Khi cảm thấy không hài lòng hoặc hạnh phúc với cuộc sống, có thể bạn cần suy ngẫm về mục đích sống của mình. Đây sẽ là một cuộc tự kiểm đầy thách thức, và kết quả có thể khiến bạn tin rằng từ trước đến này mình đã đi chệch hướng. Nhưng bạn hãy can đảm và lạc quan lên; không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại một cuộc sống đầy ý nghĩa và niềm vui. Hãy tìm mục đích của cuộc sống và bắt tay vào hành động để sống cuộc đời mà bạn thực sự mong muốn.
Phần 1
Xem xét những mối quan tâm của bạn

Đừng lo phải viết sao cho hay; sẽ không có ai đọc cuốn nhật ký của bạn ngoài bạn ra. Quan trọng là những điều bạn viết phải hoàn toàn cởi mở và trung thực, không phải là văn phong của bạn hay như thế nào.
Đâu là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc sống của bạn?
Điều gì khiến bạn thực sự tự hào về bản thân mình?
Những phẩm chất nào ở người khác làm bạn ngưỡng mộ nhất?
Điều gì đem lại cho bạn cảm giác tràn đầy sức sống và năng lượng?
Bạn cảm thấy hạnh phúc đến mức nào trong cuộc sống hàng ngày?
Nếu chỉ có một tuần nữa để sống, bạn sẽ làm gì trong tuần đó?
Những điều “nên làm” nào lấn át những điều bạn “muốn làm”?
Nếu bạn có thể thay đổi một điều về thế giới này thì đó là gì?
Một thay đổi nào có thể khiến cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn?


Nếu tình yêu của bạn chủ yếu dành cho gia đình, có lẽ bạn sẽ không cảm thấy thỏa mãn nếu cuộc sống của mình bị công việc chi phối khiến phần lớn thời gian của bạn phải ở xa gia đình.

Có thể sẽ hữu ích khi bạn nghĩ về trò chơi mà bạn yêu thích nhất hồi còn bé. Liệu có trò chơi nào (hoặc hoạt động nào tương tự) có thể đưa bạn trở về với niềm vui tuổi thơ không?

Ví dụ, giả sử như bạn đang tưởng tượng khi bạn 90 tuổi, vui vầy bên đàn cháu chắt, hạnh phúc với cuộc sống về hưu sau khi thành công trong sự nghiệp có ích cho cộng đồng, sống trong ngôi nhà với đất đai rộng lớn xung quanh.
Hình ảnh này cho thấy rằng bạn muốn có một gia đình, rằng bạn thích có một công việc có thể giúp đỡ mọi người, và bạn thích sống độc lập ở vùng thôn quê.
Kế hoạch ngược thời gian có thể dẫn bạn đi đến quyết tâm có con ở tuổi 28, bạn muốn tìm một nghề nghiệp như một nhân viên xã hội khi được 25 tuổi, và bạn cần phải giữ gìn sức khỏe sao cho có thể tiếp tục sống độc lập khi về già.
Phần 2
Bước ra khỏi bản thân mình

Ví dụ, có thể bạn xác định rằng mục đích nhân văn là giúp đỡ mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn trong thế giới này. Khi đó mục đích cá nhân của bạn sẽ là hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng, và bạn có thể xác định những bước cần thực hiện để phấn đấu đạt được điều đó.

Bạn có thể viết ra danh sách này trong nhật ký mục đích. Nhớ rằng bạn không cần phải ngưỡng mộ hoặc làm theo mọi khía cạnh của người đó – bạn chỉ cần tiếp nhận những phẩm chất đặc trưng ở họ mà bạn cũng muốn có.

Khi đã hiểu nhiều hơn về những người sống quanh mình, bạn hãy quyết định cách tương tác với họ. Xác định xem bạn muốn những người khác nhìn bạn như thế nào trong mối liên quan với chính họ, và sau đó phấn đấu trở thành người như thế.

Ví dụ, có thể bạn không nhận ra rằng những hành động của mình đang truyền cảm hứng cho các bạn bè của bạn làm theo. Một người bạn có thể nói với bạn, “Tớ thấy cậu rất giỏi trong việc bắt tay vào thực hiện kế hoạch đã đặt ra mà không chờ người khác khởi động”. Bạn có thể đưa ưu điểm này vào mục đích của mình.

