Tỷ lệ tăng trưởng bền vững là tỷ lệ mà doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận mà không phải đi vay từ các tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ, tỷ lệ này mô tả lợi nhuận tăng lên hàng năm mà không phải đầu tư thêm bằng vốn tự có hoặc đi vay ngân hàng. Chủ doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phải tính tỷ lệ tăng trưởng bền vững, và sử dụng chúng để quyết định liệu họ có đủ vốn đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài hay không.
Phần 1 của 2:
Tính tỷ lệ tăng trưởng bền vững

Ví dụ: Tổng tài sản cuối năm là 100 tỷ đồng. Tổng doanh thu cả năm là 25 tỷ đồng. Tỷ lệ sử dụng tài sản là 25/100, hay 25%, có nghĩa là mỗi năm bạn tạo được doanh thu tương đương 25% tổng tài sản.

Ví dụ: Lợi nhuận ròng là 5 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời là 5/25, hay 20%, có nghĩa là hàng năm bạn giữ lại cho công ty 20% doanh thu, phần còn lại thanh toán chi phí kinh doanh.

Tính tổng vốn chủ sở hữu bằng tổng tài sản trừ tổng nợ.
Ví dụ: Tổng nợ là 50 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu là 50 tỷ đồng. Tỷ lệ sử dụng tài chính là 100%.

Ví dụ: nhân ba tỷ số với nhau 25% x 20% x 100% được chỉ số ROE bằng 5%.

Ví dụ: Lợi nhuận ròng là 5 tỷ đồng. Giá trị cổ tức là 0,5 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức sẽ là 0,5/5 = 10%.

Ví dụ: 100% – 10% = 90% là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại công ty rất quan trọng vì chỉ số này cho biết số thu nhập sẽ chi trả cho cổ tức trong tỷ lệ tăng trưởng bền vững và giả định việc tiếp tục trả cổ tức với tỷ lệ như vậy trong tương lai.

Ví dụ: nhân chỉ số ROE vừa được tính với tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 5% x 90% để được tỷ lệ tăng trưởng bền vững là 4,5%. Như vậy, doanh nghiệp có thể đạt tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận là 4,5% hàng năm.
Phần 2 của 2:
Áp dụng tỷ lệ tăng trưởng bền vững

Tỷ lệ tăng trưởng thực tế sẽ thay đổi theo tháng, quý hoặc theo bất cứ khoảng thời gian nào bạn dùng để báo cáo kết quả tài chính. Vì tỷ lệ tăng trưởng thực tế chỉ là tỷ lệ thay đổi doanh thu nên chỉ số này sẽ biến động thường xuyên.
Khi tính tỷ lệ tăng trưởng thực tế, chú ý là số liệu doanh thu được tính theo khoảng thời gian bằng nhau. Nếu bạn so sánh doanh thu từ quý IV năm trước với tháng đầu tiên của năm sau, tỷ lệ tăng trưởng sẽ lớn hơn rất nhiều so với thực tế. Đảm bảo bạn so sánh các đại lượng bằng nhau, cụ thể là tuần với tuần, tháng với tháng, quý với quý, năm với năm, v.v…

Ví dụ, hãy hình dung một công ty xây dựng tạo ra những ngôi nhà. Để khởi nghiệp, chủ sở hữu đầu tư 100 tỷ đồng, và vay ngân hàng 100 tỷ. Sau một năm kinh doanh, chủ doanh nghiệp tính toán tỷ lệ tăng trưởng thực tế và tỷ lệ tăng trưởng bền vững, và thấy rằng tỷ lệ thực tế cao hơn nhiều so với tỷ lệ bền vững. Khi tăng doanh thu, anh ta cần thêm vốn để trang trải chi phí lao động và nguyên vật liệu để xây thêm nhà nhằm tăng thu nhập. Mặc dù tăng doanh thu tốt cho doanh nghiệp, nhưng chủ sở hữu không thể trang trải được hết chi phí nếu không đi vay. Hiểu được sự khác biệt giữa các tỷ lệ tăng trưởng, chủ doanh nghiệp có thể lên kế hoạch về việc vay vốn ở đâu hay liệu có nên làm chậm lại sự phát triển của công ty.
Tuy tỷ lệ tăng trưởng thực tế cao không phải lúc nào cũng có tính tiêu cực, song điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần trang trải cho chi phí vận hành tăng lên bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, vay nợ mới, giảm cổ tức và tăng lợi nhuận cận biên. Hầu hết chủ doanh nghiệp mới thành lập không muốn vay thêm nợ hay phát hành thêm cổ phiếu trong những năm đầu, và muốn giảm tỷ lệ tăng trưởng ở mức bền vững.
Tỷ lệ tăng trưởng thực tế thấp hơn mức tăng trưởng bền vững lại cho thấy doanh nghiệp của bạn không hoạt động tốt như mong muốn.

Nếu tỷ lệ tăng trưởng thực tế thấp hơn mức bền vững, bạn có nhiều tài sản hơn cần thiết. Nếu bạn không có kế hoạch mở rộng sản xuất, bạn nên trả nợ hoặc trả cổ tức cho cổ đông.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-t%E1%BB%B7-l%E1%BB%87-t%C4%83ng-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-b%E1%BB%81n-v%E1%BB%AFng