Những lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên thì ai cũng biết và đã được ghi nhận rõ ràng. Chạy bộ mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 30-40 phút là một cách tuyệt vời để rèn luyện sức bền và xây dựng cơ bắp, đồng thời đốt cháy mỡ thừa. Thói quen chạy bộ đều đặn cũng giúp giảm nguy cơ phát sinh các vấn đề về sức khoẻ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim và đột quỵ. Có thể bạn cảm thấy chút bối rối khi bắt đầu nếu chưa từng chạy bộ bao giờ. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch trước và dần dần làm quen với thông lệ mới, chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy được lợi ích của việc chạy bộ!
Phần 1 của 4:
Chuẩn bị giày, trang phục và phụ kiện chạy bộ

Nếu có thể, bạn nên chạy bộ một vòng quanh cửa hàng để cảm nhận đôi giày khi chạy.
Mang đôi tất mà bạn vẫn thường dùng khi chạy bộ để đoán biết độ vừa vặn của giày.

Nếu gót giày không quá mòn, bạn vẫn có thể dùng để đi bộ.
Ngay cả khi có vẻ không sử dụng nhiều, những đôi giày chạy bộ dùng qua một năm cũng có thể không còn thoải mái nữa do thời gian làm thay đổi chất lượng đế giày.

Chọn các chất liệu vải tổng hợp như rayon, nylon, hoặc spandex, vì các chất liệu này có tính thoát ẩm tốt. Len cũng là một lựa chọn tốt nếu ngoài trời thực sự lạnh.
Lời khuyên: Bất kể nhiệt độ ngoài trời như thế nào, bạn cũng nên bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời trong khi chạy bộ. Thoa kem chống nắng có chỉ số tối thiểu SPF 30. Bảo vệ mắt bằng kính râm có tính năng chặn tia UV.

Chọn bình nước sao cho đủ uống trong suốt quãng đường chạy, đặc biệt khi chạy qua những nơi mà bạn không có điều kiện rót thêm nước. Tính toán uống 4-6 ngụm nước sau 15-20 phút chạy.

Bạn có thể mua thắt lưng chạy bộ trên mạng hoặc các cửa hàng bán đồ thể thao.
Một số loại túi hoặc thắt lưng chạy bộ có kèm túi bao tử hoặc kẹp gắn bình nước.
Nếu lo ngại về vấn đề an toàn, bạn có thể đem theo còi kêu cứu và bình xịt hơi cay trong túi bao tử.
Phần 2 của 4:
Chọn tuyến đường chạy

Đường chạy trong sân vận động có ưu điểm là êm hơn các mặt đường thông thường và vỉa hè, nhờ đó nó cũng ít ảnh hưởng đến bàn chân, đầu gối, hông và cột sống hơn.

Lý tưởng nhất là có bạn đồng hành. Như vậy, bạn sẽ luôn có người bên cạnh phòng khi có sự cố xảy ra.
Nếu bạn chạy bộ khi trời đã tối hoặc chạy trong điều kiện có tầm nhìn kém, hãy mặc quần áo màu sáng để những người lái xe, người đi xe đạp hoặc những người chạy bộ khác có thể dễ dàng trông thấy bạn.

Chạy ngoài trời có cường độ tập cao hơn chạy trong nhà vì bạn phải chống lại lực cản của gió, nhưng bạn có thể bù lại bằng cách cài đặt độ dốc trên máy chạy bộ ở mức 1%.
Để giảm nguy cơ chấn thương do các động tác lặp đi lặp lại khi chạy trong nhà, thỉnh thoảng bạn nên thay đổi tốc độ chạy (và cả độ dốc nếu bạn chạy trên máy chạy bộ).

Một số ứng dụng chạy bộ được ưa chuộng gồm có Runkeeper, Map My Run, Runtastic, và Pumatrac.
Phần 3 của 4:
Tạo thói quen chạy bộ lành mạnh

Các nguồn protein tốt gồm có ức gia cầm, hải sản, đậu và các sản phẩm sữa ít béo.
Protein lành mạnh sẽ cung cấp năng lượng cho hoạt động chạy bộ. Nó cũng xây dựng cơ bắp và giúp bạn hồi phục sau khi tập luyện.
Nếu bạn chạy bộ vì mục đích giảm cân, hãy thử tăng lượng hoa quả và rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Giảm đồ ăn thức uống chứa đường, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhiều dầu mỡ.

Khi đã sẵn sàng chạy bộ, bạn vẫn nên khởi đầu mỗi buổi chạy bằng một quãng đi bộ nhanh. Đi bộ là một cách giúp bạn khởi động cơ thể.

Đi bộ nhanh
Giậm chân tại chỗ
Bước nâng cao đầu gối
Bước sang bên
Leo cầu thang
Bạn có biết? Có lẽ bạn đã từng nghe nói rằng việc giãn cơ trước khi chạy là quan trọng, nhưng thực ra việc giãn cơ trước khi tập cardio có thể khiến cơ bắp thêm căng thẳng. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào bài tập khởi động trước khi chạy bộ và để dành bài tập giãn cơ cho giai đoạn làm nguội cơ thể sau khi chạy.

Khi đã quen với việc chạy bộ, dần dần bạn sẽ duy trì được thời gian chạy dài hơn trước khi chuyển sang đi bộ.

Giữ thẳng đầu và cổ, thả lỏng cơ hàm
Thả lỏng hai vai và đánh vai tới lui
Gập cánh tay một góc 90° và hai bàn tay thả lỏng (nhưng không mềm oặt)
Hơi nghiêng người tới trước nhưng không gập bụng
Giữ hông cân bằng và vững vàng
Tránh nâng đầu gối quá cao
Tiếp đất nhẹ nhàng bằng phần giữa bàn chân (không tiếp đất bằng gót hoặc mũi chân)

Người ta thường thở hổn hển hoặc thở nhanh và nông trong lúc chạy. Tuy nhiên, bạn sẽ lấy được nhiều ô xy hơn và duy trì năng lượng tốt hơn nếu bạn thở chậm và sâu.

Thường thì nước là thức uống tốt nhất mà bạn có thể uống khi chạy bộ quãng ngắn. Nếu không thích vị nhạt của nước, bạn có thể vắt thêm ít chanh để thêm hương vị.
Với buổi chạy 60 phút hoặc lâu hơn, hoặc chạy trong điều kiện khó khăn hơn (như địa hình mấp mô hoặc thời tiết khắc nghiệt), bạn có thể dùng nước uống thể thao để giúp bổ sung năng lượng.

Chọn các động tác giãn cơ tập trung vào chân và thắt lưng.
Phần 4 của 4:
Duy trì việc tập luyện

Tìm một buổi nào đó trong ngày mà bạn có đủ thời gian chạy bộ và không chịu áp lực hoặc vội vã.
Cố gắng chạy bộ đều đặn ít nhất mỗi tuần 2 lần để có kết quả tốt nhất.

Như vậy, nếu bạn thường chạy 8 km mỗi tuần, tuần sau bạn sẽ chạy khoảng 9 km.

Ví dụ, bạn có thể phấn đấu đạt được một mục tiêu về thời gian và quãng đường cụ thể như chạy 1,5 km trong 10 phút.
Tập luyện cho một cuộc thi chạy cũng là một cách tuyệt vời để đặt mục tiêu cho bản thân và giữ động lực. Ví dụ, bạn có thể tập luyện cho cuộc thi chạy 5 km hoặc đăng ký tham gia chạy bộ gây quỹ từ thiện.

Chạy trên địa hình mới cũng là một cách thay đổi thông lệ tập luyện. Bạn hãy thử kết hợp đồi dốc hoặc cầu thang vào các buổi chạy bộ.
Chạy bộ theo từng đợt cáchh quãng. Đây là phương pháp luân phiên từng đợt chạy gắng sức trong vài giây, sau đó trở lại tốc độ bình thường trong vài phút.
Bạn cũng có thể dùng một cách khác là chọn một cột mốc để chạy nước rút đến đó, tiếp theo là trở về tốc độ bình thường trong vài phút trước khi chọn một cột mốc khác để chạy nước rút và lại trở về tốc độ bình thường, cứ thế tiếp tục.

Lý tưởng nhất, bạn nên chạy bộ với người cũng có kỹ năng và kinh nghiệm như bạn để cả hai dễ theo kịp nhau hơn.
Nếu bạn không có ai cùng chạy với mình, hãy tìm các trang web của cộng đồng chạy bộ trên mạng. Nhiều trang web còn có các dịch vụ giúp kết nối những người muốn tìm bạn cùng chạy bộ hoặc tìm một nhóm chạy bộ.
Nếu bạn chạy bộ trên đường chạy/đường đi xe đạp, hãy nhớ chạy về bên phải để những người khác có thể vượt qua.
Nếu bạn chạy ngoài trời, hãy mặc trang phục màu sáng, dễ thấy và áo phản quang nếu bạn chạy ở nơi tối.
Chạy chậm trên quãng đường ngắn vẫn tốt hơn là không chạy! Đừng quên rằng dù rằng không chạy được nhanh hoặc đạt được quãng đường xa thì bạn vẫn hơn những người chỉ ngồi trên sofa cả ngày.
Nếu bạn cố gắng chạy xa hết sức có thể mỗi tuần ít nhất một lần, cho dù không đến 1,5 km nhưng không bỏ tuần nào, thì quãng đường chạy của bạn sẽ tăng lên sau mỗi tuần.
Nghe nhạc trong khi chạy bộ cũng có thể giúp bạn giữ động lực và giúp cho buổi chạy bộ vui thú hơn.
Nếu có động lực tốt trước khi chạy, bạn sẽ có hứng thú chạy. Mặc trang phục thoải mái, nghe nhạc phù hợp, uống vài tách cà phê và chuẩn bị chạy đến khi tinh thần phấn chấn.
Đừng bao giờ cúi đầu khi chạy bộ, vì tư thế này sẽ khiến bạn mau mệt hơn. Hãy ngẩng đầu và ưỡn ngực khi chạy.
Nếu bạn có bất cứ lo ngại nào về sức khoẻ, chẳng hạn như có vấn đề về tim hoặc khớp, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu chạy bộ. Bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên để tập sao cho an toàn.
Nếu bạn cảm thấy bị thương trong khi chạy bộ, hãy ngừng ngay và đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể bị thương nặng hơn nếu cứ tiếp tục chạy.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%ADp-ch%E1%BA%A1y-b%E1%BB%99