Tha thứ cho người gây tổn thương hay phản bội bạn là một trong những điều khó nhất bạn từng làm. Tuy nhiên, học cách tha thứ rất cần thiết nếu bạn muốn hàn gắn lại mối quan hệ của bạn với người đó, hoặc đơn giản chỉ là quên đi quá khứ và bước tiếp trong cuộc sống. Đối phó với cảm xúc tiêu cực, đối mặt với người làm tổn thương bạn, và bắt đầu tiến về phía trước trong cuộc sống.
Phần 1
Đối phó với Cảm xúc tiêu cực

Giữ mối thù hằn có thể làm hỏng các mối quan hệ tương lai với người khác, gây ra trầm cảm hoặc nóng nảy, và có thể cô lập bạn với người khác.

Thông thường, mọi người bảo rằng họ “không thể” tha thứ cho người đã làm điều sai trái với họ. Họ tin rằng việc bỏ qua những cảm xúc tổn thương và phản bội là điều không thể. Thế nhưng, họ không nhận ra rằng tha thứ là một sự lựa chọn. Khi bạn chọn tha thứ cho người khiến mình tổn thương, người có lợi nhiều nhất từ quyết định này chính là bạn.

Hãy nhớ rằng, bạn không làm điều này để làm dịu lương tâm của người khác hay bỏ qua hành động của họ. Bạn làm điều này để bản thân được hồi phục và tiến về phía trước.

Tự hỏi bản thân một cách thành thật rằng bạn đã bao lần phạm lỗi với người khác và được tha thứ. Nhớ lại cảm giác đó ra sao, và bạn đã cảm thấy nhẹ nhõm và biết ơn như thế nào khi người khác tha thứ cho bạn. Điều đó giúp bạn nhớ rằng chúng ta cũng đôi khi vô tình làm tổn thương người khác.

Mặc dù bạn có thể được khuyên nói chuyện với người có vấn đề với bạn, hãy chờ đến khi bạn bình tĩnh và đã suy nghĩ kỹ về cảm xúc của mình. Điều này giúp bạn thoát khỏi người đó và những thiệt hại về sau của mối quan hệ.

Giải quyết tích cực những cảm xúc của bạn sẽ làm bạn ý thức hơn về vấn đề cần phải đối mặt. Đây là chìa khóa để nhận ra và giải quyết cảm xúc tiêu cực, hơn là phớt lờ chúng.


Không có một điều kiện thuận lợi nào về thời gian cho việc tha thứ. Bạn có thể thấy bản thân mình đã giữ hận thù trong nhiều năm, và rồi nhận ra bạn cần nói chuyện với người đó. Hãy lắng nghe bản năng của mình.
Phần 2
Đối mặt với Người làm Tổn thương Bạn

Cho dù người làm tổn thương bạn là bạn thân hay thành viên gia đình, cũng đừng phản ứng quá mạnh. Hãy nghĩ về quá khứ của bạn với người đó và cho dù đó là một lần phạm lỗi hay thói quen. Đảm bảo bạn suy nghĩ một cách bình tĩnh và hợp lý trước khi nói bất cứ điều gì mà bạn không thể lấy lại hoặc khiến người đó hoàn toàn rời khỏi cuộc đời bạn.


Tình hình rõ ràng là tùy thuộc vào bạn, bạn nên cho mình cơ hội lắng nghe câu chuyện ở phía của người khác. Bạn có thể ngạc nhiên bởi những gì được biết, và nếu không có gì khác, bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn về những gì sẽ làm sau đó.

Cố gắng hiểu động cơ và mục đích của người đó là gì. Có phải người đó cố tình làm tổn thương bạn? Hay họ chỉ cố tỏ ra như vậy? Hay chỉ đơn giản là sự bất cẩn của họ?

Giữ bình tĩnh khi đối mặt với người khiến bạn tổn thương. Tránh nói những lời buộc tội khi nói chuyện với người đó. Thay vì nói “Bạn làm tôi cảm thấy…” hãy nói “Tôi cảm thấy…” Thở sâu và nếu họ nói bất kỳ điều gì khiêu khích bạn, cố đếm đến mười trước khi đáp lại.

Khi đã bày tỏ hết cảm xúc của mình một cách rõ ràng, điều quan trọng là bạn sẽ tiến về phía trước. Nếu bạn đã quyết định tha thứ cho những gì người đó đã làm, bạn không thể nuôi dưỡng quá khứ đau buồn đó mỗi khi cãi nhau hoặc nhắc đi nhắc lại với họ.

Ví dụ như nếu bạn thân lừa dối bạn, bạn sẽ chẳng giải quyết được gì nếu lừa dối lại họ. Bạn chỉ gây thêm đau khổ và thù hằn. Hai cái sai không làm nên một cái đúng. Sự tha thứ của bạn sẽ không giá trị nếu nó đến sau khi bạn đã trả thù người đó.

Hãy nhớ rằng tha thứ cho người khác không nhất thiết phải có nghĩa là mọi thứ sẽ trở lại bình thường giữa hai bạn. Nếu bạn cảm thấy người đó có thể làm bạn tổn thương nhiều lần hoặc nghĩ bạn không thể tin họ nữa, không sao cả. Chỉ cần làm rõ với người đó là được. Điều này có vẻ dễ hơn với mối quan hệ tình cảm đã chấm dứt, vì hai bạn hầu như sẽ không phải gặp lại nhau thường xuyên. Nhưng sẽ khó làm điều đó hơn với mối quan hệ gia đình, vì hai bạn sẽ phải gặp mặt nhau nhiều.
Phần 3
Tiến về Phía trước

Trong một số trường hợp, như mối quan hệ bạo hành hay người đó đã lừa dối bạn nhiều lần, thì sẽ an toàn và lành mạnh khi để người đó đi khỏi cuộc đời bạn mãi mãi.

Nếu bạn vẫn giữ quá khứ không tốt đẹp trong lòng, bạn sẽ không bao giờ thật sự tha thứ hoặc tiến về phía trước. Hãy nhìn vào mặt tích cực và xem tình hình này như một cơ hội để làm lại từ đầu. Đó có thể là những gì mà mối quan hệ của bạn cần.

Thực hiện cam kết để có thể hoàn toàn cởi mở và thành thật với nhau về mọi thứ. Điều này cần có thời gian. Niềm tin không thể có được ngày một ngày hai. Bạn cần cho người đó thời gian để tạo dựng niềm tin ở bạn.

Nếu bạn cứ nhớ về tổn thương và đau khổ mà người kia gây ra cho bạn, đừng để những suy nghĩ ở mãi trong đầu. Nếu làm vậy, bạn có thể phải nhìn lại quá khứ để tìm câu trả lời. Đừng xem điều này như một lý do khác để tức giận. Thay vào đó, hãy xem nó như một cơ hội chữa lành vết thương.

Nhớ rằng tha thứ là một quá trình. Tha thứ cho người khác bằng lời nói không làm nó trở thành hiện thực. Bạn cần phải thực hiện điều đó, từng chút một, mỗi ngày. Tuy nhiên, nói ra điều đó sẽ giúp bạn vững vàng hơn về quyết định của mình.
Không bao giờ dùng bao lực. Điều này chỉ khiến mọi việc tệ hơn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Tha-th%E1%BB%A9-cho-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c