Trong lịch sử, phụ nữ đã từng phải đối mặt với rất nhiều định kiến, sự kì thị và bất công. Nam giới vẫn thường có nhiều thuận lợi hơn về mặt kinh tế, sự nghiệp và các lợi thế về mặt xã hội khác – những thứ mà phụ nữ phải luôn cố gắng để bình đẳng hóa. Ngoài ra, phụ nữ còn chịu rất nhiều áp lực về mặt xã hội, văn hóa và cá nhân khi phải theo đuổi vai trò của “người phụ nữ hoàn hảo”, những tiêu chuẩn thường được đưa ra bởi người khác, không phải chính bản thân họ. Không may, do những truyền thống và sự phân quyền mà xã hội vốn áp đặt, bạn vẫn có thể phải chịu đựng một số tiêu chuẩn nhất định. Trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ hơn sẽ giúp bạn nhận ra bạn đang có gì, bạn muốn trở thành ai, cũng như giúp bạn vững tin để đối mặt với một thế giới mà sự cân bằng giới tính vẫn còn khá bấp bênh.
Phương pháp 1 của 4:
Định nghĩa Bản thân

Xã hội thường áp đặt nhiều tiêu chuẩn hà khắc cho những nhóm người yếu thế như phụ nữ da màu, các tôn giáo thiểu số hoặc những phụ nữ chuyển giới. Để cân bằng giữa việc trở thành người phụ nữ mà bạn muốn với sự an toàn của bản thân có thể rất khó. Bạn sẽ phải tự quyết định xem mình thoải mái với những gì, và ở một giai đoạn cụ thể, điều gì sẽ giúp bạn được an toàn.
Thậm chí nhiều phụ nữ cũng tự giới hạn những suy nghĩ của mình về những gì “được cho là” phù hợp với phái nữ. Nhiều người có thể nói rằng bạn không thể là một người phụ nữ vừa đấu tranh cho nữ quyền vừa ở nhà làm nội trợ, trong khi người khác lại cho rằng việc đi làm không phù hợp với một người phụ nữ “đích thực”. Hãy nhớ rằng dù bạn lựa chọn thế nào, làm y tá hay vận động viên thể hình, thì lựa chọn đó vẫn rất nữ tính bởi vì “bản thân bạn” vốn là một người phụ nữ.
Lưu ý rằng những hành động trái với chuẩn mực thông thường có thể sẽ bị phản đối. Ví dụ: phụ nữ mặc trang phục được gắn mác “gợi cảm” như váy ngắn và giày gót nhọn, có thể sẽ bị đánh giá tiêu cực, đặc biệt là ở công sở. Phụ nữ mặc trang phục được gắn mác “đứng đắn” như váy dài và giày bệt thường được đánh giá tốt hơn ở công sở. Việc cân bằng giữa những gì xã hội chấp nhận với những gì bạn mong muốn có thể rất khó khăn. Học cách cân bằng giữa hai việc đó là một phần của việc trở thành người phụ nữ mạnh mẽ hơn.

“Khả năng điều hòa các giá trị” là khi những lựa chọn và cuộc sống mà bạn đang sống phù hợp với những giá trị của bạn. Nhiều nghiên cứu cho rằng: khi bạn đưa những lựa chọn và mục tiêu quan trọng đối với bản thân, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và có khả năng thành công cao hơn.

Nghĩ về những lần mà bạn cảm thấy thật sự vui vẻ. Lúc đó, bạn đang làm gì? Bạn đã ở cạnh ai? Tình huống lúc đó như thế nào? Ghi lại những điều đó.
Nghĩ về những lần mà bạn cảm thấy thật sự tự hào về chính mình. Vì sao bạn cảm thấy tự hào? Ai đã chia sẻ cảm giác đó với bạn? Điều gì đã góp phần tạo nên việc đó? Ghi lại những điều đó.
Nghĩ về những lần mà bạn cảm thấy thỏa mãn, hài lòng hoặc ưng ý. Bạn nghĩ điều gì đã dẫn đến cảm xúc đó? Nhu cầu nào đã được thỏa mãn? Điều này có ý nghĩa gì? Ghi lại những điều đó.
Nếu nhà bạn bị cháy, bạn sẽ chọn 3 thứ gì để cứu? (Giả định rằng người và thú cưng đều đã được an toàn.) Tại sao?
Nếu bạn có thể thay đổi một điều trong cộng đồng/khu phố/công sở/ thế giới, đó sẽ là điều gì? Vì sao?
Bạn đam mê điều gì nhất?

