Khi bắt đầu việc kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất. Được định nghĩa như là “tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí”, lợi nhuận là số tiền mà một doanh nghiệp thu được trong suốt kỳ kế toán nhất định. Nói chung, lợi nhuận thu về càng nhiều càng tốt vì chủ doanh nghiệp có thể sử dụng nó để tái đầu tư. Việc xác định một cách chính xác lợi nhuận từ việc kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đó cũng có thể giúp chủ doanh nghiệp quyết định mức giá của hàng hóa và dịch vụ, mức lương của nhân viên và hơn thế nữa. Hãy xem Bước 1 bên dưới để bắt đầu cách tính lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.
Phần 1 của 2:
Tính Lợi nhuận cho Doanh nghiệp

Lưu ý rằng bạn cần trừ ra bất kỳ khoản tiền nào đã hoàn lại cho khách hàng do trả hàng bán hay do tranh chấp để việc tính tổng thu nhập của bạn chính xác hơn.
Tính toán lợi nhuận của 1 doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn bằng ví dụ sau đây. Giả sử chúng ta sở hữu một công ty xuất bản với quy mô nhỏ. Trong tháng rồi, doanh thu bán lẻ sách trong khu vực là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta cũng bán bản quyền một số sách với trị giá 7 triệu và đồng thời nhận 3 triệu từ các nhà bán lẻ sách về tài liệu quảng cáo chính thức. Nếu trên đây là tất cả các nguồn doanh thu của công ty, chúng ta có thể tính tổng thu nhập là 20 + 7 + 3 = 30 triệu.

Trong ví dụ của chúng ta, giả sử việc kinh doanh phải chi ra hết 13 triệu đồng trong tháng để kiếm được 30 triệu thu nhập. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng 13 triệu như là tổng chi phí để tạo ra thu nhập đó.

Trong ví dụ của chúng ta, khi chúng ta đã có những con số chính xác, cụ thể về thu nhập và chi phí, việc tính lợi nhuận kinh doanh là hoàn toàn đơn giản. Trừ thu nhập với chi phí của doanh nghiệp 30 triệu – 13 triệu, chúng ta sẽ thu được lợi nhuận là 17 triệu. Nếu chúng ta là chủ doanh nghiệp, ta có thể sử dụng số tiền này để mua một máy in mới cho công ty xuất bản của mình nhằm tăng số lượng sách mà chúng ta có thể in và tăng khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty về lâu dài.

Khoản lỗ thuần không nhất thiết thể hiện doanh nghiệp đang bên bờ vực thẳm (mặc dù trường hợp này cũng “có thể” xảy ra). Thường các doanh nghiệp bị lỗ khi họ đang chịu một khoản chi phí một lần ban đầu nào đó khá lớn (như chi phí mua văn phòng, xây dựng một chi nhánh mới, v.v…) cho đến khi bắt đầu có lợi nhuận. Chẳng hạn, Amazon.com đã không tạo ra được đồng lợi nhuận nào trong 9 năm (1994-2003) trước khi nó bắt đầu thu được lợi nhuận sau đó.

Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét từng bước về các nguồn thu nhập và chi phí mà một báo cáo hoạt động kinh doanh thực tế có thể có.
Phần 2 của 2:
Phân tích Doanh thu và Chi phí

Để minh họa cho việc phân tích thu nhập và chi phí, hãy theo dõi ví dụ sau. Giả sử rằng chúng ta sở hữu một công ty nhỏ sản xuất giày thể thao cao cấp. Trong quý này, chúng ta bán được 350 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta mất 10 triệu đồng cho việc thu hồi một số sản phẩm. Chúng ta cũng phải trả lại 2 triệu cho hàng bán bị trả lại và chiết khấu liên quan đến các sản phẩm này. Trong trường hợp này, doanh thu thuần của công ty là 350 – 10 – 2 = 338 triệu đồng.

