Hôn nhân đòi hỏi phải dựa trên mối quan hệ tin tưởng. Khi niềm tin đã bị phá vỡ – do ngoại tình, lạm dụng chất kích thích, lừa dối, hoặc một điều gì khác – cả hai người cần phải có ý thức nỗ lực để tái xây dựng cuộc hôn nhân. Hôn nhân có thể được tái thiết lập bằng cách khôi phục lại niềm tin. Có khá nhiều bước cụ thể mà mỗi người có thể thực hiện để tái xây dựng cuộc hôn nhân của mình.
Phần 1 của 3:
Đưa ra Quyết định

Đôi khi, con người quyết định từ bỏ cuộc hôn nhân của mình thay vì tái xây dựng nó. Trong trường hợp này, bạn đang mất thời gian cho việc cố gắng hàn gắn thay vì tiến bước. Bạn thậm chí có thể nhận thấy rằng mối quan hệ tình cảm với người bạn đời của bạn sẽ cải thiện hoặc thay đổi sang tình bạn một khi bạn quyết định không muốn xây dựng lại cuộc hôn nhân này.
Chỉ có bạn mới có thể quyết định xem liệu bạn có muốn hàn gắn lại cuộc hôn nhân hay không. Bạn bè và người thân của bạn sẽ trình bày ý kiến của họ về điều mà bạn nên làm. Đây là hành động vô cùng tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ có bạn mới biết rõ điều đúng đắn nhất cho bản thân và đưa ra quyết định.
Có con sau khi kết hôn sẽ không làm vấn đề phức tạp hơn, nhưng ở với nhau chỉ vì con cái thì không phải là ý hay. Con trẻ sẽ thích nghi với việc bố mẹ ly hôn.

Đôi khi người ta dần trở nên xa cách. Con người bạn cách đây 10 năm có thể không giống bạn của ngày hôm nay. Nhưng vợ/chồng bạn thì không thay đổi theo cách tương tự, và điều này sẽ gây ra rắc rối. Điều đó không có nghĩa một trong hai bạn là người xấu.
Quan trọng là bạn phải làm rõ với đối phương về những gì anh/cô ấy muốn. Có thể họ cũng không cảm thấy hạnh phúc.
Nhiều cặp đôi mới cưới thường có những suy nghĩ cụ thể về cuộc hôn nhân hoàn hảo. Khi những suy nghĩ này không được nhìn nhận, họ có thể cảm thấy như bị phản bội. Điều quan trọng là bạn cần phải biết rằng cảm xúc này là một phần trong hôn nhân.
Người từng trải qua cuộc khủng hoảng trong hôn nhân thường sẽ xây dựng cuộc hôn nhân bền vững hơn về lâu dài.
Một phần của việc đưa ra quyết định tái xây dựng cuộc hôn nhân đó là cân nhắc kỳ vọng của bản thân về vấn đề này. Nếu bạn và vợ/chồng bạn có những mong đợi khác nhau trong hôn nhân, cả hai cần phải tìm cách để thỏa hiệp.
Cả hai vợ chồng đều phải quyết tâm xây dựng lại cuộc hôn nhân. Việc này đòi hỏi nhiều nỗ lực về mặt cảm xúc, nếu một trong hai người không sẵn sàng cố gắng thì sẽ không thể thành công. Mặc dù điều này rất rõ ràng, nhưng đôi khi một bên rất nỗ lực khắc phục cuộc hôn nhân mà bên còn lại không xem trọng vấn đề này.
Biết rõ bạn muốn một kiểu hôn nhân như thế nào. Mỗi người sẽ có những mong muốn khác nhau, và một cuộc hôn nhân tốt thường sẽ có các mong đợi rõ ràng, có chung tầm nhìn và mục tiêu mà sẽ khác nhau ở mỗi cặp đôi. Nhưng đầu tiên bạn cần phải biết rõ mình muốn gì. Tái xây dựng cuộc hôn nhân là cơ hội để bạn kiểm tra xem điều gì không ổn ở bạn và bạn cần thay đổi những gì.

Sẽ khá khó khăn để bạn có thể một mình thay đổi khuôn khổ giao tiếp tiêu cực. Nếu bạn đang cố gắng đưa ra quyết định tái xây dựng cuộc hôn nhân, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác để học cách nhận biết cách thức giao tiếp khiến bạn cảm thấy thất vọng, bất an, hoặc muốn ngừng trò chuyện với đối phương.
Khi bạn và vợ/chồng bạn trở thành như “bạn cùng phòng” thay vì đối tác thân mật, chuyên viên tư vấn hoặc nhà trị liệu có thể giúp bạn nhớ về cảm giác gần gũi ban đầu.
Nếu bạn cảm thấy rằng lý do duy nhất khiến bạn muốn hàn gắn cuộc hôn nhân đó là vì lũ trẻ nhà bạn, bạn nên trò chuyện với chuyên gia. Nhìn chung, ở bên nhau chỉ bởi vì con cái thường là lý do không đủ mạnh mẽ để bạn quyết định hàn gắn tình cảm của cả hai.

Tránh chia sẻ thông tin chi tiết về tội lỗi trong quá khứ. Ám ảnh về việc nhắc lại sự phản bội trong quá khứ sẽ không giúp vợ/chồng bạn tiến bước.
Một câu trả lời quan trọng với người này nhưng có thể không quan trọng với người khác. Hãy để vợ/chồng bạn quyết định xem họ cần bạn thổ lộ vấn đề gì.
Nên nhớ cho dù bạn đã “khai” tất cả, nhưng cần có thời gian để xây dựng lại niềm tin. Vợ/chồng bạn có thể không muốn bạn có tài khoản ngân hàng riêng hay đi uống nước với bạn bè khác giới. Bạn phải tìm cách xây dựng lại niềm tin, chẳng hạn không liên lạc với một số người nào đó, đổi việc, hoặc cai rượu ngay cả khi không có mặt người kia.
Tìm hiểu thêm về lý do cá nhân trong việc phá vỡ niềm tin với vợ/chồng bạn có thể sẽ khá hữu ích. Điều này có nghĩa là tìm hiểu về sự yếu đuối và bất an về mặt cảm xúc của bạn. Hãy cởi mở về quá trình này với vợ/chồng bạn.
Không bao giờ được đổ lỗi cho người khác cho sự phản bội của bạn. Nếu bạn quyết định muốn tái xây dựng cuộc hôn nhân của mình, bạn cần phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước hành vi của bản thân.
Phần 2 của 3:
Các Bước để Tái xây dựng Cuộc hôn nhân
Dành thời gian chất lượng cho nhau
Nói chuyện với nhau về cuộc sống, hy vọng và ước mơ
Cùng nhau đặt mục tiêu
Thành thật với nhau
Tôn trọng nhau
Khích lệ nhau
Sẵn sàng tha thứ
Biết ơn và quan tâm đến nhau

Thông thường, cuộc hôn nhân cần được hàn gắn sẽ tập trung vào yếu tố tiêu cực. Bạn có thể thay đổi điều này một cách tuyệt đối bằng cách chú tâm vào đặc điểm tích cực hơn là tiêu cực.
Loại bỏ hoàn toàn sự quan sát tiêu cực. Ngay cả khi bạn chỉ nêu lên 2 phẩm chất tích cực của vợ/chồng bạn mỗi tuần, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt.

Tìm hiểu biện pháp để phát triển hình thức tin tưởng thực tế sẽ giúp bạn tránh hình thành sự oán giận với đối phương. Sống cùng sự oán trách sẽ làm suy yếu chất lượng cuộc hôn nhân của bạn.
Một vài bất đồng trong hôn nhân sẽ không bao giờ được giải quyết triệt để. Bằng cách điều chỉnh kỳ vọng của bản thân, cả hai sẽ có thể “đồng ý với sự bất đồng” mà không gây ảnh hưởng đến niềm tin mà cả hai dành cho nhau. Sự bất đồng không cần thiết phải ngăn ngừa bạn xây dựng cuộc hôn nhân hài lòng và đầy tin tưởng.

Nếu bạn ngừng thực hiện hoạt động cụ thể mà bạn yêu thích bởi vì vợ/chồng bạn không quan tâm đến chúng, hãy quay về với chúng. Bạn không cần thiết phải cùng nhau làm mọi việc. Ví dụ, nếu bạn thích đi bộ đường dài, bạn có thể tham gia vào nhóm đi bộ nào đó.
Trở nên trung thực về thử thách của bản thân sẽ giúp bạn hàn gắn cuộc hôn nhân của bạn. Tìm kiếm lĩnh vực mà bạn có thể cải thiện, cho dù là to hay nhỏ.
Tìm hiểu cách để xác định thách thức của chính mình cũng sẽ giúp bạn trở nên vị tha hơn đối với vợ/chồng bạn.

Nhóm 12 bước, chẳng hạn như Người nghiện rượu Vô danh, sẽ khá hữu ích để bạn tìm hiểu thêm về việc luyện tập về ranh giới lành mạnh với người nghiện.
Nếu bạn hình thành tối hậu thư, hãy theo sát nó. Nếu không, hành động này có thể phá hủy mối quan hệ tình cảm của bạn.

Cho dù là cha mẹ bạn đã hoặc không thực hiện một điều nào đó, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trước cuộc hôn nhân của mình trong hiện tại. Không bao giờ được phép sử dụng những việc đã diễn ra trong quá khứ để biện minh cho hành vi của bản thân hoặc đổ lỗi cho vợ/chồng bạn.
Loại bỏ cụm từ “Anh/Em lúc nào cũng”, hoặc “Anh/Em không bao giờ” khỏi danh sách ngôn ngữ của bạn. Loại suy nghĩ này sẽ khiến bạn nhìn nhận hành vi trước mắt dưới góc nhìn của sự việc diễn ra trong quá khứ, và ngăn bạn không thể tiến bước trong quá trình tái xây dựng tình cảm của cả hai.
Cảm giác oán giận về sự kiện xảy ra trong quá khứ là điều hết sức tự nhiên. Bạn nên tìm hiểu cách thức để đối phó với cảm xúc của bản thân mà không hồi tưởng lại quá khứ. Nhắc nhở bản thân rằng cho dù chuyện gì có xảy ra thì nó cũng đã qua đi.
Phần 3 của 3:
Bước đến Tương lai

