Tạo quảng cáo thuyết phục được khách hàng tiềm năng có vẻ là nhiệm vụ thật khó khăn. Thế nhưng, nó không hề phức tạp đến vậy. Thực ra ở đây, càng đơn giản lại càng tốt. Là đúc kết của sự thông minh, sức sáng tạo và nét riêng của nhãn hiệu, quảng cáo gần như không thể thiếu trong thị trường kinh tế ngày nay. Trong môi trường số, quảng cáo đang có sự thay đổi chóng mặt. Nhiều công ty ít hay thậm chí không dùng đến quảng cáo truyền thống và hoàn toàn dựa vào các mạng truyền thông xã hội. Tuy nhiên, dù nền tảng có thể thay đổi qua năm tháng nhưng nội dung cần thiết trong một quảng cáo vẫn không hề thay đổi. Hãy tham khảo những bước dưới đây để lên kế hoạch, viết, thiết kế và chạy thử quảng cáo.
Phần 1 của 4:
Hiểu đối tượng người xem của bạn

Nếu quảng cáo cho xe đẩy trẻ em, nhiều khả năng người xem của bạn sẽ là người có con nhỏ thay vì phụ nữ chưa lập gia đình.
Nếu quảng cáo card đồ họa, đối tượng của bạn có lẽ phải biết đôi chút về máy tính để nhận ra rằng card đồ họa cũ cần được nâng cấp.

Họ ở trong khoảng độ tuổi và giới tính nào?
Họ sống ở thành phố lớn hay vùng thôn quê hơn?
Thu nhập của họ thuộc khoảng nào? Họ là những CEO giàu có hay sinh viên đại học phải chi tiêu dè sẻn?
Họ sử dụng hay thưởng thức những sản phẩm khác nào? Họ có dùng những sản phẩm khác của công ty bạn?

Họ sẽ dùng nó chứ? Họ sẽ dùng ngay hay chỉ khi cần?
Họ sẽ dùng thường xuyên đến mức nào? Chỉ một lần? Hàng ngày? Hàng tuần?
Họ sẽ thấy được ngay lợi ích/chức năng của sản phẩm đó hay bạn sẽ phải chỉ ra cho họ thấy?

Tự vấn: sản phẩm hiện có trên thị trường có đem lại những chức năng tương tự như sản phẩm của bạn hay không? Nếu có, hãy tập trung vào những điểm khác biệt, nhất là ở cách mà sản phẩm của bạn vượt trội hơn so với đối thủ.

Khách hàng đã tin tưởng/nhận biết nhãn hiệu của bạn hay chưa?
Bạn có hy vọng sẽ thuyết phục được những người đang dùng sản phẩm của đối thủ chuyển sang sử dụng sản phẩm của bạn?
Bạn đang nhắm đến những người chưa tìm được sản phẩm cho vấn đề của họ? Chỉ sản phẩm của bạn làm được điều đó?

Dù đây là một chủ đề phức tạp nhưng nếu tập trung vào mong muốn, thế mạnh và những hành động có thể xảy ra trong tương lai của ba người chơi trong thị trường (bạn, khách hàng và đối thủ của bạn), rồi bất kỳ ai cũng sẽ có thể xây dựng được một chiến lược phức tạp.
Phần 2 của 4:
Viết quảng cáo

Vần điệu – “Khi cần giấy, nhớ lấy Sài Gòn”
Hài hước – “Sơn Nippon – Sơn mông cũng đẹp!”
Chơi chữ – “Mỗi chữ ‘kiss’ đều bắt đầu với ‘Kay’”
Hình ảnh sáng tạo – Trang vàng: “Hãy dùng tay thay vì dùng chân”
Phép ẩn dụ – “Một phần tất yếu của cuộc sống”
Láy phụ âm – “Cùng làn da trắng, ngại gì bắt nắng”
Cam kết cá nhân – Motel 6: “Chúng tôi luôn chờ đợi bạn”
Tuyên bố giảm nhẹ mang tính chủ quan – Bia Carlsberg đặt biển quảng cáo lớn ở trung tâm Copenhagen, trên đó viết: “Có lẽ là bia ngon nhất thị trấn”.

Điều quan trọng nhất là cảm nhận của khách hàng chứ không phải là suy nghĩ của họ. Nếu họ có cảm tình với nhãn hiệu của bạn thì bạn đã thành công.
Nếu phải nói nhiều, thu hút sự chú ý của người đọc bằng cách khiến họ ngạc nhiên sẽ đặc biệt hữu dụng. Ví dụ như thông báo dài với định hướng về môi trường sẽ không thu hút được nhiều chú ý nếu không có câu khẩu hiệu khác lạ, đập vào mắt: để hiểu câu đùa, người đọc sẽ phải đọc tiếp.
Biết cách trở nên hài hước mà không phản cảm, gây tranh cãi. Việc vận dụng đến những giới hạn cuối cùng của thường thức nhằm thu hút sự chú ý là hết sức bình thường nhưng bạn cũng đừng nên đi quá xa: sản phẩm nên được nhận diện bởi những giá trị riêng của nó chứ không phải là vì quảng cáo khiếm nhã đi kèm.

