Đôi khi, sẽ khá khó khăn để vui vẻ khi điều mà bạn đang làm không hề vui. May mắn thay, cuộc sống của bạn sẽ trở nên vui tươi hơn nếu bạn thay đổi quan điểm của mình. Chỉ cần một vài công cụ, bạn sẽ có thể tìm hiểu cách để vui vẻ khi thực hiện hầu như bất kỳ điều gì.
Phương pháp 1
Dành ưu tiên cho niềm vui

Ví dụ của việc kết hợp thời gian vui đùa vào cuộc sống có thể là theo đuổi sở thích nghệ thuật mới, dành nhiều thời gian hơn cho con cái, hoặc tổ chức một buổi chơi trò chơi hoặc xem phim tối cùng một vài người bạn.

Tập tìm kiếm niềm hy vọng mỗi ngày thông qua hoạt động sau. Hãy dành 10 phút mỗi ngày trong 3 tuần. Bắt đầu bằng cách liệt kê 5 yếu tố bạn yêu thích trong cuộc sống của bạn (ví dụ, “quan sát mặt trời mọc mỗi sáng”, hoặc “nghe tiếng cười của người bạn yêu”). Bây giờ, bạn nên suy nghĩ về khoảng thời gian khi mọi việc không diễn ra một cách suôn sẻ. Mô tả lại tình huống. Sau đó, tìm 3 cách giúp bạn nhìn vào mặt tươi sáng của khó khăn.
Ví dụ, xe bạn bị hư khi đang trên đường đi làm. Bạn cảm thấy khó chịu và mất kiên nhẫn khi phải chờ đợi thợ sửa xe. Nhưng, đây là khoảng thời gian cung cấp cho bạn cơ hội để đọc lại bài thơ mà người bạn thân của bạn đã yêu cầu bạn đọc. Bạn cũng có một vài phút để gọi điện thoại hỏi thăm mẹ của bạn. Cuối cùng, thời gian chờ đợi cho phép bạn suy nghĩ về vấn đề nào đó trước khi bắt đầu ngày làm việc mới. Nhận biết rõ mặt tươi sáng sẽ giúp bạn nhận thức được rằng sẽ luôn có một vài yếu tố tích cực xuất hiện trong trong tình huống tiêu cực.

Tìm mua tờ lịch có liệt kê danh sách ngày lễ kỳ lạ và nỗ lực tham gia tổ chức lễ kỷ niệm cho những ngày này càng nhiều càng tốt.

Màu sắc bạn chọn cho môi trường xung quanh sẽ tác động tích cực đến tâm trạng và quan điểm của bạn về thế giới. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng người có mặt trong một căn phòng màu xanh lá cây thường ít cảm thấy căng thẳng hơn người ở trong phòng màu đỏ.
Nói chung, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi quanh họ là màu vàng và xanh lá cây. Nếu những màu sắc này không phù hợp với bức tường nhà bạn, bạn có thể lựa chọn tác phẩm nghệ thuật, đồ trang trí, hoặc thậm chí là hoa có thể đem lại sắc xuân cho bạn. Bạn cũng có thể thêm vào một vài món đồ chơi vui nhộn, như lò xo xoắn ốc nhiều màu (slinky) hoặc quả cầu sức khỏe (stress ball) để cải thiện tâm trạng trong ngôi nhà của bạn.
Phương pháp 2
Tận hưởng điều nhỏ nhặt

Xác định âm thanh khiến bạn vui vẻ hoặc thư giãn. Âm nhạc. Tiếng trẻ con cười vang. Tiếng sóng biển. Tiếng chim líu lo trên cây. Bạn nên cố gắng vây quanh bản thân với chúng một cách thường xuyên hơn. Nếu bạn không thể tìm kiếm chúng trong môi trường tự nhiên, bạn có thể lắng nghe trên YouTube.
Xác định âm thanh khiến bạn thất vọng, buồn bã, hoặc tức giận. Tiếng còi xe. Tiếng chuông điện thoại reo liên tục. Bạn nên tránh xa chúng nếu có thể. Nếu không, bạn có thể chống lại chúng bằng âm thanh bạn thích, như lắng nghe loại nhạc êm dịu bằng tai nghe để át đi tiếng chuông điện thoại reo không ngừng nghỉ. Hoặc, có lẽ bạn sẽ không thể nào có được khoảng thời gian yên tĩnh, và một chút yên lặng sẽ giúp bạn tận hưởng nhiệm vụ của mình nhiều hơn.

