể rời khỏi một vài phút sớm hơn bình thường để bản thân có thể bộc lộ nỗi buồn khi ở trong xe.
Có thể bạn không biết điều gì có khả năng khiến bạn đau buồn cho tới khi bạn trải nghiệm chúng. Khi mà bạn đã tìm ra những nhân tố khơi lại nỗi buồn, hãy ghi chú lại để có thể tìm ra cách xử lý khi lần sau bạn đối mặt với chúng.

Bạn nên đặt ra mục tiêu tập thể dục aerobic 30 phút mỗi ngày.
Cố gắng ăn uống theo chế độ cân đối gồm thịt nạc, đậu, ngũ cốc, trái cây, và rau xanh. Tránh ăn quá nhiều chất béo hay đường.
Dù lượng nước mà bạn nên uống mỗi ngày thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, hãy đề ra mục tiêu uống khoảng tám ly nước mỗi ngày, nhưng không nên bắt ép bản thân khi bạn uống ít hơn khoảng đó, bởi vì con số tám không phải là con số thần kỳ.
Đề ra mục tiêu ngủ khoảng bảy hay tám tiếng mỗi đêm, bạn có thể điều chỉnh khi cần thiết để bản thân cảm thấy được thư giãn khi thức dậy vào buổi sáng.

Nếu bạn là nam giới thì xin đặc biệt cảnh giác với việc lạm dụng rượu, vì rõ ràng là nam giới có khuynh hướng dùng rượu giải sầu nhiều hơn nữ giới.

Để gia nhập cộng đồng, hãy chú ý tới các tờ rơi ở khu vực quanh nhà bạn, hỏi thăm những người hàng xóm, hay lên mạng tìm những sự kiện mà bạn có thể tham gia.

Để tìm một nhà tâm lý gần nơi bạn sống, hãy thử truy cập trang web này.

Bạn có thể tìm sự ủng hộ từ nhiều nhóm bằng cách truy cập mạng xã hội, nhờ đến chuyên gia tâm lý hay chuyên gia tư vấn, hoặc cũng có thể tìm từ tờ báo địa phương.

Điều quan trọng nhất là hãy cố gắng sống thoải mái và hạnh phúc. Giấc mơ của bạn có thể trở thành hiện thực và lấp đầy khoảng trống trong đời bạn. Bạn sẽ gặp gỡ những người mới và nhận ra rằng cuộc sống vẫn có thể thú vị và thoải mái thậm chí khi bạn một mình.
Hiểu rằng bạn không chỉ có một mình.
Cân nhắc việc gặp chuyên gia tâm lý và tư vấn hay tham gia vào hội những người cùng cảnh ngộ ủng hộ nhau.
Nếu bạn đang nghĩ tới việc tự tử thì vẫn có nhiều lựa chọn khác tốt hơn. Hãy chia sẻ về nỗi đau mà bạn đang trải qua lúc này điều khiến bạn tin rằng tự tử là cách duy nhất để giải thoát khỏi nỗi đau. Hãy sẵn lòng dành vài phút chia sẻ về vấn đề của bạn.
Khi bạn không còn người bạn đời, những người bạn chung của cả hai vợ chồng có thể sẽ dần xa rời bạn. Chuyện đó thật buồn, nhưng đôi khi nó lại xảy ra. Hãy mở lòng làm quen những người bạn mới.
Quan tâm nhu cầu của các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình, con cái, hay con cháu, để giúp bản thân tập trung vào điều thực sự quan trọng trong cuộc đời bạn và cũng giúp tạo nên dự định mới cho một cuộc sống tích cực.
Sắp xếp lại những đồ vật kỷ niệm và tranh ảnh để bạn không phải đối mặt với những điều làm bạn nhớ về người bạn đời quá cố khi trở về nhà. Bạn nên mua những món đồ mới có thể mang lại niềm vui sinh khí cho ngôi nhà, dần dần khiến nó trở thành tổ ấm của bạn.
Treo tờ áp phích với những câu nói tích cực trích từ những quyển sách hay về sự đau thương và đặt chúng ở nơi có thể dễ dàng nhìn thấy.
Tự tử không phải là cách để giải thoát. Nếu bạn đang nghĩ tới việc tự tử, hãy gọi đến đường dây nóng, gọi cho một người bạn nào đó, hoặc đến gặp một chuyên gia tâm lý ngay lập tức!