Khi vượt qua giai đoạn đầu tiên trong việc tái xây dựng cuộc hôn nhân, bạn nên tiếp tục củng cố thêm cho mối quan hệ của bạn. Phương pháp tốt nhất để thực hiện điều này đó chính là thông qua phát triển thói quen tin tưởng và cho phép bản thân trở nên yếu mềm.
Bạn cũng có thể sẽ tìm được cách thức riêng để trò chuyện về cảm xúc của bản thân. Ví dụ, một vài cuộc hôn nhân sẽ được cải thiện thông qua việc thiết lập thời gian “hẹn hò” với nhau, thời điểm mà sự giao tiếp chân thành có thể diễn ra. Người khác lại nhận thấy rằng bộc lộ cảm xúc thông qua viết lách sẽ dễ dàng hơn.

Biện pháp khá tốt để thực hành đó là sử dụng câu nói bắt đầu từ chủ từ “Anh/Em” khi bàn về chủ đề nhạy cảm với vợ/chồng bạn. Thay vì nói rằng “Anh/Em đã…với em/anh” hoặc “Anh/Em khiến em/anh cảm thấy… “, bạn nên cố gắng theo sát quan điểm của riêng mình. “Anh/Em đã…” hoặc “Anh/Em cảm thấy…”. Kỹ thuật đơn giản này sẽ giúp đem lại mức độ trung thực sâu sắc hơn cho cuộc trò chuyện.
Nếu người bạn đời của bạn đổ lỗi cho bạn vì một vấn đề nào đó, bạn không nên cố gắng phòng thủ. Hành động này sẽ chỉ khiến tình huống ngày càng leo thang. Thay vào đó, hãy nói thật về cảm giác của bản thân.
Cần phải nhớ rằng, cảm xúc và phản ứng của bạn sẽ chỉ là của riêng bạn. Vợ/chồng bạn không có trách nhiệm với chúng.

Duy trì sự cam kết sẽ đem lại cái nhìn bi quan hơn cho cuộc tranh cãi của bạn. Bạn nên ghi nhớ câu nói “Điều này quan trọng như thế nào?”. 20 năm sau, có thể sẽ không người nào nhớ về trận cãi vã này. Mối quan hệ tình cảm của bạn quan trọng hơn là trở thành người nói đúng khi bất đồng diễn ra.
Bạn có thể lựa chọn tập trung vào sự tích cực của nhau, ngay cả khi có tranh cãi. Hành động này là biện pháp rèn luyện rất tuyệt vời, giúp cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc hôn nhân của mình.

Mặc dù mỗi người sẽ muốn tìm đến với nguồn giúp đỡ khác nhau mà mình tin tưởng, người giúp bạn hàn gắn mối quan hệ cần phải phù hợp với cả hai. Ví dụ, nếu bạn là người sùng đạo nhưng vợ/chồng bạn thì không như vậy, chuyên viên tư vấn trong tôn giáo của bạn sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất cho cuộc hôn nhân của cả hai bạn. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc tìm đến với nhà trị liệu hoặc nhân viên tư vấn hôn nhân.
Cặp đôi biết rõ hơn về phương hướng phát triển của vấn đề mà họ gặp phải sẽ có thể dễ dàng giải quyết chúng, hoặc họ sẽ cần phải sử dụng thêm sự giúp đỡ từ phía người khác. Chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn học cách để trở nên kiên nhẫn với nhau trong quá trình hàn gắn cuộc hôn nhân.

Không nên nóng vội. Tha thứ và tin tưởng là vấn đề khá riêng tư, và đối với mỗi người mỗi khác. Cho phép vợ/chồng bạn có thời gian để phát triển phẩm chất này và đồng thời cho phép bản thân thực hiện điều tương tự. Không nên lo lắng nếu chúng không thể nhanh chóng hình thành.
Nếu bạn cảm thấy tức giận hoặc thất vọng, bạn nên tránh mặt nhau một thời gian để có thể bình tĩnh lại.
Nếu bạn, hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn, đang bị bạo hành về mặt thể chất, cảm xúc hoặc tình dục, bạn cần phải tiến hành thực hiện các biện pháp để giữ an toàn cho bản thân. Gọi điện thoại cho đường dây nóng khẩn cấp để tìm kiếm thông tin liên quan đến các lựa chọn trong khu vực bạn sinh sống. Tại Việt Nam, bạn có thể gọi 18001567 nếu bị bạo hành. Trong tình trạng khẩn cấp, bạn có thể gọi 112 để được giúp đỡ.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%C3%A1i-x%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng-Cu%E1%BB%99c-h%C3%B4n-nh%C3%A2n