Trở thành người có khiếu nói chuyện sẽ giúp bạn thành công trong sự nghiệp, trong cuộc sống xã hội cũng như đời sống tình yêu. Tương tự như bất kỳ một kỹ năng nào khác, bạn cần phải luyện tập và tự tin để có thể trò chuyện với người khác một cách hiệu quả. Có nhiều bước mà bạn có thể thực hiện để cảm thấy thoải mái hơn trong việc khơi gợi và duy trì cuộc trò chuyện.
Phần 1 của 3:
Bắt đầu cuộc trò chuyện

Ví dụ, nếu đang xếp hàng tại tiệm cà phê trong khu phố, bạn có thể nói với người đứng trước bạn rằng “Quán này có món gì ngon vậy bạn? Tôi chưa từng thử thức uống nào đặc biệt ở đây cả”.
Bạn cũng có thể bình luận về tình huống. Thử nói “Hôm nay trời đẹp nhỉ?”. Nếu người đó phản hồi bạn với giọng điệu vui vẻ, bạn có thể tiếp tục câu chuyện bằng một vài lời bình luận khác.
Một cách bắt chuyện khác là nó gì đó về người mà bạn muốn trò chuyện. Ví dụ như “Tôi rất thích chiếc túi của bạn”.

Khi ở buổi tiệc, nơi phù hợp để bạn có thể bắt chuyện là gần bàn bày thức ăn hoặc quầy rượu. Đây là nơi mà bạn có thể tìm được những lời bắt chuyện tự nhiên như “Bạn thử món rau trộn đó chưa?” hoặc “Bạn có thể chỉ cho tôi cách dùng cái mở chai rượu này được không?”
Nếu bạn chưa biết làm thế nào để hòa mình vào buổi tiệc, hãy vào phòng bếp. Đây thường là khu vực tập trung mọi người, và bạn có thể tham gia với đám đông bằng cách giúp pha nước uống hoặc bày biện thức ăn nhẹ.
Áp dụng quy tắc tương tự khi quyết định tiếp cận đồng nghiệp. Chờ cho đến khi họ không trò chuyện với người khác. Giờ ăn trưa là thời gian lý tưởng để bắt đầu câu chuyện.

Nếu bạn muốn tán gẫu với đồng nghiệp trong căn tin thì một cách hay để bắt đầu là đặt ra câu hỏi cho người đó. Hãy nói “Ngày cuối tuần vừa rồi của bạn thế nào? Bạn có tận dụng ngày đẹp trời đó không?”.
Có thể bạn thích tìm hiểu thêm về người hàng xóm mới đến của mình. Khi bạn trông thấy cô ấy đang lấy thư, hãy thừ hỏi thăm “Chị sắp xếp nhà mới ổn chưa? Nếu chị cần địa chỉ tiệm bánh pizza ngon thì cứ hỏi tôi nhé”.

Bạn có thể đưa ra câu nói đơn giản về bản thân mình. Sau thử thách trong lớp đạp xe tập thể, bạn có thể nói với người bên cạnh rằng “Chà, lát nữa tôi sẽ đau người lắm đây”.
Bằng cách duy trì sự đơn giản, bạn đang bắt đầu cuộc trò chuyện, nhưng vẫn cho phép đối phương giúp bạn trong quá trình này. Đồng thời, nó cũng sẽ giảm thiểu bớt áp lực tìm kiếm chủ đề khôn ngoan để trò chuyện cho bạn.

Trừ khi bạn đang trò chuyện riêng với người mà bạn biết rõ, tốt nhất là bạn nên tránh chia sẻ thông tin nhạy cảm về bản thân. Ví dụ, không nên cố gắng mở đầu câu chuyện bằng cách chia sẻ với người mà bạn quen biết xã giao kết quả kiểm tra sức khỏe gần đây nhất của bạn tại văn phòng bác sĩ phụ khoa.
Người khác thường cảm thấy khó chịu khi bạn chia sẻ thông tin cá nhân. Người thu ngân tại siêu thị sẽ không muốn biết về việc con gái vị thành niên của bạn học tập kém. Khi bạn khơi gợi cuộc trò chuyện, bạn nên tránh xa chủ đề nhạy cảm.
Đừng tự độc thoại trước mặt người khác – một buổi trò chuyện tốt phải xen kẽ với những câu hỏi hay các câu chuyện ngắn.