Trong ví dụ ở công ty giày thể thao, công ty cần mua vải và cao su đề sản xuất giày và cũng cần trả tiền cho công nhân nhà máy vận chuyển các vật liệu này vào kho. Giả sử chúng ta mất 30 triệu đồng mua vải và cao su, và mất 35 triệu đồng trả cho công nhân vận chuyển cho quý này, thu nhập ròng sẽ là 338 – 30 – 35 = 273 triệu đồng.
Lưu ý rằng trong trường hợp doanh nghiệp đang tính không bán bất cứ sản phẩm cụ thể hữu hình nào (ví dụ như công ty tư vấn), chi phí tạo ra doanh thu được coi như là giá vốn hàng bán sẽ được sử dụng. Chi phí tạo ra doanh thu bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như chi phí nhân công và hoa hồng trên doanh thu, nhưng không bao gồm các chi phí gián tiếp như tiền lương nhân viên, tiền thuê nhà, tiền điện nước,…

Trở lại ví dụ về công ty bán giày thể thao, giả sử rằng chúng ta trả lương cho nhân viên không liên quan đến việc sản xuất là 120 triệu đồng. Chúng ta cũng trả 10 triệu tiền thuê nhà và điện nước, và trả 5 triệu cho việc quảng cáo trên tạp chí. Nếu tất cả những chi phí này đều là chi phí hoạt động, chúng ta sẽ trừ như sau 273 – 120 – 10 – 5 = 138 triệu đồng.

Trong ví dụ về công ty bán giày thể thao, giả sử rằng chiếc máy được sử dụng để sản xuất giày thể thao có giá là 100 triệu và sử dụng trong 10 năm. Chi phí khấu hao theo đường thẳng của chiếc máy là 10 triệu/năm, hoặc 2,5 triệu/quý. Nếu chi phí khấu hao/phân bổ chỉ có như vậy, chúng ta có thể tính thu nhập hoạt động sản xuất trong quý như sau: 138 – 2,5= 135,5 triệu đồng.

Chúng ta giả định rằng công ty giày thể thao vẫn đang trả nợ gốc cho khoản vay từ lúc bắt đầu kinh doanh. Trong quý rồi, chúng ta trả 10 triệu tiền nợ vay. Chúng ta cũng mua một máy sản xuất giày mới với giá 20 triệu. Nếu đây là tất cả chi phí bất thường trong quý, chúng ta có thể trừ như sau: 135,5 – 10 – 20 = 105,5 triệu đồng.

Giả sử, trong quý rồi, chúng ta đã bán một chiếc máy làm giày cũ với giá 5 triệu đồng và cho phép một công ty quảng cáo khác sử dụng nhãn hiệu của công ty với phí là 10 triệu. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ cộng thêm những khoản doanh thu đặc biệt này vào tổng thu nhập: 105,5 + 5 + 10 = 120,5 triệu đồng.

Trong ví dụ của chúng ta, giả sử rằng, dựa trên mức thu nhập chịu thuế của kì trước, chúng ta phải đóng thuế hết 30 triệu đồng. Trừ 120,5 – 30 = 90,5 triệu đồng. Đây là con số thể hiện thu nhập thuần/ròng của doanh nghiệp, hay có thể nói 90,5 triệu đồng là lợi nhuận trong quý của công ty. Không phải thấp!
Hãy chắc rằng bạn đã xem xết tất cả các chi phí hoạt động trong kỳ. Chi phí quảng cáo, lập danh thiếp và những cuộc gọi đường dài có thể không mất nhiều chi phí, nhưng chúng cần phải được xem xét ngay là chi phí trong kỳ.
Lưu ý rằng bạn có thể xác định lợi nhuận thuần biên bằng cách tính tỷ lệ phần trăm doanh thu đã mang lại lợi nhuận. Hay nói cách khác, chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho thu nhập thuần và chuyển số này thành tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, nếu doanh thu thuần là 10 triệu đồng, giá vốn hàng bán là 3 triệu đồng, và tổng chi phí hoạt động là 2 triệu đồng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ là 10 – 5 = 5 triệu đồng; lợi nhuận biên sẽ là 5/10 = 0,5 = 50%.
Nếu bạn điều hành một công ty nhỏ, hãy cẩn thận tách rời những chi phí trong nhà bạn ra khỏi chi phí hoạt động kinh doanh. Chỉ một phần hóa đơn điện nước, mạng internet và điện thoại được xem xét tính vào chi phí hoạt động kinh doanh.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-L%E1%BB%A3i-nhu%E1%BA%ADn