Ví dụ, nếu mục đích trong cuộc sống của bạn là “đem hạnh phúc đến cho bản thân và cho những người khác”, bạn có thể đặt ra các mục đích nhỏ hơn “cảm thấy hài lòng trong công việc, nhẫn nại với gia đình, đem lại tiếng cười cho con cái và lắng nghe bạn bè nhiều hơn”. Tất cả những điều này đều hướng đến mục đích lớn hơn của bạn.
Việc đặt ra mục đích gồm nhiều mặt có điểm lợi là, nếu một lĩnh vực nào đó tiến triển chậm hoặc không suôn sẻ, bạn vẫn không có cảm giác mình hoàn toàn bị lạc hướng. Ví dụ, nếu đời sống nghề nghiệp của bạn không được như ý, nhưng đời sống gia đình và xã hội lại tốt đẹp, bạn sẽ vẫn cảm thấy rằng mình đang đi đúng con đường hướng đến hạnh phúc.

Khi đã xác định mục đích sống trong đời mình, bạn hãy viết ra. Dán lên nơi nào đó mà bạn có thể đọc hàng ngày để nhắc nhở mình về những điều bạn mong muốn trong cuộc sống. Hàng ngày bạn có thể tự vấn xem mình đã hoàn thành những nhiệm vụ để hướng đến mục đích đó chưa.
Phần 3
Hành động vì mục đích



Người ta thường không biết rằng điều gì có thể khiến họ thực sự hạnh phúc, vì thế mặc dù mục tiêu của bạn là đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho những người khác, nhưng việc đáp ứng các đòi hỏi tức thời của mọi người cũng sẽ không giúp bạn sống đúng với mục đích của mình.

Ví dụ, nếu sự nghiệp của bạn hiện tại không được như ý và không khớp với mục đích sống, bạn có thể ghi “tìm một công việc mới” trong danh sách. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ chưa từ bỏ công việc hiện tại trước khi tìm được công việc mới vì còn trách nhiệm thanh toán các hóa đơn và nuôi sống gia đình.
Phân chia danh sách của bạn thành các lựa chọn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.



Ví dụ, nếu mục đích của bạn là đem lại hạnh phúc cho mình và mọi người, bạn nên tránh nói những lời gây tổn thương người khác. Bạn cũng cần tránh những điều khiến bạn buồn bực, chẳng hạn như ở bên cạnh những người làm bạn cảm thấy không hài lòng về mình.
Nhớ rằng chúng ta thường tìm ra mục đích trên hành trình của mình. Thông thường chúng ta chỉ có thể nói cuộc sống của ai đó có mục đích sau khi họ nhắm mắt xuôi tay, dựa vào các sự kiện và các lựa chọn trong suốt cuộc đời họ.
Khi dành nhiều thời gian hơn để đáp ứng cho mục đích của mình, bạn sẽ nhận thấy mình dễ ra những quyết định trong cuộc sống hơn khi tự hỏi “Cơ hội này có phù hợp với những đam mê, những hành động và cảm hứng của mình không?” Qua thời gian, bạn sẽ ngày càng có những trải nghiệm sống vì mục đích, và bạn sẽ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn bao giờ hết.
Chúng ta thường nhìn vào mục đích của mình như câu trả lời cho tất cả mọi thứ vào thời khắc hiện tại hoặc như một điều gì đó chỉ có thể hoàn thành trong tương lai. Mặc dù mục đích của chúng ta trong cuộc sống rốt cuộc có thể chỉ đạt được trong tương lai xa, nhưng bạn hãy tìm cách để bắt đầu NGAY BÂY GIỜ.
Đôi khi việc nhận ra những điều bạn không muốn sẽ tốt hơn (và dễ hơn) là biết chính xác những gì bạn muốn. Nếu cần, bạn hãy bắt đầu bằng cách liệt kê những điều bạn không muốn làm (hoặc trở thành), sau đó tìm những thứ bạn muốn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-m%E1%BB%A5c-%C4%91%C3%ADch-trong-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng