Người dẫn chương trình (còn gọi là MC hay em-xi) là người dẫn dắt khán thính giả trong sự kiện, tiết mục biểu diễn hoặc bữa tiệc. Thông thường, người dẫn chương trình chịu trách nhiệm giới thiệu diễn giả, thông báo và tương tác với khán giả để lịch trình buổi lễ diễn ra trơn tru hết mức có thể. Dù công việc của người dẫn chương trình dường như khá khó khăn, vẫn có vài cách giúp bạn hoàn thành xuất sắc vai trò MC cũng như thể hiện sự tự tin và trở nên thu hút nhằm tạo bầu không khí vui vẻ cho tất cả mọi người tham dự buổi lễ.
Phần 1 của 2:
Chuẩn bị trước sự kiện

Cân nhắc gặp gỡ ban tổ chức, nắm bắt khung chương trình và xem lại chi tiết kịch bản sự kiện.

Đảm bảo sự kiện diễn ra thuận lợi và dẫn dắt chương trình.
Thu hút sự quan tâm của khán giả và khiến họ vui vẻ.
Làm cho khán giả cảm thấy được tôn trọng và tương tác với họ trong suốt sự kiện.
Giúp diễn giả cảm thấy được quý mến.
Đảm bảo chương trình diễn ra đúng thời gian đã ấn định.
Cập nhật cho khán giả nắm được những gì đang diễn ra tại sự kiện.

Nhớ luôn tươi cười. Nụ cười đem lại bầu không khí vui tươi, thoải mái cho sự kiện và khiến MC trông hoạt bát hơn.
Luôn nhớ rằng MC cũng chính là người của công chúng. Nhiệm vụ của bạn là giúp mọi người tỏa sáng tại sự kiện.

Tìm hiểu xem có vị khán giả đặc biệt nào nên được xướng tên trong suốt quá trình diễn ra sự kiện hay không.
Nhớ nhìn lại tên và chức danh của mọi người để biết cách giới thiệu trên sân khấu khi chuẩn bị tới lượt họ phát biểu.

Cân nhắc soạn kịch bản nháp về điều bạn sắp nói trong suốt đêm diễn ra chương trình. Kịch bản này là thứ người dẫn chương trình có thể học thuộc, bên trong gồm nhiều mẩu giấy nhắc việc hoặc ý chính được vạch sẵn để MC bám theo từ đầu đến cuối sự kiện.
Với tư cách là MC, bạn nên bảo trưởng ban tổ chức rằng mình sẽ chỉ chịu sự điều hành từ người phụ trách. Nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan tới chương trình, chỉ khi người phụ trách chấp thuận thì MC mới làm theo. Điều này làm giảm bớt tình trạng lộn xộn và không ăn ý trong suốt sự kiện, đồng thời khiến chương trình diễn ra trơn tru hơn.
Phần 2 của 2:
Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện

Tiếp tục dẫn bình thường dù mắc lỗi. Việc dừng lại chỉ khiến lỗi lộ rõ hơn. Cố gắng thích ứng với hoàn cảnh và bỏ qua lỗi để tiếp tục. Nếu làm được điều này, khán giả gần như sẽ quên đi phút lầm lỡ đó.
Tìm một điểm để nhìn trong khi nói. Nhìn khán giả lúc đang nói có thể khiến bạn thêm phần lo lắng. Thay vào đó, thử hướng mắt về phía đỉnh đầu của họ nhằm giảm bớt việc nhìn nhau chằm chằm.
Nói chậm lại. Nói quá nhanh chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy MC đang lo lắng. Nói với tốc độ như vậy có thể dẫn đến phát âm sai và lắp bắp, làm cho mọi người không hiểu gì. Tránh vội vàng và nên ngắt nghỉ một chút giữa mỗi câu.

Ví dụ: Bạn có thể nói “Nhiệt liệt chào mừng toàn thể thành viên trong Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã không quản ngại đường xá xa xôi, bớt chút thời gian vàng ngọc để tới tham dự chương trình của chúng ta ngày hôm nay”.

Một trong những trách nhiệm lớn nhất của MC là đảm bảo chương trình diễn ra đúng thời gian đã ấn định, vì vậy đừng ngại báo cho diễn giả biết nếu họ nói quá thời lượng cho phép. Bạn có thể chuyển cho họ mẩu giấy nhắc hoặc ra hiệu, chẳng hạn như giơ ngón tay trỏ lên trời rồi quay tròn để cố gắng truyền đi thông điệp “làm ơn nhanh lên chút”.
Trước khi tiếp tục giới thiệu phần sau, nhớ cảm ơn diễn giả vì bài phát biểu và nhắc lại một chút về điều họ đã đề cập khi còn ở trên sân khấu. Việc đề cập lại có thể khá vui, thú vị hay sôi nổi. Điều này cho thấy MC tập trung và đồng thời khẳng định giá trị bài nói của diễn giả.

Nếu bản thân rơi vào tình huống khó xử, thử hỏi khán giả vài câu xem sao. Đó nên là kiểu câu hỏi “có” hoặc “không”, nhờ vậy, bạn có thể giúp khán giả tập trung và chú ý, đồng thời củng cố vai trò MC của mình.
Điều tệ nhất là việc người dẫn chương trình không biết chuyện gì vừa xảy ra trên sân khấu. Việc này để lại ấn tượng xấu, cho thấy MC không nhận thức được những gì đang diễn ra.
Nếu sự kiện chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ thì nên tóm tắt ngắn gọn màn biểu diễn hay bài thuyết trình vừa rồi trong khoảng thời gian trống. Bạn cũng có thể tiết lộ điều sắp diễn ra sau đó.

Nếu có điều gì không ổn hay ai đó cư xử ngang ngược, MC vẫn phải giữ thái độ lạc quan.
Cần nhớ rằng công việc của MC không phải là quở trách người khác mà là đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru dù điều gì xảy ra đi nữa. Thái độ tiêu cực của MC trong bất kỳ tình huống nào cũng đều gây ra sự khó chịu và cực kỳ không phù hợp.

Điều này nghĩa là hẹn gặp lại khán giả lần tới, vận động quyên góp tiền hoặc khuyến khích họ tiếp tục tiên phong trong lĩnh vực nào đó. Dù là gì đi nữa, hãy mời khán giả cùng tham gia.
Tự tin và kết nối với đám đông.
Mỉm cười. Như thể bạn hạnh phúc khi có mặt tại đó.
Chuẩn bị cẩn thận trước khi dẫn, nhưng đừng làm khán giả nghĩ bạn đang đọc kịch bản.
Trong thời gian chờ đợi, hãy kể thêm vài sự kiện, câu chuyện đùa, tin tức thời sự đang được dư luận quan tâm, v.v… để tránh sự im lặng khó xử.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%E1%BA%ABn-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-gi%E1%BB%8Fi