Nếu bạn ở trong mối quan hệ không bền vững hoặc khó tìm người mà bạn muốn theo đuổi mối quan hệ lâu dài, ý tưởng thiết lập một mối quan hệ hạnh phúc dài lâu dường như là không thể thực hiện được. May thay có những cách bạn có thể thực hiện để cải thiện chất lượng và độ bền vững của mối quan hệ.
Phương pháp 1 của 3:
Bắt đầu Mối quan hệ Thích hợp

Suy nghĩ về những mối quan hệ đã qua để hiểu rõ vì sao những quan hệ đó đã thành công hoặc thất bại. Những kinh nghiệm này có thể cho bạn biết điều gì về nhu cầu của mình?
Nghĩ về cách bạn phản ứng trước mọi người và các tình huống. Ví dụ, liệu bạn có phản ứng một cách ủy mị, khó tin tưởng một ai đó, hoặc khó bộc lộ cảm xúc của mình hay không? Sẽ rất hữu ích khi bạn hiểu về những đặc điểm tính cách đó trước khi bước vào mối quan hệ nghiêm túc.

Lý do lành mạnh để bắt đầu mối quan hệ bao gồm: mong muốn chia sẻ tình yêu, sự gần gũi và tình bạn; nhu cầu được trải nghiệm sự phát triển cá nhân; ủng hộ về tình cảm và vật chất cho nhau; và hy vọng xây dựng gia đình. Điều quan trọng cần nhớ là những động lực này không chỉ tập trung vào việc nhận tình yêu và sự ủng hộ mà còn là dành những điều đó cho người bạn yêu.
Những lý do không phù hợp để bước vào mối quan hệ bao gồm: lo sợ sự cô đơn, sợ chia tay, và không muốn đánh mất sự kết nối với bạn bè và gia đình của người đó. Sử dụng người yêu của mình vì sự an toàn, tình dục, tiền bạc, hoặc để trả thù người cũ là những lý do rất có hại cho mối quan hệ. Nếu bạn bắt đầu và duy trì mối quan hệ vì những lý do này, bạn và người yêu của bạn sẽ rất vất vả để phát triển mối quan hệ hạnh phúc lâu dài, và cả hai có thể sẽ bị tổn thương nghiêm trọng trong quá trình đó.

Cá tính của các bạn không nhất thiết phải giống nhau nhưng nếu mỗi người muốn những thứ khác nhau từ mối quan hệ thì bạn sẽ vất vả để duy trì được mối quan hệ đó.
Hãy nghĩ liệu sự khác biệt của các bạn có bù đắp cho nhau hay không. Ví dụ, một người hấp tấp hơn sẽ cân bằng với một người có tính hoạch định hơn.


Quan niệm về tôn giáo.
Quan điểm của người ấy về việc có con.
Tính khí của anh ta hoặc cô ta và cách họ hành xử khi tức giận.
Liệu người đó sống hướng nội hay hướng ngoại.
Mối quan tâm, hoạt động và sở thích của người ấy.
Mối quan hệ của người đó với gia đình họ.

Nếu bạn không muốn dành thời gian ở bên nhau, mối quan hệ của bạn sẽ không thành công lắm.
Dành thời gian tìm hiểu mối quan tâm và sở thích của nhau. Thoạt đầu điều này có vẻ như bạn phải hy sinh để làm điều mình không muốn, nhưng người ấy của bạn sẽ cảm kích trước cố gắng của bạn và sẵn sàng làm điều gì đó khiến bạn vui trong lần sau. Bạn cũng sẽ cảm thấy gắn bó với cô ấy hơn và hiểu rõ cá tính, mong muốn và nhu cầu của cô ấy hơn.
Cố gắng xác định những mối quan tâm chung của các bạn và cùng nhau theo đuổi chúng. Ví dụ, nếu các bạn thích không gian bên ngoài, hãy cùng nhau đi cắm trại.

Đừng từ bỏ việc dành thời gian cho bạn bè và gia đình.
Duy trì những sở thích bạn đã có trước khi bắt đầu mối quan hệ.

Chia sẻ những gì bạn có. Đó có thể là điều đơn giản như sẵn sàng chia sẻ món tráng miệng hay quan trọng hơn như nguồn lực và thời gian của bạn.
Đừng hào phóng vì muốn được đền đáp điều gì đó. Những người thực sự hào phóng không làm việc này vì muốn được gì đó từ người khác. Ví dụ, đừng tặng quà hào phóng vì bạn hy vọng được đền đáp.

