Các vấn đề về lòng tự trọng có thể khiến bạn cảm thấy như bạn là một người thất bại hoặc không xứng đáng được quan tâm. Tuy nhiên, mỗi người đều có những phẩm chất tốt đẹp và khả năng đáng được xem trọng. Nếu bạn đang chật vật để nâng cao lòng tự trọng của bản thân, bạn có thể thực hiện một số hành động cụ thể để bắt đầu tăng thêm sự tự tin. Bên cạnh đó, khi phát triển một thái độ tích cực, bạn sẽ định hướng đúng trên con đường trở thành một cá nhân quyết đoán hơn.
Phương pháp 1
Phát triển lối sống tích cực

Tập thể dục thường xuyên
Phát triển thói quen hằng ngày cho bản thân để trở nên vui vẻ, như tắm nước nóng khi kết thúc một ngày hay đi bộ vào buổi chiều.
Học một kỹ năng hay sở thích mới, phát triển tài năng, hay chỉ cần tìm hiểu những chủ bạn đề yêu thích
Cảm thấy thoải mái với nơi bạn sống! Dành thời gian để dọn dẹp và trang trí nhà cửa, thậm chí chỉ đơn giản là sắp xếp lại giá sách.

Nguồn vitamin D lý tưởng gồm có: cá hồi, sản phẩm bơ sữa và nước trái cây bổ dưỡng.
Nguồn vitamin B12 bổ ích có trong: gan, ngũ cốc dinh dưỡng và sản phẩm bơ sữa.


Cải thiện bề ngoài và sự tiện nghi cho ngôi nhà của bạn là một việc lý tưởng để bắt đầu: lau dọn nhà, sắp xếp tủ chén, trang trí, v.v.
Quan tâm đến những nhiệm vụ có mức độ căng thẳng thấp và dễ dàng như chạy việc vặt hay đến cửa hàng tạp hoá cũng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu khi hoàn thành.
Bạn cũng có thể lên kế hoạch cho những mục tiêu dài hạn như giảm hay xoá nợ, học một kỹ năng mới, giảm cân, v.v.


Phần thưởng không cần phải ở dạng vật chất. Bạn cũng có thể thưởng cho bản thân bằng những trải nghiệm. Ví dụ, bạn đến buổi hoà nhạc sau khi hoàn thành một dự án lớn tại công ty hay trường học.


Có hành động tử tế ngẫu nhiên, như trả tiền bữa ăn cho một người lạ.
Đến thăm bạn bè hoặc người thân bị bệnh.
Giúp đỡ hàng xóm với công việc sân vườn.
Làm tình nguyện vì mục đích tốt đẹp ở cộng đồng.
Phương pháp 2
Thừa nhận những phẩm chất tốt của bạn

Những điều bạn cảm thấy biết ơn.
Phẩm chất tốt đẹp của bạn (như tốt bụng, kiên nhẫn, và suy nghĩ chính chắn).
Ưu điểm hay tài năng bạn sở hữu (như tác phong làm việc tốt, khả năng nghệ thuật hay âm nhạc, kỹ năng trong lĩnh vực học thuật hay chuyên môn, v.v).


Đó không cần phải ở dạng album thật sự. Bất cứ hình thức tập hợp nào cũng sẽ có ích, như một cái hộp hay kệ trưng bày.

Phương pháp 3
Tạo thái độ tích cực

Khi bạn có suy nghĩ tự chỉ trích (như “Mình thật ngu ngốc”), bạn cần hỏi chính mình: “Đó có phải là sự thật không? Mình sẽ nói điều đó với ai hoặc về ai đó khác? Mình có nhận được bất cứ điều gì khi suy nghĩ như vậy không? Mình sẽ đạt được gì nếu chấm dứt lối suy nghĩ đó?”
Tập trung vào những suy nghĩ điều chỉnh tinh tế để nhấn mạnh cách nhìn nhận một tình huống theo hướng tích cực. Ví dụ, thay vì nghĩ “Mình sẽ không để bản thân bị phân tâm ở trường nữa”, hãy thử nói: “Mình dự định sẽ phát triển tác phong học tập tốt”.
Thử bài tập đơn giản sau. Gấp đôi một tờ giấy. Trên một mặt giấy, viết bất kỳ suy nghĩ tiêu cực của bạn về bản thân. Trên mặt còn lại, viết một suy nghĩ tích cực tương ứng để thay thế suy nghĩ tiêu cực.

Ví dụ, nếu bạn không làm tốt một bài kiểm tra (thậm chí bạn đã học rất chăm chỉ), hãy dành một ít thời gian thừa nhận nỗ lực của bạn. Nếu trước đây bạn không học chăm chỉ, liệu bạn có thể đã làm bài tốt hơn, và bạn cần xem xét lại sai lầm của mình nhằm tìm ra cách để cải thiện trong tương lai.


Ví dụ, nếu bạn muốn phát triển khả năng thể thao như bóng rổ hay quần vợt, bạn cần đặt một mục tiêu cho sự cải thiện cá nhân, thay vì chỉ cố gắng để phù hợp hay đánh bại ai khác.


Tình huống quan trọng, như dự án lớn ở công ty hay trường học.
Thay đổi quan trọng trong cuộc sống cá nhân hay nghề nghiệp, như kết thúc một mối quan hệ hay mất việc.
Cơn khủng hoảng, như bệnh tật, thương tích, hay vấn đề tài chính.
Bắt nạt.
Nhận thức tiêu cực về cảm nhận ngoại hình cơ thể
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C3%B2ng-t%E1%BB%B1-tr%E1%BB%8Dng