Ngón tay của bạn khá yếu? Bạn cần phải sử dụng chúng cho công việc đòi hỏi sự dẻo dai? Bạn có muốn dễ dàng cầm nắm chai lọ và nắp hộp hoặc những vật dụng trơn trượt? Còn về việc giữ chặt tay khi leo núi hoặc nâng tạ thì sao? Bài tập phù hợp có thể giúp cải thiện sự linh hoạt, mềm dẻo, và sức mạnh của khớp ngón tay để giúp bạn có thể thực hiện bất kỳ điều gì từ công việc cơ bản hằng ngày cho đến hoạt động thể chất mức độ cao.
Phương pháp 1 của 3:
Khởi động Ngón tay

Mát-xa trong vòng 1 – 2 phút để thả lỏng và làm ấm cơ trong bàn tay. Hành động này sẽ giúp bạn có thể tận dụng một cách trọn vẹn mọi lợi ích mà quá trình tập thể dục đem lại.
Ngâm tay trong sáp paraffin ấm cũng có thể khá hữu ích.
Phương pháp 2 của 3:
Thực hiện Bài tập Tăng cường Sức khỏe cho Ngón tay
Trong thời gian đầu, nếu bạn không thể thực hiện 4 lần cho bất kỳ một động tác nào, đừng lo lắng. Bạn có thể tiến hành theo khả năng của mình mà không khiến cơ bắp bị căng. Theo thời gian, bạn sẽ có thể tự động tăng thêm số lần cho từng bài tập.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà trị liệu trước khi tăng thêm số lần tập luyện để tránh gây căng cơ bàn tay.
Không thực hiện động tác này nếu bạn bị chấn thương ngón tay cái.
Bạn cũng có thể thực hiện bài tập này bằng cách chạm đầu ngón tay cái vào đầu các ngón tay còn lại (phần thịt mềm). Các ngón tay của bạn sẽ tạo thành hình ô-van hoặc hình quả trứng.
Không thực hiện động tác này nếu bạn bị chấn thương ngón tay cái.
Để tăng cường sức mạnh cho ngón tay cái và đầu ngón tay của bạn, bạn có thể kẹp chặt một mẩu giấy giữa ngón tay cái với từng ngón tay, và dùng bàn tay còn lại để cố gắng kéo mẩu giấy ra khỏi chúng.
Phương pháp 3 của 3:
Rèn luyện cho Ngón tay và Tăng cường Khả năng Cầm nắm để Thực hiện Hoạt động Đòi hỏi nhiều Sức lực hơn

Hoạt động thể lực isometric có nghĩa là giữ nguyên một vị trí trong một thời gian dài. Trong quá trình lựa chọn bước đi tiếp theo của mình, người leo núi thường giữ chặt bàn tay trên một vị trí nào đó chính là ví dụ cụ thể cho hoạt động isometric.
Hoạt động thể lực dynamic có nghĩa là di chuyển một bộ phận của cơ thể và đồng thời bộ phận này cũng tiến hành nâng đỡ cho một lực nặng nào đó. Chống đẩy là một ví dụ tuyệt vời. Bạn có thể nhận thấy cách mà cánh tay của bạn di chuyển và đồng thời nâng đỡ trọng lượng cơ thể của bạn trong khi bạn chống đẩy.
Chuyển từ bài tập dead hang (treo người lơ lửng trước khi hít xà) (isometric) sang hít xà đơn (dynamic) là ví dụ cụ thể cho bài tập liên kết giữa cả hai dạng hoạt động này. Bạn thậm chí cũng có thể điều chỉnh động tác hít xà đơn sao cho nó có thể giúp rèn luyện ngón tay của mình bằng cách nắm chặt vào thanh xà tại vị trí gần với đầu ngón tay hơn là lòng bàn tay.
Hãy chắc chắn rằng khi bạn thực hiện các bài tập đòi hỏi sự nâng đỡ cơ thể từ phía bàn tay/lòng bàn tay (chống đẩy, plank, v.v), bạn đang tác dụng một lực lên khớp ngón tay và đầu ngón tay chứ không phải cổ tay; vì hành động này có thể gây chấn thương cổ tay.

Để tìm hiểu thêm, bạn có thể tham khảo các bài viết khác cùng chuyên mục của chúng tôi.


Hãy thử lăn đồng xu trên khớp ngón tay để tăng cường sức khỏe và sự linh hoạt cho bàn tay.
Các bài tập trên sẽ đem lại lợi ích cho người mắc bệnh viêm khớp hoặc gặp phải các tình trạng cơ khớp mãn tính khác trên bàn tay.
Người mất dần sức lực của bàn tay – ví dụ, sau khi bị đột quỵ – có thể nhận thấy sự hiệu quả của bài tập này trong việc lấy lại sức khỏe cho bàn tay bị ảnh hưởng.
Đặt ngón tay trên đàn dương cầm và tiến hành ấn mỗi ngón tay lên phím đàn 4 lần mà không di chuyển những ngón tay khác. Cách này sẽ giúp tăng cường sự nhanh nhẹn cho ngón tay của bạn.
Xem xét việc chơi nhạc cụ có dây chẳng hạn như đàn vĩ cầm, đàn cello, ghita, đàn bass, hoặc bass đôi.
Người bị chấn thương bàn tay hoặc ngón tay hoặc có xương giòn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà trị liệu trước khi thực hiện những bài tập này hoặc thói quen luyện tập khác.
Kaiser Permanente khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà trị liệu trước khi bắt đầu bắt kỳ một chương trình tập luyện nào tại nhà. Họ có thể giúp bạn lựa chọn được bài tập phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Học viện Quốc gia về Dịch vụ cho Người già chỉ ra rằng bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bài tập này. Nếu bất kỳ một một bài tập nào khiến bạn gặp nhiều đau đớn, đây chính là dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn đang thực hiện quá sức và có thể gây thương tích cho bản thân. Họ khuyến cáo bạn nên tiến hành từ từ và đều đặn.
Học viện Quốc gia về Dịch vụ cho Người già cũng cho rằng cường độ luyện tập của mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, họ khẳng định rằng bạn hoàn toàn có thể tăng thêm cường độ bài tập, ví dụ, nếu bạn có thể dễ dàng thực hiện một bài tập từ 10 – 15 lần mà không cảm thấy đau đớn, bạn hoàn toàn có thể tăng thêm một hiệp vào cường độ luyện tập của bạn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%ADp-th%E1%BB%83-d%E1%BB%A5c-cho-Ng%C3%B3n-tay