Khi gặp rắc rối với những chuyện nhạy cảm trong cuộc sống, chúng ta thường tìm đến mẹ. Tuy nhiên, đôi khi giãi bày với mẹ không phải chuyện dễ dàng. Ngượng ngùng là điều dễ hiểu và cũng có rất nhiều cách để bạn có thể trò chuyện với mẹ thoải mái hơn. Hãy chuẩn bị trước bằng việc nghĩ kỹ xem bạn nên nói chuyện với mẹ khi nào và như thế nào; sẵn sàng tâm lý đối mặt với căng thẳng và cố gắng luôn thẳng thắn, lễ phép. Cuối cùng là hãy kết thúc cuộc trò chuyện một cách tích cực, xin mẹ lời khuyên và cảm ơn vì mẹ đã dành thời gian cho bạn.
Phần 1 của 3:
Đưa ra quyết định về cuộc trò chuyện

Chọn thời điểm không bị hạn chế về thời gian. Nếu định tâm sự với mẹ về một chuyện riêng tư hay ngượng ngùng thì hãy đảm bảo là bạn và mẹ có đủ thời gian cần thiết để trao đổi về chuyện đó.
Bạn cũng nên chọn thời điểm mà cả bạn và mẹ đều không căng thẳng. Đừng nói với mẹ về những chuyện ngượng ngùng hay xấu hổ khi tâm trạng của bạn vốn dĩ đã không tốt. Nếu cả hai mẹ con cùng được nghỉ vào thứ bảy thì đó có thể là lúc thích hợp để trò chuyện.

Đừng cố gắng che giấu sự bối rối hay ngượng nghịu của bản thân. Làm vậy chỉ khiến bạn càng tập trung vào những cảm xúc đó.
Thay vào đó, hãy thừa nhận là mình đang rất ngượng và nhắc nhở bản thân tại sao bạn lại muốn nói về việc này. Ví dụ, bạn muốn nói chuyện với mẹ về vấn đề tình dục hay hẹn hò chẳng hạn, việc mở lời sẽ khó khăn nhưng mẹ có thể sẽ cho bạn những lời khuyên quý giá từ sự trưởng thành và kinh nghiệm của mình.

Có thể bạn chỉ cần mẹ lắng nghe. Nếu đang bối rối về một vấn đề riêng tư nào đó, rất có thể bạn chỉ cần ai đó để trút bầu tâm sự, nếu là vậy, hãy nói với mẹ là bạn không cần lời khuyên hay chỉ dẫn, chỉ cần mẹ lắng nghe mà thôi.
Tuy nhiên, nếu cần lời khuyên thì bạn hãy nghĩ xem bạn muốn mẹ giúp như thế nào. Bạn có thể hỏi trực tiếp, chẳng hạn như: “Mẹ, con cần một vài lời khuyên của mẹ về việc này”.
Phần 2 của 3:
Giao tiếp hiệu quả

Hãy nói những câu đơn giản, chẳng hạn như: “Mẹ, mẹ có rảnh không? Con có chuyện này muốn nói với mẹ”.
Nếu lo lắng là mẹ sẽ nổi giận, bạn có thể cố gắng rào đón trước, chẳng hạn như: “Mẹ à, có chuyện này chắc là mẹ sẽ buồn. Nhưng dù sao con cũng muốn nói cho mẹ biết, mẹ cứ giận con cũng được”.

Hãy nói chi tiết để mẹ hiểu được vấn đề bạn đang trình bày, đừng cố giấu giiếm điều gì.
Ví dụ, hãy bắt đầu một cách rõ ràng, trực tiếp như: “Mẹ à, con đã hẹn hò với anh A một thời gian rồi và anh ấy muốn đi quá giới hạn. Con không chắc là mình đã sẵn sàng, nhưng anh ấy cứ liên tục đòi hỏi. Con không biết phải làm thế nào nữa”.

Cố gắng hiểu quan điểm của mẹ. Nếu thấy thất vọng, bạn hãy ngừng lại một chút và đặt mình vào vị trí của mẹ. Hãy nghĩ xem tại sao mẹ lại có quan điểm như vậy.
Ví dụ, bạn nói với mẹ về việc một người bạn của mình đang dính vào ma túy và mẹ phản ứng một cách rất tiêu cực. Bạn có thể nghĩ mẹ là người quá phán xét, thế nhưng biết đâu là vì mẹ đã từng có một người bạn nghiện rất nặng khi đang học cấp ba nên mới phản ứng gay gắt như vậy.

Hãy ghi nhớ quy tắc ứng xử cơ bản, đừng ngắt lời và đừng to tiếng với mẹ.
Luôn ghi nhận những gì mẹ nói, dù bạn thích hay không. Ví dụ, “Con hiểu là mẹ lo lắng Hạnh sẽ ảnh hưởng xấu con, nhưng con lo cho Hạnh vì cô ấy là bạn con”.
Phần 3 của 3:
Kết thúc trò chuyện một cách tích cực

Nếu cảm thấy sắp không thể kiềm chế được, bạn nên tạm dừng cuộc nói chuyện. Bạn có thể nói với mẹ rằng: “Con nghĩ là cuộc trò chuyện này sẽ không đi đến đâu cả. Con và mẹ có thể nói về vấn đề này sau được không?”.
Sau đó bạn có thể làm gì đó để nguôi giận, chẳng hạn như đi dạo hoặc tâm sự với một người bạn.

Nếu mẹ bắt đầu lên lớp hay nói những điều không giúp ích gì cho bạn, hãy nói thẳng với mẹ. Bạn có thể nói những điều như: “Con thực sự không cần lời khuyên. Con chỉ muốn nói chuyện thôi”.
Nếu mẹ cấm đoán bạn làm gì (Ví dụ, “Mẹ không muốn con tiếp tục chơi với Hạnh nữa”), hãy tạm thời chấp nhận. Bạn có thể nói chuyện lại với mẹ khi mẹ đã bình tĩnh. Tranh cãi ngay lúc đó có thể sẽ khiến mẹ quả quyết với việc cấm đoán đó hơn.

Nhớ rằng, khi ai đó cho bạn lời khuyên không có nghĩa là bạn nhất thiết phải làm theo lời khuyên đó. Tuy nhiên, việc lắng nghe và cân nhắc quan điểm của mẹ có thể sẽ hữu ích cho bạn.

Bạn có thể nói chuyện với bố, cô, dì, chú bác, anh chị em họ lớn tuổi hơn hoặc một người bạn của bố mẹ.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Tr%C3%B2-chuy%E1%BB%87n-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BA%B9-v%E1%BB%81-m%E1%BB%99t-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-ri%C3%AAng-t%C6%B0