Tham gia hoạt động và vây quanh bản thân với người mà sự va chạm của họ đem lại cho bạn niềm vui. Thực hiện điều này sẽ giúp bạn cảm thấy mãn nguyện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Để tập ăn uống chánh niệm, bạn nên lựa chọn thực phẩm như một mẩu sôcôla hoặc hoa quả nhỏ. Quan sát chúng – hình dạng, hương vị, kích thước, kết cấu. Phản ứng của bạn khi quan sát chúng là gì (ví dụ, chảy nước bọt, thiếu kiên nhẫn, v.v)? Ngậm thức ăn trong miệng trong 30 giây mà không nhai. Một khi đã hết 30 giây, bạn có thể nhai. Sau đó, so sánh cảm nhận của bạn về hương vị và kết cấu của thức ăn trước và sau khi ăn. Tiếp theo, so sánh trải nghiệm này với những lần ăn uống thông thường khác.
Bắt đầu tập ăn uống chánh niệm trong hầu hết mọi bữa ăn. Loại bỏ tác nhân gây xao nhãng như TV hoặc sách và tập trung hoàn toàn vào loại thực phẩm bạn đang dùng.

Để cải thiện tâm trạng và sự khỏe khoắn thể chất, bạn nên mỉm cười khi bạn thực hiện nhiệm vụ mà bạn không thật sự thích thú. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Phương pháp 3
Thay đổi quan điểm

Đến tham quan bảo tàng, công viên, và phòng triển lãm tranh trong khu vực. Chụp ảnh và cố gắng trải nghiệp những địa điểm này tương tự như khách du lịch. Thử qua nhà hàng mà bạn chưa từng đến, hoặc gọi món ăn mới từ thực đơn của nơi bạn yêu thích. Trải nghiệm cuộc sống theo quan điểm của người ngoài cuộc – bạn sẽ tái khám phá những điều mà bạn yêu thích về nó.

Để biến quá trình thiền trở nên thú vị, bạn nên tìm người có thể thiền cùng bạn. Thay đổi môi trường, và điều này có thể thúc đầy mọi thứ trở nên đầy thử thách và thú vị hơn. Bạn cũng có thể tìm phương pháp thiền có hướng dẫn với âm thanh và lời nhắc nhở lý thú.

Chú ý đến suy nghĩ của mình nhiều hơn.
Quyết định xem liệu suy nghĩ của bạn có hữu ích hay không (ví dụ, chúng cải thiện hay khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn)?
Ngừng suy nghĩ tiêu cực ngay lập tức. Lựa chọn không tham gia hoặc hoan nghênh suy nghĩ tiêu cực.
Thay đổi lời tự nói chuyện tiêu cực thành tích cực. Ví dụ, câu nói “Tất cả mọi bài tập mình phải làm sẽ khiến mình không bao giờ có thể dành thời gian cho bạn bè” sẽ được chuyển đổi thành tích cực hơn như “Nếu mình nỗ lực cố gắng làm bài tập và không trì hoãn, mình có thể nghỉ giải lao giữa giờ và gặp gỡ bạn bè”.

Ví dụ, chúng ta thường than phiền hoặc cằn nhằn về mọi công việc chúng ta cần phải làm. Một gợi ý đó là bạn nên thay đổi ngôn ngữ của bạn thành lời mô tả về mọi nhiệm vụ bạn nên thực hiện. Thay đổi từ “cần phải” thành “nên” sẽ đem lại sự biến đổi tích cực trong cách bạn nhìn nhận và tận hưởng cuộc sống.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-ki%E1%BA%BFm-ni%E1%BB%81m-vui-trong-m%E1%BB%8Di-vi%E1%BB%87c