Sự lặp lại: Để sản phẩm lưu lại trong tâm trí người nghe bằng cách lặp đi lặp lại những yếu tố then chốt. Người ta thường phải nghe tên bạn nhiều lần rồi mới kịp nhận ra là họ đã từng nghe nó (bạn có thể sử dụng điệp khúc quảng cáo nhưng nó cũng có thể sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu). Nếu định đi theo hướng này, hãy động não, tìm kỹ thuật lặp bớt lộ liễu và sáng tạo hơn, chẳng hạn như kỹ thuật được dùng trong quảng cáo ếch của Budweiser (“bud-weis-er-bud-weis-er-bud-weis-er”). Dù cho rằng bản thân ghét sự lặp đi, lặp lại, nhưng người ta lại ghi nhớ nó và khi đó, bạn đã giành được nửa phần chiến thắng.
Thường thức: Thách thức người tiêu dùng tìm được lý do tốt để không mua sản phẩm hay dịch vụ.
Hài hước: Khiến người tiêu dùng phải cười, từ đó khiến bạn đáng nhớ và đáng được yêu thích hơn. Và nó đặc biệt hiệu quả khi đi cùng sự chân thật. Không phải là doanh nghiệp thành công nhất trong ngành ư? Hãy quảng cáo rằng họ sẽ không phải xếp hàng lâu.
Tình trạng khẩn cấp: Thuyết phục người tiêu dùng rằng thời gian là trân quý. Chương trình ưu đãi, chương trình thanh lý có giới hạn thời gian hay tương tự là những cách làm phổ biến nhất. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, chúng ta cần tránh sử dụng những câu vô nghĩa sẽ bị khách hàng bỏ qua.

Trẻ em thường bị kích thích quá mức. Do đó, bạn cần thu hút sự chú ý của các em ở nhiều cấp độ, bằng màu sắc, âm thanh và hình ảnh.
Người trẻ tuổi coi trọng sự hài hước, thường hành động theo xu hướng và chịu ảnh hưởng từ bạn bè.
Người trưởng thành sáng suốt hơn và đưa ra lựa chọn dựa vào chất lượng, sự hài hước tinh tế và các giá trị.

Tự hỏi liệu sản phẩm hay sự kiện của bạn có “đẳng cấp” hay không. Bạn đang bán thứ mà mọi người sẽ mua để cảm thấy tốt hơn về địa vị kinh tế hay xã hội của mình? Chẳng hạn như vé đêm gala được thiết kế để đem lại cảm giác sang trọng và tao nhã, kể cả khi giá vé thấp hơn khả năng chi trả của những người giàu có nhất rất nhiều. Nếu đang bán một sản phẩm như vậy, hãy thiết kế quảng cáo đem lại cảm giác sang trọng.
Xác định liệu sản phẩm của bạn có mang giá trị thực tiễn hay không. Nếu bán sản phẩm được thiết kế cho những công việc hằng ngày hay giúp cuộc sống của người tiêu dùng trở nên dễ chịu hơn, chẳng hạn như máy hút bụi, hãy đi theo một hướng khác. Thay vì nhấn mạnh vào tính sang trọng, bạn nên tập trung vào việc làm thế nào mà sản phẩm hay sự kiện có thể giúp người dùng thư thái và có được sự bình yên trong tâm hồn.
Nhu cầu/mong muốn chưa được đáp ứng hay sự không hài lòng nào đó của người tiêu dùng có đang mở ra thị trường cho sản phẩm cụ thể của bạn hay không? Hãy đánh giá ngách thị trường này.

Quan trọng nhất trong quảng cáo là “lời kêu gọi hành động”. Người tiêu dùng nên làm gì ngay sau khi xem quảng cáo? Hãy chắc là bạn đã cho họ biết phải làm gì!

Chẳng hạn như nếu đó là máy hút bụi, có lẽ bạn sẽ bán tốt hơn vào mùa xuân, khi mà mọi người đều dọn nhà đón tết.
Phần 3 của 4:
Thiết kế quảng cáo


Ví dụ như quảng cáo Burger King chế nhạo kích cỡ của chiếc Big Mac khi nói lên thực tế: đó là hộp Big Mac. Sau cùng thì điều đó chẳng cho McDonald cơ sở pháp lý nào để trả đũa.