Cả bạn và người ấy sẽ tự tin và hạnh phúc hơn trong mối quan hệ nếu không cảm thấy áp lực và bị ép phải làm điều gì đó vội vàng.
Càng hiểu nhau hơn, mối quan hệ càng phát triển và càng có cơ hội thành công.
Phương pháp 2 của 3:
Duy trì Mối quan hệ Hạnh phúc Dài lâu

Một số người lo sợ không cảm thấy say đắm, cuồng nhiệt như những ngày đầu của mối quan hệ, nhưng điều đó là bình thường. Bạn sẽ có ít cơ hội gần gũi khi mối quan hệ trưởng thành với những áp lực công việc, gia đình và những ràng buộc khác. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, những người có mối quan hệ ràng buộc cho rằng họ có mối quan hệ với người mình yêu viên mãn hơn cả về thể chất và tình cảm.
Thay vì lo lắng về những khía cạnh tiêu cực của mối quan hệ đã được thiết lập, hãy nghĩ về những cách tích cực mà nhờ đó mối quan hệ của bạn phát triển. Ví dụ, bạn có cảm thấy sự gắn bó giữa bạn với người ấy sâu đậm hơn? Bạn có thấy tự tin và tin tưởng hơn so với lúc mới bắt đầu mối quan hệ? Những trải nghiệm và thách thức nào mà bạn và người ấy đã cùng nhau vượt qua?

Thay vì suy nghĩ duy trì mối quan hệ là “một công việc nặng nề”, hãy nghĩ đó là sự phát triển và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa bạn và đối tác của mình. Mặc dù có lúc điều đó có nghĩa là đối mặt với thách thức, bạn cũng sẽ có nhiều thời gian thú vị, khoảnh khắc đặc biệt và những cơ hội đầy hứng thú.
Thậm chí nếu mối quan hệ của bạn đôi khi như một công việc nặng nề, hãy tập trung vào kết quả bạn thu được từ sự đầu tư của mình.

Đối xử với người ấy như bạn muốn mình được đối xử như vậy.
Hãy nghĩ kỹ và lịch sự khi hỏi ý kiến và thông tin của người ấy về những vấn đề quan trọng như làm cha mẹ, thậm chí các những chủ đề hàng ngày như ăn gì vào bữa tối.
Tham khảo ý kiến của nhau trước khi lên kế hoạch.
Hỏi thăm công việc, mối quan tâm, hoạt động và cảm nghĩ của người ấy.
Tránh gọi trống không hay ngôn ngữ và hành vi khác dẫn đến coi thường người kia trong mối quan hệ. Mỉa mai, xoi mói và cằn nhằn có vẻ như không nghiêm trọng nhưng chúng có thể làm tổn thương đối tác của bạn và khiến cô ấy cảm thấy phải phòng thủ, thậm chí thù hận.

Bạn không cần phải chi tiền để thể hiện mình quan tâm.
Thử làm việc gì đó có ích và chín chắn mà không cần thúc giục. Ví dụ, đi đổ rác hoặc đề nghị nấu bữa tối.
Hãy nói với người bạn yêu thương vì sao anh ấy quan trọng với bạn.
Khi người yêu của bạn làm điều tốt đẹp cho bạn, hãy nhận biết điều đó và nói lời cảm ơn.
Nếu bạn muốn người bạn yêu thương trân trọng và chu đáo hơn, hãy làm mẫu những hành xử tương tự. Bạn có thể làm gương trước.

Thường xuyên trao đổi với người bạn yêu thương, và dành thời gian mỗi ngày thảo luận những chủ đề có tính cá nhân và về mối quan hệ hơn là chỉ về việc làm cha mẹ, công việc ở cơ quan hay việc nhà.
Giao tiếp không phải lúc nào cũng là nói chuyện. Đó còn là lắng nghe người kia nói gì. Tránh ngắt lời hay nói át người kia.
Khi người bạn yêu thương chia sẻ cảm xúc, xác nhận việc bạn đã nghe cô ấy bằng cách tóm tắt những gì cô ấy nói. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói rằng: “Theo những gì anh nghe được hoặc anh hiểu là. . .”. Thậm chí nếu bạn không đồng ý với điều mà người ấy nói, cách này cho thấy bạn đang chú ý và sẽ giúp bạn thông cảm với người yêu của bạn. Điều đó cũng thường khiến mọi người đỡ cảm thấy phải phòng thủ.
Giao tiếp mặt-đối-mặt, đặc biệt về mối quan hệ của bạn, thường hiệu quả hơn là gọi điện, nhắn tin hay viết email. Khi bạn có thể nhìn vào mắt người đối diện, quan sát ngôn ngữ cơ thể của cô ấy, và nhìn thấy phản ứng của cô ấy, bạn sẽ dễ xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề.

Thay vì có nguy cơ đánh mất sự tin tưởng, hãy chân thành và để người bạn yêu thương biết được suy nghĩ và lo ngại của bạn. Thậm chí nếu cuộc thảo luận khó khăn và không dễ chịu thì cố gắng lấy lại sự tin tưởng sau khi không thành thực sẽ còn khó khăn hơn nhiều.
Mặc dù chân thành đóng vai trò quan trọng để có được mối quan hệ thành công, chân thật đến mức phũ phàng lại có thể gây tổn thương. Cố gắng tử tế và tế nhị khi thể hiện lo ngại của bạn hoặc chia sẻ những thông tin không vui. Nếu bạn thô lỗ và thiếu tế nhị, thông điệp của bạn sẽ không được tiếp nhận đầy đủ và người bạn yêu thương sẽ thấy khó giao tiếp hơn.

Hãy quan tâm đến nhu cầu của nhau bằng cách hỏi rằng cả hai có thể làm gì để thể hiện tình yêu và sự ủng hộ. Một khi cả hai biết được nhu cầu của người kia, bạn có thể chủ ý thể hiện cảm nghĩ của bạn với nhau.

Hãy nghĩ về cách sự khác biệt của bạn bổ sung cho người kia và đóng góp vào mối quan hệ của bạn. Ví dụ, nếu bạn nghiêm khắc hơn và đối tác lại vô tư lự, hãy nghĩ cách để bạn cân bằng hai người lại. Liệu đối tác của bạn có ép bạn không được khắt khe với mọi chuyện, và liệu bạn có thể giúp cô ấy tập trung vào những điều quan trọng?
Mọi người thường thấy cá tính hay thói quen có lúc gây khó chịu lại là thứ ban đầu khiến đối tác chú ý đến bạn.

Thay vì chỉ xem vô tuyến hay phim ảnh, hãy chọn một hoạt động để bạn có thể tương tác với người mình yêu thương. Bạn có thể lên kế hoạch một chuyến đi cuối tuần, tham gia lớp nấu ăn, đi dạo trong công viên hoặc ăn tối với nhau.
Nhiều cặp đôi nhận thấy việc sắp xếp “tối hẹn hò” thường xuyên là rất hữu ích. Lên kế hoạch làm việc gì đó cùng nhau, hoặc luân phiên tuần này bạn là người lên kế hoạch thực hiện các hoạt động còn tuần sau sẽ đến lượt đối tác của bạn. Đảm bảo các bạn chọn những hoạt động khác nhau để tối hẹn hò không quá nhàm chán.

Theo đuổi mối quan tâm và hoạt động riêng. Bạn sẽ cảm thấy không bị phụ thuộc và hạnh phúc, tươi mới hơn khi trở về.

Thử nhớ lại trải nghiệm cùng nhau hoặc đến những địa điểm như công viên giải trí hay câu lạc bộ hài, nơi có rất nhiều tiếng cười.
Tập trung cười cùng nhau thay vì cười lẫn nhau, điều này khiến trải nghiệm trở nên tiêu cực và ngăn cản sự gắn kết giữa bạn và đối tác.

Bạn không cần phải loại bỏ những người này ra khỏi cuộc đời mình, nhưng đừng chịu đựng bất cứ ai không muốn giúp đỡ hoặc có ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của bạn.
Nếu bạn và đối tác lo ngại về việc ai đó can thiệp vào mối quan hệ của mình, hãy nói chuyện về điều này một cách cởi mở và chân thành. Cùng nhau tìm ra giải pháp. Ví dụ, nếu người thân của bạn nhất quyết phải đến vào Giáng sinh hàng năm, bạn và người yêu có thể lên kế hoạch đi du lịch và có khoảng thời gian tránh xa những áp lực gia đình.
Bạn có thể nghe và phản hồi những lo ngại của mọi người về mối quan hệ của mình, nhưng bạn cũng có thể giải thích một cách lịch sự và bình tĩnh rằng sự tham gia của mọi người đang ảnh hưởng xấu đến bạn và người bạn yêu thương.
Một ngoại lệ đối với nguyên tắc này là khi bạn đang ở trong mối quan hệ bị lạm dụng hoặc có lý do chính đáng để mọi người lo ngại. Trong trường hợp này, đừng tự cô lập mình hoặc bỏ quan những người muốn giúp đỡ và hỗ trợ bạn.
Phương pháp 3 của 3:
Giải quyết Vấn đề

Nếu nhất định phải “thắng” trong cuộc tranh luận, bạn đang cho đối tác thấy bạn không thực sự quan tâm đến suy nghĩ và tâm trạng của anh ấy. Cách ứng xử này khiến mối quan hệ càng thêm mâu thuẫn và sẽ chấm dứt mọi giao tiếp.
Thái độ này cũng cho thấy cuộc tranh luận thiên về cảm giác lấn át và biện minh hơn là giải quyết những vấn đề là nguyên nhân dẫn đến cuộc tranh luận.
Cố gắng đánh bại đối tác sẽ không giúp bạn thiết lập mối quan hệ hạnh phúc dài lâu. Những người “thất bại” trong cuộc tranh luận thường có nhu cầu trả miếng, phản ứng và đối đáp, do vậy, bạn khó có thể ra đi mà cảm thấy hài lòng với kết quả cuối cùng.

