Bạn có muốn trở thành một công dân Hoa Kỳ không? Quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử, tránh khỏi việc bị trục xuất và vô vàn cơ hội việc làm rộng mở chỉ là một trong số những lợi ích có được khi bạn hoàn tất quá trình nhập tịch. Hãy tìm hiểu về những điều kiện cần thiết, các thủ tục và bài kiểm tra mà bạn cần vượt qua để chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ.
Phần 1 của 3:
Đáp ứng những Điều kiện Cần thiết


Nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ bạn có thể bắt đầu quá trình nhập tịch sau ba năm sinh sống như một thường trú nhân với vợ hoặc chồng (thay vì năm năm).
Nếu bạn từng phục vụ trong các lực lượng vũ trang quân đội Mỹ hơn một năm thì không cần phải chứng minh đã cư trú năm năm liên tiếp.
Nếu bạn rời khỏi Mỹ trong sáu tháng trở lên thì có thể “phá vỡ” trạng thái thường trú nhân của mình và thời gian sẽ được tính lại từ đầu trước khi áp dụng để trở thành một công dân.


Lý lịch tư pháp. Những người có tiền án, tiền sự liên quan đến ý định hại người, hành vi khủng bố, ma túy, chất gây nghiện và những tội liên quan, tội ác vì thù ghét và các loại tội phạm khác sẽ bị loại bỏ khỏi quá trình xét nhập tịch.
Nói dối USCIS về những tiền án, tiền sự trong quá khứ có thể khiến đơn của bạn bị loại.
Hầu hết những khoản tiền phạt giao thông hay sự cố nhỏ sẽ không làm bạn bị loại khỏi quá trình xét nhập tịch.

Yêu cầu về ngôn ngữ sẽ ít nghiêm ngặt hơn đối với người nộp đơn bị khiếm khuyết hay lớn hơn một độ tuổi nhất định.

Đối với người trên một độ tuổi nhất định hoặc bị khiếm khuyết thì yêu cầu về những hiểu biết này đòi hỏi ít hơn.

Từ bỏ lòng trung thành với nước ngoài.
Hỗ trợ Hiến pháp.
Sẵn sàng phục vụ các tiểu bang Mỹ dù là với vai trò như một phần của Lực lượng Vũ trang hay chỉ thông qua hỗ trợ dân sự.
Phần 2 của 3:
Thực hiện quá trình Nhập tịch


Bạn nên yêu cầu hai ảnh màu in trên giấy mỏng với nền trắng phía sau.
Khuôn mặt của bạn phải hiển thị đầy đủ và không có gì trên đầu ngoại trừ với mục đích tôn giáo.
Viết tên bạn và “Mã số thẻ ngoại kiều” thật nhạt bằng bút chì phía sau tấm ảnh.

Hình thẻ của bạn.
Một bản sao cả hai mặt thẻ thường trú.
Những giấy tờ khác liên quan đến hoàn cảnh của bạn.
Chi phiếu hoặc ngân phiếu để đóng lệ phí (xem thêm thông tin ở mục “Forms” tại www.USCIS.gov).

Dấu vân ta của bạn sẽ được gửi đến Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) để kiểm tra lý lịch hình sự.
Nếu dấu vân tay của mình bị từ chối, bạn cần cung cấp thêm thông tin cho USCIS.
Khi dấu vân tay được chấp thuận, bạn sẽ nhận được thư thông báo về thời gian và địa điểm tổ chức buổi phỏng vấn.
Phần 3 của 3:
Hoàn tất các Thủ tục để Trở thành Công dân Mỹ

Thực hiện bài thi tổng hợp gồm đọc, viết và nói tiếng Anh.
Một bài kiểm tra giáo dục công dân mà bạn sẽ phải trả lời đúng sáu trên mười câu hỏi về lịch sử Hoa Kỳ.

Nếu được thông qua, USCIS sẽ mời bạn thực hiện tuyên thệ để hoàn tất quá trình trở thành công dân Hoa Kỳ.
Nếu thủ tục nhập tịch của bạn bị bác bỏ, xem thêm về kháng nghị quyết định.
Nếu thủ tục nhập tịch chưa hoàn tất được, có thể họ sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm hồ sơ cần thiết và thực hiện lại cuộc phỏng vấn thứ hai.

Trả lời những câu hỏi về những gì bạn đã làm được trong buổi phỏng vấn.
Trả lại thẻ xanh của mình.
Củng cố sự gắn bó bằng việc Tuyên Thệ Trung Thành với nước Mỹ.
Nhận Giấy Chứng Nhận Quốc Tịch, đây là tài liệu chính thức chứng minh bạn là một Công dân Hoa Kỳ.
Đừng bỏ qua buổi phỏng vấn mà không thông báo cho bên USCIS biết để xếp lại vào ngày khác. Nếu bạn không đến thi, ISCIS sẽ “đóng” hồ sơ của đương đơn lại. Việc này sẽ khiến quá trình nhập tịch của bạn bị trì hoãn nhiều tháng.
Nếu sử dụng tiếng Anh lưu loát, bạn sẽ được miễn thi phần Anh ngữ trong buổi phỏng vấn.
Nếu có thể, bạn nên dành thời gian nâng cao kỹ năng nói và viết tiếng Anh trong khi chờ đơn xin nhập tịch được xét duyệt. Thêm vào đó, hãy trau dồi thêm hiểu biết về lịch sử và chính phủ Hoa Kỳ để chuẩn bị cho bài thi giáo dục công dân. Bạn có thể truy cập những tài nguyên trực tuyến cung cấp các bài kiểm tra giáo dục công dân đặc biệt cho ứng viên để thi thử.
Những đối tượng như ứng viên cao tuổi, hoặc lớn hơn một độ tuổi nhất định có thời gian sinh sống tại Mỹ từ 15 đến 20 năm hoặc hơn, sẽ được miễn giảm dự thi ngôn ngữ và lịch sử.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-C%C3%B4ng-d%C3%A2n-(M%E1%BB%B9)