Bạn đã có logo chưa? Nếu có thể, hãy tìm những cách tươi mới và sáng tạo để hình dung lại nó.
Bạn đã xác định được những cách phối hợp màu sắc thông dụng để dùng chưa? Nếu nhãn hiệu có thể được nhận diện ngay từ màu sắc có trong quảng cáo hay logo, bạn nên tận dụng điều đó. McDonald’s, Google và Coca-Cola là những ví dụ điển hình.

Nếu định tạo quảng cáo in nhỏ (chẳng hạn như tờ rơi hay quảng cáo trên tạp chí), hãy thử dùng phần mềm như Adobe InDesign hoặc Photoshop. Hoặc, nếu không muốn trả phí, bạn có thể dùng GIMP hoặc Pixlr.
Nếu định tạo video quảng cáo, bạn có thể thử làm việc với iMovie, Picasa hoặc Windows Midea Player.
Với quảng cáo audio, bạn có thể dùng Audacity hoặc iTunes.
Với quảng cáo in cỡ lớn (chẳng hạn như bảng quảng cáo), để làm được, có lẽ bạn sẽ phải sử dụng dịch vụ của tiệm in. Hãy nhờ họ đề xuất phần mềm sử dụng.
Phần 4 của 4:
Chạy thử quảng cáo


Đảm bảo rằng quảng cáo của bạn gây chú ý nhưng không khiến người xem khó chịu. Mọi người thường không thích những quảng cáo khổng lồ, quảng cáo tự nhảy và bất kỳ thứ gì chơi nhạc lớn một cách ngẫu nhiên.
Nếu gây khó chịu, nhiều khả năng người xem sẽ tắt quảng cáo của bạn và do đó, bạn sẽ không có được nhiều lượt xem.

Theo dõi số lượt truy cập của mỗi trang. Nhờ đó, việc xác định điều gì đem lại hiệu quả và điều gì không trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần máy đếm đơn giản là đã đủ.
Kể cả khi bạn thật sự thích một thiết kế nào đó, người xem có thể sẽ không thích. Nếu nó không thu hút được đủ lượt xem, hãy thử dùng phương pháp khác.

Không hứng thú với màu sắc lắm? Bạn có thể thử nghiệm với những phông chữ, kích thước và hình dạng khác nhau.

Doanh số tăng, giảm hay vẫn giữ nguyên sau khi bạn chạy quảng cáo?
Quảng cáo có đóng góp vào những thay đổi trong các thông số của bạn?
Tự hỏi vì sao doanh số thay đổi. Là vì quảng cáo hay vì những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của bạn (chẳng hạn như suy thoái kinh tế).
Hãy kiểm tra, kiểm tra rồi lại kiểm tra quảng cáo của bạn.
Ít hơn luôn tốt hơn. Người đọc càng phải đọc ít, người nghe càng phải lĩnh hội ít, càng nhiều điềm lành đang chờ đón quảng cáo của bạn.
Quảng cáo ngốn rất nhiều chi phí, và với quảng cáo tốt, từng đồng tiền của bạn sẽ được sử dụng vô cùng hiệu quả. Có lẽ bạn nên thuê copywriter chuyên nghiệp để có được một quảng cáo tuyệt vời.
Khi có thể, hãy dùng động từ mệnh lệnh/thúc giục hành động như ’hãy đặt mua ngay’.
Tránh dùng màu sắc tẻ nhạt hay chữ in nhỏ: quảng cáo của bạn sẽ không thu hút được sự chú ý. Bạn nên nhớ rằng mắt người thường bị thu hút bởi những thứ có màu sắc tươi sáng và nếu quảng cáo không có màu bắt mắt, nó sẽ không được chú ý nhiều. Thiết kế của bạn cần trở nên đặc biệt và nổi bật chứ không phải chỉ là sản phẩm thứ yếu.
Đảm bảo rằng quảng cáo được đặt ở nơi phù hợp. Khách hàng mục tiêu cần thấy được nó.
Xem xét xem quảng cáo của bạn sẽ thế nào khi nhìn lại. Quảng cáo có thể và nên vận dụng những xu hướng thiết kế, kỹ thuật và ngôn ngữ hiện đại nhưng cũng đừng nên để mọi người, sau 10 năm nữa, nhìn lại và hoàn toàn sốc với nội dung (không còn phù hợp) của nó.
Xem lại và đọc quảng cáo lần nữa, tự hỏi bản thân: “Nó đã đủ để thuyết phục mình chưa?” hay
“Liệu sản phẩm của tôi đã đủ tốt để TÔI mua chưa?”.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-qu%E1%BA%A3ng-c%C3%A1o