Ví dụ: có thể bạn đã chọn bảo vệ album ảnh của gia đình trong trường hợp hỏa hoạn giả định, và phát hiện ra rằng chính người thân và bạn bè là những người đã ở bên bạn vào những khoảng thời gian bạn cho là mình vui vẻ nhất. Điều đó cho thấy những giá trị xã hội như Cộng đồng, Tình bạn và Gia đình là rất quan trọng đối với bạn.
Tương tự, có thể bạn nhớ rằng mình đã rất tự hào khi đạt dược mục tiêu hoặc thành quả nào đó. Có thể là một trạng thái hoặc kĩ năng nào đó đã khiến bạn thỏa mãn. Những thứ mang lại giá trị đó như Sự cạnh tranh, Thành công và Sự tài giỏi có thể rất quan trọng đối với bạn.
Hãy nhớ rằng những giá trị đó là “của bạn”, và chúng không cần phải phù hợp với tiêu chuẩn của bất kì ai. Chúng không “đúng” hoặc “sai”. Bạn có thể tìm thấy một danh sách những giá trị trên trang Mind Tools, “Giá trị của bạn là gì?”

Điều này đã hình thành tâm lý “phải làm” đối với nhiều phụ nữ. Tệ hơn, có rất nhiều điều “phải làm” lại trái ngược nhau, ví dụ như áp lực phải trở nên vừa hấp dẫn lại vừa “đoan trang”. Chấp nhận những điều đó có thể khiến bạn phải lựa chọn những thứ không phù hợp với những giá trị của mình.
Hãy nghĩ về những lúc bạn phải đưa ra một lựa chọn khó khăn. Ví dụ: có thể bạn đã quyết định cho con đi nhà trẻ để có thể đi làm trở lại. Liệu đây có phải là do mọi người khiến bạn cảm thấy bị áp lực về việc phải đi làm lại không? Đây chính là ví dụ về việc “phải làm”. Liệu có phải bạn đang nhớ cảm giác thoả mãn khi được làm việc không? Đây là ví dụ về một lựa chọn “điều hòa giá trị”.
Đôi khi, nhu cầu cuộc sống sẽ khiến bạn phải chọn những thứ không được lý tưởng cho lắm. Hãy cố gắng đưa ra những lựa chọn “điều hòa giá trị”càng nhiều càng tốt. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu với sự thỏa hiệp hơn.

Thật không may, xã hội Mỹ vẫn còn sự kì thị tương đối nặng nề đối với các bà mẹ có việc làm tại công sở, và chỉ có 21% dân số Mỹ cho rằng đó là điều tốt.
Nhận ra hình ảnh “người phụ nữ hoàn hảo” là không có thật. Quyết định những giá trị cốt lõi sẽ giúp bạn nhận ra bạn nên ưu tiên điều gì, vì đôi khi, bạn sẽ phải đặt thứ này lên trên những thứ khác. Hãy chọn thứ thỏa mãn tốt nhất giá trị của bạn.

Ngoài những mối quan hệ với người khác, hãy xem xét cả những vai trò khác của bạn. Bạn là một nhạc sĩ, đầu bếp hay là một người yêu truyện tranh? Có thể bạn là một vận động viên nhảy dù, hoặc lướt ván, hoặc là một kì thủ. Nghĩ về vai trò của mình bên cạnh mối quan hệ với người khác sẽ giúp bạn hiểu bản thân mình hơn.
Người phụ nữ không cưới hỏi và sinh nở theo truyền thống thường bị chỉ trích rất nặng nề. Những phụ nữ không có con thường phải chịu áp lực lớn, hoặc thường xuyên bị hỏi dồn về lí do mà họ không muốn có con. Xác định được những gì mà “chính bạn” cảm thấy trân trọng sẽ giúp bạn đối mặt với áp lực về văn hóa và xã hội.
Phương pháp 2 của 4:
Xây dựng Sự tự tin

Lưu ý rằng mọi người thường tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân một cách không chính xác. Sẽ hữu ích hơn nếu bạn nhờ người khác xác định những điểm mạnh của mình.