Nếu bạn cảm thấy nhàm chán trên một chuyến bay, bạn sẽ muốn tiêu khiển bằng cách nói chuyện với người ngồi cạnh bạn. Nhưng nếu người đó bộc lộ một vài dấu hiệu xã hội cụ thể, bạn nên tìm cách khác để giải trí.
Nếu một người nào đó đang tránh nhìn vào mắt bạn, đây là biểu hiện chứng tỏ rằng họ không muốn trò chuyện. Người đang đọc sách hoặc đeo tai nghe sẽ chỉ muốn được yên lặng.
Phần 2 của 3:
Tiếp tục cuộc đối thoại

Ví dụ, nếu bạn đang đón con của mình khi tan học, bạn có thể nói với bà mẹ khác rằng “Chị có thể nhắc cho em nhớ về thời gian tan học sớm của ngày mai được hay không?”
Bạn cũng có thể nhờ đồng nghiệp cung cấp lời khuyên cho bạn. Bạn có thể nói theo kiểu “Bình này, bài thuyết trình bằng Powerpoint của bạn rất tinh tế. Bạn cho mình xin một vài lời khuyên được không?”
Nếu bạn đang hẹn hò, hãy hỏi những câu như “anh thường cảm thấy khó chịu với điều gì?” hoặc “em có đặc điểm nổi bật nào mà có thể khiến người khác ngạc nhiên không?”

Thay vì hỏi rằng “Chuyến đi Đà Nẵng của bạn ra sao?”, hãy nói “Tôi nhớ là bạn đã nói rằng bạn sẽ đi du lịch. Bạn đã làm gì trong kỳ nghỉ? Câu hỏi này sẽ khởi đầu quá trình thảo luận.
Tiếp tục đặt ra câu hỏi sau lời phản hồi đầu tiên. Nếu người đó nói rằng “Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để chơi golf”, bạn có thể đáp lại bằng “Ồ, điểm chấp của bạn là gì? Bạn có thể cho tôi một vài gợi ý về khóa học đánh golf tốt được không? Tôi rất muốn cải thiện kỹ năng của mình”.
Bạn cũng có thể biến lời khen thành câu hỏi. Ví dụ như “Tôi rất thích chiếc váy mà bạn đang mặc. Sao bạn có thể tìm mua được chiếc váy đẹp như thế này?”.

Tại buổi tiệc tối, bạn nên bắt đầu giao tiếp với người có cùng sở thích với bạn. Ví dụ, bạn có thể nói “Minh này, mình nghe nói là cậu vừa mới mua xe đạp mới. Mình rất thích thực hiện chuyến đi chinh phục địa hình bằng xe đạp”.
Khi bạn đang có mặt tại buổi tập bóng đá của con gái bạn, bạn nên trò chuyện với bậc phụ huynh khác về khóa huấn luyện mới. Ví dụ, “Tôi thấy hình như Hạnh đang thể hiện khá tốt trong giờ luyện tập tăng cường. Cháu Mai thì sao?”.

Có lẽ bạn đã từng nghe qua câu ngạn ngữ cũ nói rằng bạn không nên bàn luận về chính trị hoặc tôn giáo trong bối cảnh xã hội. Bạn cần phải tuân theo lời khuyên này khi đang có mặt trong một nhóm người khác nhau.
Tránh gây nhàm chán cho người khác. Ví dụ, bạn không nên trình bày bài tóm tắt dài dòng, khó hiểu về chương trình truyền hình thực tế hoặc về sức khỏe của chú mèo nhà bạn. Bạn nên cho người khác có cơ hội để tham gia vào câu chuyện.
Sử dụng giọng điệu phù hợp. Thông thường, chuyện phiếm cần phải đem lại niềm vui. Nói cho cùng, bạn đang cố gắng khiến người khác yêu mến bạn. Và chúng ta thường bị thu hút bởi người tích cực. Khi nghi ngờ, bạn nên cố gắng tìm kiếm chủ đề lạc quan để bàn luận.
Ví dụ, bạn có thể nói “Chà, gần đây trời mưa nhiều quá. Nhưng ít ra chúng ta cũng sẽ có được những đóa hoa mùa xuân tuyệt đẹp!”.
Bạn có thể bày tỏ sự ái ngại của mình trong tình huống khó chịu. Chỉ cần thêm một chút tích cực vào nó. Ví dụ, “Tối nay chúng ta phải làm việc khuya rồi. Bạn muốn đi ăn khuya với tôi không? Tôi biết một tiệm bánh pizza khá ngon”.

Ví dụ, bạn có thể nói “Bạn có xem bộ phim nào được đề cử giải phim hay nhất trong năm chưa? Mình rất thích phim Tiêu điểm (Spotlight)”.
Sẵn sàng chuyển hướng sang chủ đề mới. Bạn nên cố gắng nói một điều gì đó như “Ồ, câu chuyện của bạn nhắc tôi nhớ đến chuyến đi Hy Lạp. Bạn có đến đó lần nào chưa?”. Phương pháp này sẽ giúp cuộc trò chuyện của bạn diễn ra một cách tự nhiên.

Bạn cũng có thể thực hiện điều này trong tình huống xã hội. Có thể là bạn đang tán gẫu với người mà bạn quen biết tại buổi tiệc rượu. Nếu bạn trông thấy một ai đó đang đứng một mình gần chỗ bạn, bạn nên mời họ tham gia vào cuộc trò chuyện của bạn. Bạn có thể nói theo kiểu “Chà, món tôm này ngon quá. Bạn dùng thử chưa?”
Mời người khác tham gia vào câu chuyện không chỉ là hành động lịch sự, mà còn giúp cuộc trò chuyện tiến triển. Càng nhiều người tham gia, bạn càng có nhiều chủ đề để nói.

Cố gắng cung cấp lời nhận xét trung tính như “Thú vị nhỉ”. Bạn cũng có thể nói “Bạn kể thêm đi” để khuyến khích đối phương tiếp tục câu chuyện.
Hoặc dùng biện pháp lặp lại để chứng tỏ rằng bạn đang lắng nghe. Bạn nên nói theo kiểu “Chà, thật tuyệt là bạn đã được du lịch đến mọi đất nước ở Châu Âu”.
Phần 3 của 3:
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực

Mỉm cười với người khác tại công viên dành cho chó. Nếu bạn nhận thấy chú chó của bạn và của người đó đang nô đùa vui vẻ với nhau, bạn có thể mỉm cười với người chủ của chú chó đó. Hành động này sẽ khiến bạn trông có vẻ dễ gần hơn.
Mỉm cười cũng là cách hiệu quả để thể hiện sự ủng hộ. Nếu một trong những đồng nghiệp tiến đến bàn làm việc của bạn để kể cho bạn nghe một câu chuyện nào đó, mỉm cười với người đó sẽ chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến điều mà họ nói.

Giao tiếp bằng mắt đồng thời cũng sẽ giúp bạn quan sát phản ứng của người khác. Đôi mắt sẽ phản ánh cảm xúc của con người, chẳng hạn như sự nhàm chán, tức giận, hoặc tình cảm.
Không nên nhìn chằm chằm người khác. Bạn không cần thiết phải tập trung hoàn toàn vào đôi mắt của bạn bè bạn. Bạn cũng nên để ánh mắt của mình lướt qua môi trường xung quanh một cách tự nhiên.

Gật đầu cũng sẽ thể hiện sự đồng ý. Nó cũng là cách để bày tỏ sự ủng hộ trước lời nói của người khác.
Tránh lắc lư đầu như lật đật. Không nên liên tục gật đầu, vì nó sẽ bác bỏ sự chân thành trong cử chỉ của bạn.

Nếu bạn đến dự buổi tiệc sinh nhật có kèm theo trò chơi bowling, bạn nên suy nghĩ trước về câu chuyện vui khi bạn tham dự giải bowling dành cho cặp đôi.
Rèn luyện kỹ năng. Thách thức bản thân gợi chuyện với một người lạ mặt mỗi ngày. Họ có thể là một người nào đó mà bạn gặp trên đường hoặc trong trường học. Bạn nên luyện tập cách để bắt đầu và duy trì cuộc đối thoại.
Tự tin là yếu tố then chốt khi tiếp cận người mà bạn hứng thú. Một khi bạn đã tìm thấy biện pháp gợi chuyện phù hợp với bạn, bạn nên thử sử dụng nó với người bạn thích.
Ví dụ, bạn có thể nói như “Âm nhạc trong lớp đạp xe tập thể khiến tôi muốn nhảy nhót. Bạn có biết nơi nào gần đây có trình diễn nhạc sống hay không?”. Hãy nói câu này với một nụ cười và nhìn vào mắt người đó.
Thiết lập sẵn danh sách trong đầu về câu gợi chuyện.
Đừng sợ hãi trước tình huống mới mẻ. Thử qua điều mới lạ sẽ giúp bạn gặp gỡ người mới và luyện tập kỹ năng giao tiếp.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Tr%C3%B2-chuy%E1%BB%87n-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c