Thường thì bạn có thể dùng cờ lê để mở bu lông bằng cách vặn đai ốc. Tuy nhiên, trong trường hợp bu lông bị sét gỉ hoặc bị kẹt, bạn cần phải tìm cách khác để mở bu lông. Nếu bề mặt lục giác của đai ốc và bu lông chưa bị mẻ, bạn thử dùng đèn khò propan nung nóng bu lông để nới lỏng nó. Trong hầu hết các trường hợp, bu lông thật sự bị kẹt sẽ không thể tháo được, và bạn cần phải cắt bỏ. Mua tất cả các dụng cụ cần thiết ở cửa hàng đồ tiện ích gia dụng hay cửa hàng kim khí.
Phương pháp 1 của 4:
Nới lỏng bu lông bằng cờ lê hay kìm

Mua dầu chống gỉ sét tại bất kỳ cửa hàng kim khí nào. Dầu chống gỉ sét cũng được bán tại các siêu thị lớn.

Bạn có thể tìm mua thanh kim loại rỗng ở các cửa hàng đồ tiện ích gia dụng hay cửa hàng kim khí. Tìm mua thanh kim loại có đường kính trong tối thiểu là 20 mm.
Nếu muốn, bạn có thể mang cờ lê đến cửa hàng kim khí để đảm bảo cán cờ lê nhét vừa vào thanh kim loại.
Tuy nhiên, dùng thanh kim loại rỗng để tăng lực vặn có thể làm gãy cờ lê.

Nếu bạn cảm thấy vừa cầm cờ lê vừa cầm kìm quá khó thì nên nhờ người khác hỗ trợ cầm kìm.

Bạn có thể luồn thanh kim loại rỗng vào cán kìm chết tương tự như với cờ lê.
Phương pháp 2 của 4:
Đốt nóng để nới lỏng bu lông

Nhiệt độ của đèn khò sẽ khiến bu lông giãn nở.

Nếu may mắn thì sự co giãn của bu lông sẽ làm đứt các liên kết do ăn mòn tạo ra.

Nếu không mở được bu lông thì bạn hơ nóng bằng đèn khò thêm 10 phút, hoặc chuyển sang phương pháp khác.
Phương pháp 3 của 4:
Tháo bu lông bị sét gỉ

Các cửa hàng kim khí lớn có bán bàn chải sắt chuyên dụng để chà sét gỉ.

Đừng sử dụng WD-40 vào mục đích này. Mặc dù đó là chất bôi trơn hiệu quả nhưng sẽ không hiệu quả trong việc làm tan nhiều lớp gỉ sét.

Thay đổi vị trí gõ của búa để tránh gõ vào cùng 1 điểm. Gõ tối thiểu một cái vào tất cả 6 cạnh của bu lông.

Nếu bạn không biết rõ kích cỡ bu lông thì thử 3-4 kích cỡ cờ lê khác nhau để tìm cái vừa nhất.
Phương pháp 4 của 4:
Phá hủy bu lông bị kẹt

Nếu bạn có số đo của bu lông thì nhân viên bán hàng có thể giúp bạn tìm dụng cụ nhổ ốc đúng kích cỡ.

Phương pháp này sẽ phá hủy bu lông, nhưng là cách dễ dàng hơn.

Nếu dụng cụ nhổ ốc phá nát bu lông và khiến các mảnh bu lông còn dính lại trong lỗ, thì bạn dùng búa gõ vào đầu bu lông và đai ốc để lấy chúng ra.

Để ngón tay và bàn tay cách xa lưỡi cưa trong khi cắt bu lông.
Nới lỏng bu lông bằng cờ lê hay kìm
Bình xịt chống gỉ sét
Cờ lê
Thanh kim loại rỗng
Kìm cỡ lớn
Kìm chết
Đốt nóng để nới lỏng bu lông
Đèn khò propan
Cờ lê
Thanh kim loại rỗng
Kìm cỡ lớn
Tháo bu lông bị sét gỉ
Bàn chải sắt
Chất bôi trơn ren và làm tan gỉ sét
Búa
Cờ lê cán dài
Phá hủy bu lông bị kẹt
Máy khoan
Dụng cụ nhổ ốc
Cờ lê
Búa (tùy chọn)
Cưa tịnh tiến
Lưỡi cưa
Dao khắc kim loại là một dụng cụ hữu hiệu để phá hủy đầu bu lông bị kẹt.
Bu lông là một thanh kim loại hình trụ có ren, với một đầu hình lục giác. Đai ốc là một vòng kim loại hình lục giác, dùng để vặn vào phần có ren của bu lông và có thể siết chặt. Khi đai ốc được siết chặt, nó sẽ kẹp chặt vật được bu lông bắt qua.
Nếu bu lông bị kẹt có kích thước rất lớn, giả sử đường kính lớn hơn 5 cm, thì bạn dùng cờ lê siết ống. Cờ lê này tạo ra lực vặn rất lớn, và hai hàm của cờ lê sẽ kẹp chặt vào đầu bu lông.
Đối với bu lông đã gãy đầu hoặc bị đập dẹt thì chắc chắn bạn phải dùng dụng cụ nhổ ốc.
Khí propan rất dễ cháy. Lưu trữ khí propan ở môi trường mát mẻ, tránh xa lửa trần và các nguồn nhiệt khác.
Thận trọng khi sử dụng đèn khò propan. Ngọn lửa tỏa ra rất nhiều nhiệt nên bạn đừng bao giờ hướng ngọn lửa vào mặt hay tay.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Th%C3%A1o-bu-l%C3%B4ng-b%E1%BB%8B-k%E1%BA%B9t