Chọn người để giúp bạn và nhờ họ đưa ra ý kiến. Hỏi từ 10 tới 20 người mà bạn biết rõ để nhờ họ viết về lúc mà họ thấy bạn “tuyệt vời nhất”. Đề nghị họ đưa ra những ví dụ cụ thể.
Tìm ra điểm chung trong những gì họ viết. Lên danh sách những điều nổi bật hoặc lặp đi lặp lại.
Đặt những điểm chung đó vào cùng một chỗ. Với danh sách đó, hãy tạo ra một hình ảnh “tuyệt nhất của bạn”.
Dùng hình ảnh đó để giúp bản thân tiến bộ. Tập trung vào việc cải thiện các kĩ năng hiện có và phát triển những kĩ năng mới để có thể đối diện với mọi việc, dù đó là việc cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc và sự căng thẳng, hay chỉ là những thứ nhỏ nhặt khác trong cuộc sống.

Lưu ý rằng việc đặt ra các giới hạn và trở nên kiên định với chúng, nhất là trong công việc, có thể sẽ khiến bạn gặp phải những phản ứng dữ dội. Bởi vì phụ nữ thường được coi là “người hỗ trợ” người khác, những hành động đi ngược lại khái niệm này có thể sẽ bị đánh giá tiêu cực.
Một cách từ chối rất hiệu quả trong công việc là: nhắc người đang nhờ vả bạn nhớ rằng bạn còn đang bận làm việc khác. Ví dụ: bạn có thể đề nghị như thế này với sếp: “Việc đó có vẻ rất quan trọng. Tôi cũng đang có rất nhiều việc, vì thế, hãy cùng ngồi đây thảo luận để tìm ra cách ưu tiên hoàn thành dự án của tôi trước. Tôi muốn đảm bảo rằng mình luôn tập trung vào những việc quan trọng.”
Suy nghĩ trong 24h trước khi quyết định đồng ý làm gì. Bạn luôn có thể nói: “Hãy để tôi nghĩ đã, rồi tôi sẽ trả lời sau”. Điều này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để xem xét liệu lời đề nghị này có phải là một cơ hội tốt không, và liệu bạn có đủ thời gian để làm không.
Từ chối bạn bè cũng không sao cả. Bạn có thể nói: “Tớ rất muốn giúp cậu chuyển nhà vào cuối tuần này, nhưng tớ đã có kế hoạch thế này-thế này rồi”, hoặc “Tớ lúc nào cũng muốn tới dự tiệc của cậu, nhưng tớ đã có một tuần rất mệt mỏi và cần thời gian để nghỉ ngơi vào cuối tuần này.” Bạn không cần phải cảm thấy tội lỗi vì đã quan tâm tới bản thân, và những người thân thiết với bạn sẽ hiểu điều này. (Nếu họ không hiểu, họ cần phải suy nghĩ lại về mọi thứ.)

Tập trung vào mọi người và những trải nghiệm mà bạn trân trọng. Viết về cả những việc làm nhỏ nhất của họ mà khiến bạn thấy hạnh phúc. “Thái độ tri ân” được chứng minh là có khả năng làm giảm sự căng thẳng, gia tăng hạnh phúc và giúp bạn cảm thấy thư thái hơn.
Tiến sĩ – nhà tâm lý học Kristin Neff khuyến khích mọi người nên có một cuốn nhật ký “Từ bi với bản thân”. Hãy ghi lại những lần bạn thấy buồn, tự chỉ trích bản thân hoặc những lúc bạn thấy đau lòng. Sau đó, dùng tới sự chánh niệm, lòng nhân từ và sự ân cần để xử lý những cảm giác đó.
Ví dụ: hãy tưởng tượng ai đó vừa làm bạn tổn thương khi nhận xét về ngoại hình của bạn. Ghi lại những gì bạn cảm thấy, những phản ứng và hành động của bạn. Cố gắng không tự chỉ trích bản thân hoặc cảm giác của mình. “Một người trên xe buýt vừa nhận xét tiêu cực về vẻ bề ngoài của mình. Mình cảm thấy bị tổn thương và xấu hổ.” Tiếp theo, chấp nhận cảm giác đó là một phần trong cuộc sống. “Việc cảm thấy tổn thương khi gặp phải một người không tốt cũng là việc bình thường.” Cuối cùng, hãy tự an ủi chính mình: “Người đó không biết mình, và họ chê bai mình vì một điều mà mình không thể kiểm soát được. Đó là sự thiệt thòi của họ. Mình xinh đẹp và mình tốt bụng với người khác.”

Ví dụ: hãy tưởng tượng bạn đang ở cửa hàng tạp hóa và con bạn đang tỏ ra ương bướng. Bạn đánh bé một cái và ngay lập tức hối tiếc về hành động của mình. Một suy nghĩ tiêu cực có thể xuất hiện, ví dụ như: “Mình là một người mẹ tồi”. Đây là một sự đánh giá thiếu công bằng về bạn, do nó chỉ thông qua một sự kiện cụ thể.
Thay vào đó, khi đánh giá về lỗi lầm của mình, hãy tự nhắc nhở rằng: bạn cũng chỉ là con người. “Mình đã đánh con, việc đó là sai. Lần sau mình sẽ làm tốt hơn.”
Thách thức những suy nghĩ tiêu cực không có nghĩa là bạn không nhận trách nhiệm về sai lầm của mình. Ví dụ: bạn vẫn có thể xin lỗi con vì đã lỡ tay đánh bé và hoàn toàn không cần phải nhận xét tiêu cực về bản thân. Sự khác nhau nằm ở chỗ: một bên là bạn tự kết tội mình thành “kẻ tội đồ”, còn một lên là bạn đã thừa nhận sai lầm của mình. Cách suy nghĩ thứ hai sẽ thúc đẩy sự trưởng thành và mạnh mẽ.

Ví dụ: nếu dạo này, người yêu của bạn giảm ham muốn tình dục, bạn sẽ tự đổ lỗi cho mình như thế này: “Người yêu mình không muốn quan hệ với mình là do mình đã làm gì đó không đúng.”
Một cách để vượt qua việc này là nhận ra: ai cũng có cuộc sống riêng của mình, và có thể họ đang có những suy nghĩ mà nhiều khi bạn không để ý tới. Người yêu bạn có thể đang phải chịu nhiều căng thẳng trong công việc, bị cảm lạnh, tự cảm thấy không hấp dẫn hoặc nhiều lí do khác mà không phải là lỗi của bạn.
Trao đổi trực tiếp có thể là một cách rất tốt để vượt qua việc tự đổ lỗi cho bản thân. Ví dụ: bạn có thể nói chuyện với người yêu về lí do người ấy giảm sút nhu cầu tình dục. Tiếp cận vấn đề một cách không phán xét, chỉ cần hỏi người đó xem chuyện gì đang xảy ra, và đề nghị người ấy chia sẻ với bạn: “Em thấy dạo này chúng ta ít quan hệ với nhau. Em rất nhớ cảm giác được anh âu yếm. Anh có muốn nói cho em biết chuyện gì đang xảy ra không?”

Cố gắng đối xử với bản thân như đối xử với bạn thân hoặc người thân trong gia đình. Thường thì bạn sẽ không phê phán bạn bè một cách nặng nề về những khiếm khuyết của họ. Hãy thể hiện lòng trắc ẩn như vậy với chính mình.
Nhiều nghiên cứu cho thấy: chủ nghĩa cầu toàn sẽ làm giảm năng suất và thành quả lao động của bạn. Sự cầu toàn cũng dẫn tới tính trì hoãn, thứ khiến bạn không bao giờ bắt tay vào thực hiện những mục tiêu của mình, vì bạn tin rằng bạn sẽ không thể đạt được như ý.

Dành thời gian với những người lạc quan cũng sẽ có ích đối với nhiều mặt khác trong cuộc sống của bạn. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy một nhóm các sinh viên kinh doanh- khi “bị lây” cảm xúc vui vẻ của một nam diễn viên trong nhóm- sẽ trở nên dễ hợp tác, ít mâu thuẫn và lạc quan về thành quả hơn.

Đi dạo một mình. Cố gắng không tập trung vào những việc cần làm hoặc những gì mà người khác cần ở bạn. Dùng các giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh, ví dụ như những cây hoa mọc bên đường hoặc tiếng mưa rơi. Nâng cao khả năng trân trọng từng khoảnh khắc nhỏ sẽ giúp bạn cảm thấy bình yên, thư giãn và vững vàng hơn.
Đi ăn tối hoặc đi xem phim một mình. Đôi khi, một số sự kiện và hoạt động đã bị mặc định là phải “dành cho hai người”, nên rất khó để có thể tưởng tượng là bạn sẽ làm một mình. Không có lí do gì mà bạn không nên làm những điều tuyệt vời cho chính mình cả. Hãy đi ăn một bữa tối thật ngon. Đi xem phim, mua một gói bỏng ngô và nước uống dành riêng cho mình. Mang sách tới quán nước bạn yêu thích và nhâm nhi một cốc nước giải khát. Đôi khi, bạn nên tự “hẹn hò”với mình để nhớ rằng bạn rất xứng đáng được dành thời gian để vui vẻ và chăm sóc.
Phương pháp 3 của 4:
Yêu quý Cơ thể

Sự công phá tương tự của truyền thông không chỉ diễn ra ở Mỹ hoặc các nước Phương Tây. Ví dụ: khi truyền thông phương Tây bắt đầu áp đặt chuẩn mực lý tưởng về hình thể tại Nhật bản, hiện tượng rối loạn ăn uống ở đất nước này cũng tăng lên.
Hãy dán lên gương những thông điệp tích cực như “Mình xinh đẹp từ trong ra ngoài”.
Dành thời gian để nhìn ngắm mình trong gương. Đừng tập trung vào những đặc điểm mà bạn không thích. Tự thử thách bản thân bằng cách tìm ra ít nhất 5 điểm mà bạn nghĩ là đẹp nhất trên cơ thể mình. Ngày tiếp theo, hãy tìm tiếp 5 điểm nữa.
Vì giới tính thật của những người phụ nữ chuyển giới không khớp với đặc điểm về hình thể của họ từ lúc sinh ra, họ có thể gặp phải những tình huống khá đặc biệt. Đặc điểm cơ thể không khớp với giới tính thật không phải là một lí do để bạn không trân trọng cơ thể mình. Đó là một cách để thể hiện cảm nhận của bạn về chính mình, điều đó cũng góp phần giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn.

Phớt lờ chuyện nhãn mác. Đối với nhiều phụ nữ, kích cỡ trên nhãn quần áo có liên quan chặt chẽ tới lòng tự trọng: con số đó càng lớn, chúng ta càng cảm thấy tự ti. Nó chỉ đơn giản là một con số, và ngoài ra, con số đó cũng được quy định khá tùy tiện. Kích cỡ số 4 tại cửa hàng này có thể tương đương với cỡ số 12 ở cửa hàng khác. Đừng để những con số ngẫu nhiên đó quyết định giá trị của bạn!
Hiểu rằng nhiều công ty có quy định khắt khe về trang phục đối với phụ nữ. Việc này là không công bằng, nhưng không may, đúng là có hiện tượng những cô gái ăn mặc quá hở hang – như mặc áo khoét cổ sâu, váy ngắn và trang sức bắt mắt – bị đánh giá là không nghiêm túc. Hãy xem xét cách để cân bằng giữa hai cách ăn mặc sao cho vừa được người khác tôn trọng và vừa thể hiện được cá tính.

Không có cách thủ dâm nào là “đúng” hay “sai”. Hãy khám phá bản thân và tìm ra những điều khiến bản thân thỏa mãn. Nếu bạn sử dụng đồ chơi hoặc dụng cụ tình dục, hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và giữ gìn chúng sạch sẽ.
Ban đầu bạn có thể thấy hơi ngượng ngùng, nhưng khi nhìn thấy vùng kín của mình, bạn sẽ hiểu được cơ thể mình và nắm được những vị trí gây kích thích nhất.
Thủ dâm sẽ giúp cơ thể sản sinh ra endorphin – một hooc-môn vui vẻ – và làm giảm cảm giác căng thẳng, lo âu. Việc này vẫn xảy ra ngay cả khi bạn không đạt cực khoái.
Thủ dâm có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn liên quan tới mãn kinh và sau mãn kinh, ví dụ như hiện tượng khô âm đạo.
Thủ dâm sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Khi gần đạt tới trạng thái cực khoái, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra dopamine, một loại hooc-môn “vui vẻ”. Sau khi cực khoái, cơ thể sẽ tiết ra endorphins và oxytocin, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Một lợi ích khác của việc thủ dâm là nó sẽ giúp bạn nắm được điều gì có thể và không thể đưa bạn tới cực khoái. Bạn có thể chia sẻ điều đó với người yêu để giúp họ biết cách âu yếm bạn tốt hơn. Phụ nữ có thủ dâm thường có đời sống tình dục hạnh phúc hơn. Theo các nghiên cứu, họ cũng thích việc quan hệ tình dục hơn so với những phụ nữ không thủ dâm.
Có một số tựa sách rất hữu ích viết về việc thủ dâm ở nữ giới như: The Elusive Orgasm: A Woman’s Guide to Why She Can’t and How She Can Orgasm” (tạm dịch: Không thể lên đỉnh – Vì sao không thể và Làm thế nào để đạt cực khoái) của Tiến sĩ Vivienne Cass, và “Tickle Your Fancy: A Woman’s Guide to Sexual Self-Pleasure’’ (tạm dịch: Tự kích thích – Hướng dẫn Phụ nữ Cách tự Thỏa mãn) của Tiến sĩ Sadie Allison.

Đọc truyện khiêu dâm cùng người yêu cũng có thể là một trải nghiệm thú vị.
Bạn thích gì hoặc không thích gì là hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, Không nên cảm thấy mình phải tuân theo nguyên tắc tình dục của bất kỳ ai, ngoại trừ bạn.

Ví dụ: mọi người thường cho rằng đàn ông nghĩ về tình dục nhiều hơn phụ nữ. Có thể bạn đã từng nghe tới việc “Đàn ông nghĩ về tình dục 2 giây một lần”. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết đàn ông và phụ nữ trưởng thành đều nghĩ về tình dục với tần suất như nhau.
Có một lời đồn đại phổ biến khác là phụ nữ không thích tình một đêm. Điều này cũng không đúng. Các nghiên cứu cho thấy: ở trong một số tình huống nhất định, phụ nữ cũng thích tình một đêm nhiều như đàn ông. Tuy nhiên, có hai nhân tố kìm hãm điều đó: sự an toàn và định kiến xã hội. Phụ nữ thường quan tâm tới sự an toàn của họ hơn khi bước vào tình một đêm. (Với một lí do tốt: các thống kê cho thấy có 1 trong 5 người phụ nữ cho biết họ từng bị cưỡng hiếp một lần trong đời.) Xã hội thường đánh giá những người phụ nữ có tình một đêm là “vô đạo đức” hoặc tương tự như vậy, vì thế, phụ nữ thường xem xét kĩ lưỡng hơn trước khi chấp nhận tình một đêm.
Lời đồn thổi thứ ba là: Phụ nữ không muốn hoặc không cần thủ dâm. Tuy nhiên, hơn một nửa số phụ nữ trong độ tuổi 18-49 cho biết, họ thủ dâm ít nhất một lần trong vòng 90 ngày gần nhất. Phụ nữ ở độ tuổi 18-24 tuổi có vẻ thủ dâm “nhiều hơn” những bạn nam cùng độ tuổi.

Thống nhất một thời điểm hợp lý để trò chuyện. Trước giờ đi ngủ, trong lúc đang làm việc nhà, hoặc trong khi bộ phim Trò chơi Vương quyền đang phát sóng…Đó không phải là những lúc phù hợp để trò chuyện về tình dục. Lựa chọn những lúc hai bạn có thể tập trung vào nhau mà không bị phân tâm.
Sử dụng từ ngữ chân thành và cởi mở. Đừng cảm thấy xấu hổ khi dùng những từ ngữ phù hợp để diễn tả những gì bạn thích. Người yêu của bạn có thể sẽ không hiểu được những câu ẩn dụ. Bạn nên nói càng cụ thể càng tốt.
Tránh tỏ ra đổ tội hoặc phê phán khi diễn tả nhu cầu của mình. Nếu người yêu của bạn cảm thấy bị đổ lỗi, họ sẽ tìm cách thoát khỏi cuộc trò chuyện, hoặc cảm thấy tội lỗi và tổn thương. Ví dụ những câu sau đây là không phù hợp: “Anh không làm đúng những gì em cần.” Thay vào đó, bạn có thể nói về cảm giác và trải nghiệm của mình: “Dạo này em thấy chúng ta âu yếm vội vàng quá. Em sẽ thích hơn nếu chúng ta có thể làm chậm lại và từ tốn hơn.”
Đề nghị người yêu chia sẻ những cảm nhận của họ. Bạn nên nhớ rằng tình dục là một sự trải nghiệm chung của cả đôi bên. Bạn cũng phải quan tâm tới nhu cầu và cảm giác của người yêu mình.

Chu kỳ đáp ứng tình dục ở phụ nữ thường phức tạp hơn ở đàn ông. Thay vì đi theo một khuôn mẫu bao gồm: ham muốn, kích thích và cực khoái, phụ nữ có thể đáp ứng các giai đoạn đó theo thứ tự khác nhau, hoặc có thể không cảm nhận được một trong số đó. Phụ nữ có thể coi việc quan hệ tình dục là một cách thể hiện cảm xúc nhiều hơn so với đàn ông. Phụ nữ cũng có thể cảm thấy thoả mãn ngay cả khi họ không đạt được cực khoái. Hãy tìm hiểu những gì phù hợp với mình, và ghi nhớ rằng việc thỏa mãn nhu cầu của cơ thể là việc bình thường.
Cuốn sách For Yourself: The Fulfillment of Female Sexuality’’ (tạm dịch: Dành cho chính bạn – Sự thỏa mãn Tình dục Ở Phái nữ) của Tiến sĩ Lonnie Barbach là một cuốn sách hướng dẫn tuyệt vời để khám phá khả năng của mình.
Phương pháp 4 của 4:
Thể hiện Sức mạnh với Người khác

Dùng những câu có chủ ngữ “Tôi/ Em…” để thể hiện mong muốn và cảm xúc của mình. Ví dụ: “Em không thích khi anh quên đổ rác. Việc này khiến em cảm thấy anh không muốn chia sẻ việc nhà với em”.
Đưa ra những nhận định mang tính xây dựng nhưng không phê phán. Ví dụ: “Em thấy bối rối mỗi khi anh giục em chuẩn bị đồ. Việc đó khiến em lúng túng và không còn thích việc đi chơi cùng anh nữa. Em muốn anh hãy ngồi chờ em ở phòng ngoài để em chuẩn bị mọi thứ”.
Sử dụng những câu mang tính hợp tác như “Anh nghĩ gì về việc này?” hoặc “Anh sẽ làm gì?”
Nói rõ ràng về mong muốn và nhu cầu của mình. Ví dụ: “Em muốn đi học khiêu vũ” là một câu nói rõ ràng. Trong khi đó, “Em nghĩ sẽ rất tuyệt nếu chúng ta cùng học khiêu vũ” là một câu không rõ ràng.
Nói bằng âm điệu bình tĩnh và dễ nghe. Đừng hét lên hoặc lẩm bẩm. Giữ cho giọng nói của mình thư thái và ôn tồn.
Đừng trốn tránh hoặc gây phân tâm bằng cách nói mỉa mai, đùa cợt hoặc tự hạ thấp bản thân. Những điều đó sẽ khiến người khác khó mà phân biệt được khi nào thì bạn nghiêm túc, và khi nào thì bạn “đang đùa”.

Tự chủ không gian cá nhân. Bạn không cần phải chiếm quá nhiều chỗ, nhưng phụ nữ thường vô thức khiến bản thân mình trông nhỏ bé hơn bằng cách thu chân vào gầm ghế, kẹp tay vào giữa hai đùi, bắt chéo chân hoặc ôm khuỷu tay. Các nghiên cứu cho thấy những tư thế khiêm nhường đó sẽ thực sự khiến bạn cảm thấy lo lắng và mất tự tin hơn. Hãy tự chủ trong không gian riêng của mình bằng cách đứng hoặc ngồi thật ngay ngắn. Đứng với hai chân rộng bằng vai. Ngồi ngả ra ghế hoặc đặt hai tay lên tay ghế.
Đứng ưỡn ngực và hơi đẩy vai về phía sau. Tư thế khom vai sẽ khiến bạn trông yếu đuối hoặc rụt rè.
Không khoanh tay. Khoanh tay cho thấy bạn không muốn giao tiếp với người khác, hoặc bạn đang cố gắng tự vệ.
Giao tiếp bằng mắt. Cố gắng giao tiếp bằng mắt ít nhất 50% khoảng thời gian trò chuyện, và ít nhất 70% khi đang lắng nghe.
Dùng cử chỉ từ tốn và chậm rãi. Tránh chỉ trỏ, thay vào đó, hãy dùng cử chỉ hai bàn tay ngửa ra.
Đừng đung đưa. Hãy ngồi hoặc đứng vững vàng.

Có thể việc này bắt nguồn từ định kiến cho rằng: phụ nữ là “người nuôi dưỡng” hoặc “người giúp đỡ” người khác. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng định kiến đó chưa hẳn đã đúng, nhưng nó lại được chấp nhận một cách rộng rãi. Đôi khi, bạn phải chấp nhận một số giới hạn “trong quá trình” cố gắng thay đổi những định kiến.
Ví dụ như bạn có thể giới hạn yêu cầu của mình về việc đi thuê một văn phòng lớn hơn như thế này: “Chúng ta đang có một dự án lớn và tôi cần một văn phòng lớn hơn để chứa tài liệu cũng như phải có đủ chỗ ngồi cho các nhân viên. Nếu tôi có một góc làm việc riêng, chúng ta có thể thực hiện dự án này dễ dàng hơn.”

Ví dụ: hãy tưởng tượng bạn đang nắm giữ vị trí quản lý, bạn có hai trợ lý dưới quyền: một nam và một nữ. Nếu ai đó làm việc với trợ lý của bạn và nhầm tưởng nữ nhân viên đó có vị trí thấp hơn nam nhân viên kia, hãy nhẹ nhàng giải thích với họ rằng: “Thực ra, Vân cùng có cùng chức vụ như Nam. Cô ấy có thể nhanh chóng giúp bạn tìm thứ bạn cần”.

Ví dụ: đề nghị được tăng lương ngay sau khi công ty vừa làm ăn thua lỗ sau một quý là một điều vô lý, dù là giới tính nào đưa ra đi nữa, nhưng đặc biệt nếu là phụ nữ thì chắc chắn không ổn. Tuy nhiên, nếu công ty vừa chốt được một hợp đồng lớn hoặc vừa tìm được một đối tác tốt, đây sẽ là một thời điểm phù hợp để bạn đề nghị tăng lương.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ có khả năng linh hoạt hoặc quả quyết – tùy trường hợp – thường được thăng chức nhiều hơn so với những đồng nghiệp nam và nữ khác.

Ví dụ: nếu sếp bạn nói bạn đã có một bài thuyết trình rất tốt, đừng nói những câu như “Không có gì đâu mà, thật đấy.” Thay vào đó, hãy ghi nhận lời khen đó, và đừng quên phần của những người khác – nếu hợp lý: “Cảm ơn! Em đã mất hàng giờ để chuẩn bị và em rất vui vì mọi việc đã suôn sẻ. Chi cũng đã giúp đỡ em rất nhiều.”
Việc này rất khác với việc chấp nhận những lời nói quấy rối tình dục mạo danh “lời khen”. Bạn không có nghĩa vụ phải ghi nhận hoặc trân trọng những lời trêu ghẹo hoặc bình phẩm vô duyên về diện mạo của mình, hoặc bất kỳ một câu nói nào đang núp bóng “một lời khen ngợi”.

Các nghiên cứu cho thấy những cặp đôi biết chia sẻ việc nhà thường hạnh phúc hơn những cặp đôi khác.
Hãy tiếp cận việc chia sẻ nghĩa vụ theo hướng hợp tác, thay vì đổ tội hoặc ép buộc. Ví dụ: cùng người yêu ngồi lại và thảo luận về những việc mà mỗi người tiện đảm nhận nhất. Cùng đưa ra kế hoạch hoặc phân công cụ thể. Việc này sẽ giúp người kia đỡ cảm thấy bị bạn quản thúc hoặc nhắc nhở hơn.
Bảo vệ nhu cầu của mình là việc quan trọng, bạn không thể quan tâm tới người khác nếu bạn chưa chăm sóc được chính mình.
Việc xây dựng sự tự tin có thể sẽ mất thời gian, nhất là khi bạn phải chống lại những áp lực của xã hội và văn hóa. Đừng quá khắc nghiệt với bản thân. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục cố gắng.
Bạn không có nghĩa vụ phải đáp ứng tiêu chuẩn của bất kỳ ai về việc “là phụ nữ”, ngoài những tiêu chuẩn của chính bạn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-M%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-M%E1%BA%A1nh-m%E1%BA%BD-h%C6%A1n