Bạn có thể cho rằng mình cảm thấy khó chịu nếu không sử dụng những chiến thuật không đẹp đó. Ví dụ, thay vì đổ lỗi hay kết tội, hãy tập trung và việc bạn suy nghĩ thế nào, càng cụ thể càng tốt.
Thay vì nhấn mạnh rằng: “Anh đã gây ra chuyện đó với em”, hãy giải thích bạn cảm thấy tổn thương và buồn như thế nào. Sử dụng những lời kết tội thường khiến người khác phải phòng thủ và họ không muốn dành thời gian để nghe vấn đề của bạn.
Đừng dùng những từ như “chẳng bao giờ” và “thường xuyên” bởi những từ đó rất hiếm khi chính xác và thường gia tăng sự căng thẳng.
Những hành xử như vậy thường xảy ra trong cuộc tranh luận, hãy tạm dừng nói chuyện và quay lại khi bạn và đối tác cảm thấy bình tĩnh hơn. Đi dạo, hít thở sâu, viết nhật ký hoặc chơi với bọn trẻ. Bạn sẽ kiểm soát được cảm xúc khi trở lại cuộc trao đổi với đối tác của mình.

Tập trung vào vấn đề cụ thể là gì sẽ giúp bạn xử lý được mà không khiến mọi việc trở nên phức tạp và tiêu cực hơn.

Nếu người yêu của bạn có vấn đề cần giải quyết, hãy xem xét điều đó kỹ lưỡng. Vì cô ấy biết bạn rõ hơn người khác, rất có thể mối lo ngại đó có căn cứ.
Hãy hỏi xem cô ấy có gợi ý cụ thể nào để ngăn điều đó không xảy ra trong tương lai.
Nếu bạn có thể chấp nhận sai lầm của mình, người yêu của bạn sẽ sẵn sàng thừa nhận sai lầm của cô ấy.

Sẽ rất có ích khi xem xét lại trước lý do vì sao bạn cảm thấy tổn thương. Tự hỏi mình điều gì đã xảy ra cũng quan trọng như cảm giác của bạn tại thời điểm đó, và hiểu rằng việc bạn nói hoặc làm có thể có vai trò trong tình huống đó.
Tự hỏi nếu điều gì trong quá khứ khiến bạn phải giữ mối ác cảm.
Hãy nghĩ về lợi ích bạn có được từ sự tha thứ. Lưu giữ những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn đau buồn, lo lắng và căng thẳng, và tha thứ cho người khác sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
Nếu bạn cứ gợi nhớ những điều khiến bạn tổn thương trong quá khứ, cả bạn và đối tác đều cảm thấy ngạt thở và vô vọng về tương lai của mối quan hệ.

Đôi khi điều ta xác định là vấn đề trong mối quan hệ không phải là vấn đề lớn như ta thoạt nghĩ. Cố gắng tìm hiểu thêm về tình huống bằng cách hỏi bản thân liệu vấn đề có thực sự là nguyên nhân phá vỡ sự gắn kết và cần có cách giải quyết triệt để hay không.
Những cặp đôi thành công có thể thỏa hiệp, thích ứng và nhận biết điều gì không đáng để hủy hoại mối quan hệ.

Đợi đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng và đe dọa mối quan hệ của bạn sẽ chỉ khiến vấn đề đó khó giải quyết hơn.
Sẽ hữu ích khi có người khách quan và kinh nghiệm làm trung gian giải quyết các vấn đề về mối quan hệ hoặc xúc tiến các cuộc trao đổi.
Để hình thành mối quan hệ hạnh phúc dài lâu, bạn cần làm bạn với người mình yêu thương. Dành thời gian vun đắp những mối quan tâm chung nhưng cũng sẵn sàng khám phá những sở thích khác nhau.
Cho đối tác thấy mình quan tâm đến họ bằng việc làm có ý nghĩa không cần hỏi ý kiến.
Giải quyết những khác biệt bằng cách tạo ra các trường hợp đôi bên cùng có lợi thay vì kẻ thắng người thua. Trường hợp kẻ thắng người thua sẽ không giúp bạn có mối quan hệ hạnh phúc bền lâu.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Thi%E1%BA%BFt-l%E1%BA%ADp-M%E1%BB%91i-quan-h%E1%BB%87-H%E1%BA%A1nh-ph%C3%BAc-D%C3%A0i-l%C3%A2u