Theo luật hấp dẫn, bạn có thể thu hút những điều tích cực hoặc tiêu cực vào cuộc sống thông qua suy nghĩ và hành động của mình. Đây là quy luật dựa trên giả thuyết cho rằng mọi thứ được tạo nên từ năng lượng, nên năng lượng mà bạn phát ra sẽ quay về với bạn. Nếu bạn đã sẵn sàng sử dụng luật hấp dẫn để cho vũ trụ biết mong muốn của mình, hãy bắt đầu bằng việc hình thành tư duy tích cực để bạn có thể tỏa ra nguồn năng lượng tích cực. Việc tiếp theo là thực hiện những hành động hướng đến mục tiêu của bạn và đối mặt với những trở ngại bằng thái độ lạc quan.
Phương pháp 1 của 3:
Xây dựng tư duy tích cực

Theo cách vận hành của luật hấp dẫn thì điều bạn nghĩ là điều bạn mong muốn trong cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn nghĩ “Ước gì xe của mình đừng hỏng nữa”, bạn vẫn đang tập trung vào chiếc xe cũ, không phải xe mới.
Một ví dụ khác là bạn nên tự nhủ với bản thân rằng “Mình sẽ học tập chăm chỉ để có kết quả tốt” thay vì “Hy vọng mình không thi rớt”.

Lời khuyên: Theo lý thuyết về luật hấp dẫn, vũ trụ chỉ “hiểu” từ ngữ mà bạn dùng, không phải ý định đằng sau những từ đó. Điều đó có nghĩa là “không nợ nần” sẽ gửi vào vũ trụ thông điệp “nợ nần”.

Luôn hình dung bạn là người thành công. Ví dụ, tưởng tượng bạn được thăng tiến trong công việc thay vì chỉ là hoàn thành những việc thường ngày. Chắc hẳn bạn không chỉ muốn có công việc đáng mơ ước mà còn muốn đạt thành tích xuất sắc trong công việc.

Ví dụ, hãy viết 3 điều mà bạn biết ơn vào mỗi buổi sáng trước khi bước ra khỏi giường. Đây là cách giúp bạn bắt đầu ngày mới với tâm trạng tốt.

Bạn có thể tìm các bài thiền hướng dẫn trên mạng hoặc dùng ứng dụng như Calm, Headspace hoặc Insight Timer.
Thiền cũng có thể giúp bạn làm chủ cảm xúc của mình, và từ đó điều tiết cảm xúc một cách hiệu quả.
Để có thể thiền một cách hiệu quả, bạn cần thực hành thường xuyên. Vì vậy, bạn nên đặt mục tiêu thiền mỗi ngày.

Ví dụ: bạn cảm thấy lo lắng về việc trở nên lúng túng trong khi thuyết trình. Trong trường hợp này, hãy trả lời những câu hỏi sau: Chuyện này có thể xảy ra không? Chuyện này đã từng xảy ra chưa? Có vấn đề gì nghiêm trọng khi bạn thuyết trình không tốt không? Bạn có còn nghĩ về chuyện này sau một năm không? Như vậy, bạn sẽ nhận ra nỗi lo của mình là không cần thiết.
Ngoài ra, đây cũng là cách giúp bạn hình dung về cuộc sống của mình sau 5 hoặc 10 năm. Những điều bạn lo lắng có còn đáng bận tâm trong tương lai không? Có lẽ là không. Ví dụ, bạn lo lắng về việc không hoàn thành tốt bài kiểm tra, nhưng sau 5 năm chắc chắn bạn sẽ không còn nhớ đến bài kiểm tra này nữa.
Lời khuyên: Nếu bạn không thể dừng lo lắng, hãy viết suy nghĩ của bạn vào nhật ký và đặt quyển nhất ký sang một bên để bạn không còn nghĩ ngợi lung tung nữa.

Ví dụ, bạn có thể bắt gặp bản thân đang nghĩ “Mình không ngừng nỗ lực nhưng lại không đạt được gì cả”. Trong trường hợp này, bạn nên dừng lại và xét xem vì sao bạn có suy nghĩ đó. Tiếp theo, hãy liệt kê những điều tích cực mà bạn từng có trong quá trình hoàn thành mục tiêu, chẳng hạn như học được những điều mới mẻ hoặc có thêm trải nghiệm mới. Việc cuối cùng là nhìn nhận khía cạnh tích cực của sự việc. Bạn có thể tự nhủ rằng: “Mình đang tiến bộ hơn theo thời gian và mình tự hào vì điều đó”.
Dần dần, suy nghĩ tích cực mà bạn chọn một cách có ý thức sẽ trở thành một phần trong tiềm thức của bạn, và bạn sẽ tự động nghĩ đến điều tích cực.
Phương pháp 2 của 3:
Hành động

Ví dụ, bạn sẽ dán ảnh ngôi nhà yêu thích, chiếc xe ô tô mà bạn muốn, chức vụ công việc mà bạn hằng ao ước và một cặp tình nhân lên bảng tầm nhìn.
Lưu ý, bảng tầm nhìn không phải là đũa thần. Để có được những gì bạn mong muốn, bạn cũng cần hành động.


Lời khuyên: Cố gắng dành thời gian cho mục tiêu của bạn vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ví dụ, mỗi sáng bạn sẽ dậy sớm hơn 15 phút để hoàn thành mục tiêu. Tương tự như vậy, bạn có thể dành nửa giờ nghỉ trưa mỗi ngày để theo đuổi mục tiêu.

