Quế (tên khoa học là Cinnamomum velum hay C. cassia) từ lâu đã được xem là “thực phẩm tuyệt vời” trong nhiều nền văn hóa và các nhà khoa học đã chứng mình rằng các thành phần dầu hoạt tính của quế như cinnamaldehyde, cinnamyl acetate và cinnamyl alcohol mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu y học về mức độ lợi ích đối với sức khỏe của quế và các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được rằng quế có thực sự giúp chống lại bệnh tật hay không, nhưng quế vẫn có tác dụng trị liệu với một số chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa và các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ hay cảm lạnh.
Phương pháp 1 của 3:
Dùng Quế để Điều trị Cảm lạnh hoặc Cảm cúm

Tiêu thụ coumarin thường xuyên có thể gây ra vấn đề về gan. Nó còn có thể phản ứng với thuốc điều trị tiểu đường nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc dùng quế được an toàn.

Chọn bột quế nếu muốn dùng để nêm món ăn.
Cho thanh quế vào nồi khi nấu cơm.
Nếu được bác sĩ khuyên dùng quế để kiểm soát nồng độ đường huyết, bạn có thể mua quế dạng chiết xuất ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe vì chúng đã được loại bỏ hoàn toàn coumarin.



Nhờ đặc tính kháng khuẩn nên quế được dùng làm chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.
Phương pháp 2 của 3:
Dùng Quế để Hỗ trợ Sức khỏe Tiêu hóa

Thanh quế rất tốt khi dùng để làm nước uống nhưng sẽ khó tính liều lượng.

Tiêu thụ quá nhiều quế có thể gây nguy hiểm, do đó bạn chỉ nên tiêu thụ 1 thìa cà phê mỗi ngày, tương đương 4-5 g.
Nếu bị tiểu đường, hãy trao đổi với bác sĩ về tác động của quế đối với nồng độ đường huyết. Không dùng quế để thay thế insulin.

Thử uống trà quế (1 thìa cà phê quế pha với nước nóng) sau bữa ăn.
Hoặc cho nửa thìa cà phê quế vào cà phê uống sau bữa ăn.

Chất xơ còn giúp ích cho người bị kích thích ruột và giảm táo bón hoặc tiêu chảy.

Mặc dù quế có vị ngon khi được kết hợp với bánh nướng nhưng việc cho quế vào đồ ăn nhiều chất béo sẽ không giúp hạ cholesterol.
Phương pháp 3 của 3:
Hiểu rõ Nguy cơ Tiềm ẩn

Một số bằng chứng cho rằng quế có thể giúp điều hòa đường huyết cho người bị tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dùng quế để thay thế insulin.

Luôn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn tiêu thụ quế thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.



Ngửi mùi để kiểm tra độ tươi của quế. Phải đảm bảo rằng quế có vị ngọt, tức mùi của quế tươi.
Chọn quế được trồng hữu cơ để đảm bảo quế không bị chiếu xạ. Quế bị chiếu xạ có thể bị hụt giảm lượng vitamin C và carotenoid.
Quế Tích Lan còn được biết đến là quế thực sự và được trồng chủ yếu ở Sri Lanka, nước Cộng hòa Seychelles, nước Cộng hòa Madagascar và Nam Ấn Độ. Quế nhục hay quế Cassie, quế Trung Quốc có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và cũng được trồng ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Hiện có khoảng 250 loại quế được công nhận. Quế được bán cho người tiêu dùng có thể là hỗn hợp của nhiều loại nhưng cũng giống như hầu hết những thực phẩm khác, giá càng cao thì chất lượng quế càng tốt.
Nếu phải phẫu thuật, bạn nên ngừng sử dụng quế để làm thuốc chữa bệnh ít nhất 1 tuần trước đó để tránh biến chứng do loãng máu. Dùng một lượng nhỏ làm gia vị sẽ không sao nhưng cần trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quế làm thuốc chữa bệnh.
Tiêu thụ quế nhục hàm lượng cao có thể gây độc tính vì hàm lượng coumarin cao. Quế Tích Lan thường đã được xử lý loại bỏ coumarin.
Quế tươi, chất lượng cao
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-Qu%E1%BA%BF-Ph%E1%BB%A5c-v%E1%BB%A5-L%E1%BB%A3i-%C3%ADch-S%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe