Có phải mọi người luôn bảo bạn im lặng không? Bạn có thường nói mà không suy nghĩ và cuối cùng hối hận về những gì mình đã nói không? Bạn có cảm thấy như thể có quá nhiều tiếng ồn trong đầu và muốn biết làm thế nào để tắt nó không? Nếu đúng vậy, tin tốt lành là bất cứ ai cũng có thể trở nên im lặng. – Điều đó chỉ cần thời gian và sự kiên nhẫn. Nếu bạn muốn biết cách để trở nên im lặng, hãy làm theo những điều dưới đây.

Phần 1 của 2:

Giữ im lặng trong cuộc trò chuyện

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 1


Suy nghĩ trước khi nói. Những người có bản tính ồn ào không sở hữu kỹ năng quan trọng này. Vì vậy, lần tới khi bạn rất muốn nói điều gì đó, hãy dừng lại, dành một chút thời gian, và tự hỏi bản thân xem những gì bạn nói có thực sự giúp ích cho tình hình không. Bạn sẽ cung cấp cho mọi người thông tin mà họ cần, làm cho họ cười, đưa ra những lời an ủi, hoặc bạn sẽ nói điều gì đó mà họ cần nghe phải không? Nếu bạn không nghĩ rằng ai đó sẽ thực sự có được lợi ích từ những gì bạn nói, hãy giữ nó cho riêng mình.

    Một nguyên tắc cần tuân thủ khi bạn bắt đầu là hãy nói một trong hai điều bạn đang suy nghĩ. Khi làm việc trong không gian yên tĩnh hơn, bạn có thể nói một trong ba điều, hoặc một trong bốn điều.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 2

Đừng ngắt lời của người khác. Đừng liên tục ngắt lời một người trong khi họ đang nói trừ khi bạn nghĩ rằng điều mình muốn nói là quan trọng đối với cuộc trò chuyện. (Hãy đối mặt với điều này. – Khi nào sẽ thích hợp?) Việc ngắt lời người khác không chỉ thô lỗ, mà nó còn làm gián đoạn mạch trò chuyện và sẽ khiến bạn trở thành người nói nhiều. Nếu bạn thực sự cần đưa ra một bình luận hoặc đặt một câu hỏi, hãy ghi chú và đợi cho đến khi người khác nói xong để biết những gì mình muốn nói có còn liên quan đến vấn đề không.

    Bạn sẽ rất ngạc nhiên với số lượng câu hỏi sẽ được giải đáp nếu bạn để mọi người nói chuyện.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 3

Đặt câu hỏi thay vì nói về bản thân. Nếu làm việc trong không gian yên tĩnh hơn, khả năng là bạn có xu hướng cứ nói về bản thân hoặc những điều thực sự khiến bạn quan tâm thay vì để người khác chia sẻ ý kiến của họ. Vì vậy, lần tới khi bạn trò chuyện và đến lượt bạn nói, hãy hỏi mọi người để hiểu rõ hơn về chủ đề bạn đang thảo luận và tìm hiểu thêm về họ – từ sở thích đến những gì họ làm để vui vẻ.

    Bạn không cần phải nói chuyện giống như một cuộc thẩm vấn hoặc đặt câu hỏi khiến mọi người khó chịu. Hãy giữ mọi thứ nhẹ nhàng, thân thiện, và lịch sự. Nhớ rằng cuộc trò chuyện này sẽ nói nhiều về việc bạn quan tâm và thích thú với những suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm của người khác, và nói ít về “việc của bạn”.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 4

Đếm ngược từ 10 trước khi bạn nói điều gì đó. Nếu bạn đã có suy nghĩ muốn đưa ra một nhận xét thú vị nhất, hãy chờ đến 10 giây rồi hãy nói. Đếm ngược từ 10 để xem có phải ý tưởng này đột nhiên có vẻ bớt thú vị hơn không hoặc cho người khác thời gian để nói ra ý kiến và ngăn bạn nói ra những gì mà mình đã dự định. Đây cũng là một kỹ thuật hiệu quả nếu bạn cảm thấy tức giận hoặc buồn bã và muốn bày tỏ sự bất bình. Cho bản thân một chút thời gian để bình tĩnh lại có thể giúp bạn không nói ra điều gì đó mà mình sẽ hối tiếc.

    Khi thành thạo, bạn thậm chí chỉ cần đếm ngược từ 5. Ngay cả khoảng thời gian ngắn đó cũng có thể giúp bạn biết liệu mình có nên giữ im lặng hay không.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 5

Lắng nghe một cách cẩn thận. Nếu muốn im lặng, bạn phải nỗ lực để trở thành một người biết lắng nghe. Khi ai đó nói chuyện với bạn, hãy giao tiếp bằng mắt, chọn những điểm quan trọng, và cố gắng đọc hiểu biểu cảm trên gương mặt để biết họ đang thực sự nói gì và có cảm giác như thế nào. Hãy để người đó nói chuyện, đừng mất kiên nhẫn, và đừng để bị phân tâm vì những tin nhắn.

    Đặt câu hỏi giúp người đó bày tỏ quan điểm của họ, tuy vậy bạn không nên hỏi điều gì đó lạc đề, vì như vậy sẽ khiến họ bối rối.

    Bạn càng nỗ lực để trở thành một người biết lắng nghe, bạn sẽ càng ít áp đảo cuộc trò chuyện. Theo kinh nghiệm, bạn nên cân bằng thời gian nói và nghe đồng đều. Một cuộc trò chuyện cân bằng sẽ có hiệu quả nhất.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 6

Ngừng phàn nàn. Nếu bạn thấy mình dành nhiều thời gian trò chuyện để bận tâm vì những thứ khiến mình khó chịu trong ngày – chẳng hạn như cảnh kẹt xe khủng khiếp sáng nay, email rắc rối mà bạn nhận được từ một người bạn, mùa đông lạnh giá khiến bạn gò bó phong cách – hãy cân nhắc xem phản hồi nào sẽ “được đem ra bàn luận” cùng người khác. Cuộc trò chuyện có thể dẫn đến đâu? Sẽ có kết quả tích cực nào? Người khác có thể cảm nhận gì về bạn và thái độ của bạn qua lời nói?

    Nếu phàn nàn về những điều bạn không thể thay đổi thực sự khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hãy thử viết nhật ký. Bạn không nhất thiết phải phàn nàn ầm ĩ đúng không nào?

    Nếu bạn có một vấn đề thực sự và cần nói ra, điều đó cũng ổn thôi. – Điều mà chúng tôi nói ở đây là việc bạn muốn phàn nàn chỉ nên có ích cho mục đích của cuộc trò chuyện.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 7

Tập trung vào hơi thở. Nếu bạn thực sự cảm thấy hoang mang và muốn bắt đầu nói chuyện mà không cần lý do, hãy tập trung vào hơi thở của mình. Hãy chú ý đến sự tăng giảm của hơi thở và tập trung để hít thở sâu hơn và đều hơn. Ngừng bồn chồn và hãy lắng nghe những gì xảy ra xung quanh. Tập trung vào suy nghĩ và cảm giác của bạn thay vì bất cứ phàn nàn nào mà bạn muốn nói.

    Kỹ thuật này sẽ giúp bạn bình tĩnh lại và nhận ra rằng việc nói chuyện không quá quan trọng.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 8

Dành thời gian để xử lý những gì bạn nghe. Bạn có thể là kiểu người có phản ứng tức thì với những gì mình nghe và muốn đưa ra suy nghĩ/thắc mắc/câu hỏi ngay lập tức, tuy vậy, đây thực sự không phải là cách tốt nhất để giải quyết tình huống. Nếu bạn dành thời gian để xử lý bất cứ điều gì đang xảy ra và đặt một câu hỏi hoặc nhận xét hoàn chỉnh, bạn sẽ có thể nói ít hơn, hỏi hoặc nói điều gì đó có nhiều ý nghĩa hơn.

    Điều này sẽ cho bạn thời gian để tự chỉnh sửa và không thốt ra tất cả những thứ “vớ vẩn” mà không có lợi ích cho bất cứ ai.

Phần 2 của 2:

Giữ im lặng cả ngày

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 9

Tìm một sở thích cần sự yên tĩnh. Luyện tập để trở nên im lặng khi ở một mình có thể giúp bạn im lặng hơn khi ở xung quanh mọi người. Một cách tuyệt vời để rèn luyện sự tĩnh lặng là tìm một sở thích mà bạn phải im lặng và tốt nhất là ở một mình. Hãy thử vẽ tranh, viết lách, tập yoga, viết bài hát, sưu tập tem, ngắm chim cảnh, hoặc bất cứ điều gì đòi hỏi bạn phải im lặng và không nói ra những gì trong tâm trí của mình.

    Đọc sách cũng rất có hiệu quả trong việc giúp bạn im lặng khi xử lý các từ ngữ trước mặt.

    Hãy im lặng ít nhất 1 giờ trong khi bạn theo đuổi sở thích của mình. Sau đó, im lặng trong 2 giờ. Rồi 3 giờ. Bạn có thể không nói một lời nào cả ngày không?

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 10

Giải phóng năng lượng theo những cách khác. Có lẽ bạn đang nói nhiều – đôi khi lại nói quá nhiều – vì bạn cảm thấy như thể mình có rất nhiều năng lượng và không biết cách giải phóng nó. Vì vậy, tìm một cách khác để nói ra tất cả những gì trong tâm trí sẽ giúp bạn giải toả suy nghĩ vẩn vơ.

    Vận động – đặc biệt là chạy bộ – có thể giúp bạn tập luyện hiệu quả trong khi loại bỏ năng lượng dư thừa đó. Vì vậy, bạn có thể đi bộ đường dài hoặc nấu ăn. Hãy tìm bất cứ cách nào thích hợp với bạn.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 11

Chống lại sự cám dỗ của việc trò chuyện trực tuyến. Nói chuyện trực tuyến chỉ lấp đầy cuộc sống của bạn với sự ồn ào, và hầu hết những gì bạn nói là không thực sự quan trọng. Nếu bạn thực sự muốn trò chuyện với bạn bè, hãy gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp thay vì liên tục gõ trên máy tính phải không? Lần sau khi bạn muốn trò chuyện trực tuyến để hỏi thăm tình hình của người bạn thân thứ 28 của mình, hãy tắt máy tính và ra ngoài đi dạo.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 12

Hãy tạm dừng sử dụng mạng xã hội. Tốt hơn hết là hãy tạm dừng sử dụng Facebook, Instagram, Twitter, và bất kỳ phương tiện truyền thông xã hội nào khác mà có lẽ bạn đang lạm dụng quá thường xuyên. Các trang web này chứa đầy sự ồn ào, những người cố gắng gây ấn tượng với nhau, và từ ngữ vô nghĩa khiến bạn cảm thấy mình bắt buộc phải phản hồi. Nếu bạn thực sự nghiện nó, hãy dành 10 – 15 phút mỗi ngày cho tất cả các trang mạng xã hội thay vì dành thời gian kiểm tra chúng mỗi khi có cơ hội.

    Bạn muốn nghe những người bạn thân nhất của mình nói chuyện trực tiếp thay vì nghe những người lạ hoàn hảo khoe khoang với thế giới phải không? Hãy lánh xa tất cả giọng nói xa lạ và chỉ tập trung vào những giọng nói quan trọng.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 13

Viết nhật ký. Hãy tạo thói quen viết nhật ký vào cuối mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Điều này có thể giúp bạn viết ra những suy nghĩ vẩn vơ, giữ im lặng, và cảm thấy như thể mình đã giãi bày tâm sự mà không cần phải nói chuyện với 15 người bạn thân nhất. Bạn có thể viết về những gì đã xảy ra trong ngày, điều này sẽ khiến bạn đặt ra nhiều câu hỏi hơn và viết ra những suy nghĩ sâu sắc hơn.

    Bạn sẽ ngạc nhiên với việc mình có thể giữ im lặng nhiều hơn khi chỉ viết một trang nhật ký mỗi ngày.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 14

Thiền. Thiền là một cách tuyệt vời để đầu óc ngừng suy nghĩ và giữ cho cơ thể thư giãn. Hãy dành 10 – 20 phút mỗi sáng để tìm một chỗ ngồi thoải mái trong một căn phòng yên tĩnh, nhắm mắt lại, và tập trung vào việc hít thở. Quan tâm đến việc thư giãn từng bộ phận cơ thể và chú ý đến những gì bạn nghe, ngửi, cảm thấy, và nhận ra khi bạn ngồi ở đó. Hãy xua đuổi mọi suy nghĩ tiêu cực, tập trung vào hiện tại, trân trọng sự yên tĩnh, và bạn sẽ tiếp tục có một ngày tập trung, im lặng hơn.

    Thiền có thể giúp bạn tránh cảm giác bị quá tải bằng cách kiểm soát tâm trí và cơ thể tốt hơn.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 15

Trân trọng thiên nhiên. Hãy đi dạo. Đi biển. Ngắm nhìn tất cả cây xanh đang tươi tốt trong khu vườn ở phía bên kia của thị trấn. Thực hiện một chuyến đi vào rừng dịp cuối tuần. Làm những gì giúp bạn gần gũi hơn với thiên nhiên. Bạn sẽ ngạc nhiên với vẻ đẹp và năng lượng của thứ gì đó tồn tại lâu hơn mình nghĩ và bạn sẽ cảm thấy tất cả những nghi ngờ và lời nói sẽ tan biến. Thật khó để cứ tán gẫu về những gì bạn nghĩ sẽ có trong bài kiểm tra toán tiếp theo khi bạn đứng ở chân một ngọn núi đẹp đã tồn tại từ lâu.

    Hãy dành thời gian gần gũi với thiên nhiên như thói quen hằng tuần. Bạn thậm chí có thể mang theo nhật ký và viết ra những suy nghĩ của mình.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 16

Tắt nhạc. Âm nhạc chắc chắn giúp bạn vui vẻ hơn khi học, chạy bộ, hoặc trên đường đi làm. Tuy nhiên, âm nhạc có thể tạo thêm tiếng ồn khiến bạn cảm thấy muốn trò chuyện nhiều hơn, phát cuồng, và dễ bị kích động. Âm nhạc cổ điển hoặc nhạc jazz có thể ổn, nhưng âm lượng nhạc lớn cộng với lời bài hát dễ nhớ có thể tạo ra tiếng ồn dội lại trong đầu bạn và khiến bạn không thể bình tĩnh và kiểm soát hoạt động trong ngày.

Tiêu đề ảnh Be Quiet Step 17

Cho bản thân thời gian. Nếu bạn là một người hay nói lớn tiếng và nói nhiều, bạn sẽ không thể trở thành Người Im Lặng chỉ sau một đêm. Tuy vậy, nếu bạn nỗ lực để nói ít hơn một chút mỗi ngày, theo đuổi sở thích và hoạt động giúp bạn im lặng hơn, và tập trung trở thành một người biết lắng nghe thay vì một người nói nhiều, bạn sẽ có thể trở nên im lặng sớm hơn mình nghĩ. Vì vậy, hãy ngồi lại, kiên nhẫn, và tận hưởng cảm giác mọi tiếng ồn vẩn vơ tan biến khỏi tâm trí – và khỏi dây thanh âm của bạn.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-im-l%E1%BA%B7ng