Ví dụ, bạn quyết tâm dành nửa tiếng mỗi ngày cho mục tiêu của mình, nhưng bạn chỉ thực hiện được trong ngày đầu tiên. Hãy chấp nhận rằng bạn đã không hoàn thành công việc và cân nhắc điều chỉnh thời hạn nếu cần. Có lẽ bạn nên giảm xuống còn 15 phút ngày để xem mình có thể hoàn thành mục tiêu nhỏ này không.

Chẳng hạn như khi bạn muốn đi chơi cùng bạn bè, thay vì nói “Ước gì mình có kế hoạch đi chơi vào cuối tuần này”, bạn nên nói “Mai ơi, bạn có muốn đi xem phim vào tối thứ sáu không?”
Nếu bạn cần bạn cùng phòng giúp đỡ trong việc dọn dẹp phòng ốc, đừng nói “Ước gì chỗ này sẽ sạch hơn”. Hãy nói “Bạn vui lòng cho quần áo bẩn vào túi giặt và không xếp vật dụng cá nhân ở nơi sinh hoạt chung”.

Ví dụ như khi bạn có suy nghĩ “Mình không thể nói tốt khi đứng trước đám đông”. Hãy phủ nhận suy nghĩ đó bằng cách nhìn nhận sự thật rằng không ai hoàn hảo cả và kỹ năng của bạn sẽ cải thiện thông qua việc tập luyện. Từ đó, bạn sẽ nói với bản thân rằng: “Kỹ năng nói trước đám đông của mình dần cải thiện sau mỗi lần thực hành”.
Bạn nên nói với bản thân lời khẳng định tích cực như “Mình đang có cuộc sống như mơ”, “Mình thành công” hoặc “Mình lan tỏa niềm vui” trong suốt cả ngày.
Phương pháp 3 của 3:
Đối mặt với những trở ngại

Chẳng hạn như trong trường hợp xe của bạn bị va quẹt khi tham gia giao thông. Đây là tai nạn và bạn không phải là người gây ra chuyện đó. Đừng đổ lỗi cho bản thân!
Không ai có cuộc sống hoàn hảo mà không hề có chút khó khăn nào, kể cả khi áp dụng công cụ như luật hấp dẫn.

Ví dụ, bạn mất đi công việc mà mình từng ao ước. Trong trường hợp này, thay vì liên tục nghĩ về chuyện mất việc, bạn nên chấp nhận sự thật. Việc tiếp theo là rút kinh nghiệm để bạn có thể làm tốt hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, đừng thúc ép bản thân tìm ra bài học hoặc điều tích cực trước khi bạn sẵn sàng.
Ví dụ, việc thi rớt sẽ dạy bạn cách trở thành học sinh/sinh viên có thành tích học tập tốt hơn; và bạn sẽ biết mình mong muốn điều gì trong một mối quan hệ tình cảm sau khi chia tay một cuộc tình.

Lấy ví dụ bạn bị mất việc, thay vì rầu rĩ, bạn nên làm mới hồ sơ xin việc và tìm việc mới. Trong khoảng thời gian tìm việc, bạn có thể tham gia một khóa học trực tuyến miễn phí để cải thiện kỹ năng làm việc của mình.
Lời khuyên: Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy lên tiếng. Nhận sự giúp đỡ từ người khác cũng là một phần trong việc làm chủ tình hình.
Luật hấp dẫn không giống như việc gửi điều ước vào vũ trụ. Trên thực tế, bạn chỉ đang tập trung vào việc lan tỏa năng lượng tích cực để có thể thu hút nhiều sự tích cực hơn.
Để có tâm trạng tốt, bạn có thể nghe bài hát yêu thích, dành thời gian cho các sở thích của mình hoặc gặp gỡ bạn bè. Đây là cách giúp bạn duy trì sự tích cực.
Bắt đầu bằng việc tập trung vào những mục tiêu nhỏ và dễ đạt được để bạn có thể hiểu cách vận hành của luật hấp dẫn. Ví dụ, bạn sẽ tập trung vào việc đạt kết quả học tập tốt hoặc nhận nuôi thú cưng. Như vậy, bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu.
Hãy kiên nhẫn vì mọi thay đổi đều cần thời gian. Nếu để cho bản thân buồn bực, bạn sẽ gửi những suy nghĩ tiêu cực vào vũ trụ, khiến bạn mất nhiều thời gian hơn trong việc đạt được những gì mình mong muốn.
Tránh lo lắng vì đây là hành động gửi vào vũ trụ thông điệp rằng bạn mong đợi điều tồi tệ xảy ra. Ngược lại, bạn nên hình dung về một tương lai tích cực.
Đừng đổ lỗi cho bản thân vì những khó khăn mà bạn gặp phải! Những vấn đề về sức khỏe hoặc hành động của người khác đều không phải là lỗi của bạn.
Đừng tập trung vào một người hoặc vật cụ thể. Ví dụ, đừng cố gắng khiến ai đó yêu bạn. Thay vào đó, hãy hình dung về một mối quan hệ lành mạnh, viên mãn bên người phù hợp với bạn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-lu%E1%BA%ADt-h%E1%BA%A5p-d%E1%BA%ABn