Hướng ngoại là một hành động, một trạng thái, hoặc một thói quen của việc trở nên quan tâm và hài lòng với những điều diễn ra bên ngoài bản thân. Nói cách khác, người hướng ngoại cảm kích sự chú ý của người khác và nhận được nguồn năng lượng từ sự tương tác xã hội. Nếu bạn muốn trở nên hài lòng với thế giới xung quanh và tận hưởng sự tương tác xã hội, bạn có thể thực hiện điều này mà không cần phải thay đổi bản thân.
Phần 1 của 3:
Sở hữu tư duy phù hợp

Sẽ dễ dàng để bạn nghĩ rằng người hướng ngoại khá tiêu cực – mọi người thường cho rằng họ nói trước khi suy nghĩ và rằng họ nhìn chung thường khá nông cạn. Điều này không đúng! Người hướng ngoại cũng thường dựa vào trực giác và chu đáo như người hướng nội. Nếu muốn trở thành người hướng ngoại, bạn cần phải liên kết điều này với các thuộc tính tích cực – và có khá nhiều thuộc tính tích cực mà bạn cần phải tìm hiểu!
Người hướng ngoại được định nghĩa là người cảm thấy tràn đầy sức sống khi được những người khác vây quanh. Chỉ đơn giản là vậy. Họ hoàn toàn có thể suy nghĩ sâu sắc và trở thành người biết lắng nghe tuyệt vời. Họ sở hữu kỹ năng xã hội khá tốt (…nhìn chung là vậy) và có thể là người dám nghĩ dám làm.

Những phẩm chất lý tưởng của người hướng ngoại mà bạn mong muốn sở hữu là gì? Có lẽ họ là những người cảm thấy thoải mái khi tham gia vào một đám đông, có thể họ thích nói nhiều, có thể họ là người khởi đầu mọi cuộc vui. Cho dù bạn chọn phẩm chất nào, chúng là những điều mà bạn hoàn toàn có thể đạt được. Chúng chỉ là thói quen đơn giản. Hãy suy nghĩ về một vài điều và viết chúng ra giấy. “Trở nên hướng ngoại nhiều hơn” là một mục tiêu khá khó để thực hiện; “trò chuyện nhiều hơn” lại là nhiệm vụ mà bạn có thể hoàn thành.

Ngay cả khi bạn là người hướng nội, bạn cũng sẽ sở hữu ít nhất một vài tính cách hướng ngoại. Ngay cả Jung (nhà tâm lý học nổi tiếng) đã nói rằng không ai có thể phân thân thành hai cá thể riêng biệt – nếu không, họ sẽ phải vào bệnh viện tâm thần. Tất cả những điều bạn cần làm là mở đường cho khuynh hướng hướng ngoại của bạn phát triển. Chúng đang ẩn nấp đâu đó trong bạn.

Sự thật là người hướng nội có xu hướng đánh giá thấp những điều mà họ có thể cảm thấy hào hứng. Thậm chí đối với một vài người hướng ngoại, có nhiều buổi tiệc mà bạn sẽ không muốn tham dự, nhưng cuối cùng chúng lại đem lại cho bạn một khoảng thời gian vui vẻ. Cho dù đó là do bạn tự hào vì đã chui ra khỏi vỏ ốc của chính mình, là do bạn có được trải nghiệm mới mẻ, hoặc là do có một người đã phun nước vào đài phun sốt sôcôla, chúng ta không phải là người có thể đưa ra dự đoán tốt nhất về điều khiến chúng ta thích thú.

Nếu mắc chứng sợ nơi đông người, bạn không nên cố ép bản thân. Thay vào đó, hãy nhớ rằng: văn hoá phương Tây đánh giá cao sự hướng ngoại – phương Đông lại không như vậy. Có phải mong muốn trở thành người hướng ngoại không phải là khao khát bẩm sinh của bạn mà là một điều gì đó mà bạn đã được dạy? Bạn nên xem xét chấp nhận tính cách hướng nội của mình – người hướng nội cũng cần thiết cho xã hội như người hướng ngoại!
Phần 2 của 3:
Tiến hành thay đổi

Ngoài ra, bạn nên dành thời gian để ghi chú lại đặc điểm mà bạn nghĩ rằng chúng khiến họ trở thành người hướng ngoại. Hãy nhớ điều này: một số người hướng ngoại cũng có bản tính nhút nhát. Nhưng người nhút nhát không có nghĩa là họ không thể nhận nguồn năng lượng từ người khác. Bạn có đang cố gắng để trở nên tự tin? Dễ gần? Ngoài sự hướng ngoại, những người này còn có tính cách nào mà bạn muốn học hỏi?


Một khi bạn đã cảm thấy thoải mái với việc trở thành người hướng ngoại trong khoảng thời gian nhỏ đó, hãy tăng lượng thời gian. Tuần sau, bạn có thể dành một giờ để gặp gỡ mọi người quanh nơi bạn sống. Khi bạn đang ngồi tại nhà chờ xe buýt, hãy hỏi người đang chờ xe cạnh bạn về thời gian xe chạy và kèm theo vài lời nhận xét về tình huống. Khiến cho nhân viên thu ngân tại tiệm tạp hóa mỉm cười. Cứ thế, tích tiểu thành đại.

Thông thường, người khác sẽ ngừng mời bạn tham dự một sự kiện nào đó nếu bạn thường viện cớ để lảng tránh. Hãy nhớ tham dự sự kiện khi được người khác mời. Bạn càng gặp gỡ nhiều người bao nhiêu thì bạn càng cảm thấy thoải mái khi ở cạnh người khác bấy nhiêu và như vậy bạn sẽ càng có thể dễ dàng trở thành người hướng ngoại.

Xem xét ví dụ đặc biệt sau: bạn ngồi ở nhà mỗi ngày trong tuần trước máy vi tính để chơi game và ăn đồ ăn nhanh. Trí thông minh của bạn vẫn còn đó? Tất nhiên. Bạn vẫn còn các kỹ năng? Chắc chắn. Liệu người có ý tưởng kinh doanh khéo ăn nói có cần phải nhớ đến người khác để thiết kế trang web cho anh ta/cô ta? Có. Bạn có thể giúp được gì cho người khác?

Phần 3 của 3:
Hòa nhập với mọi người

Kiểm tra lý thuyết này bằng cách tham gia một câu lạc bộ. Bất kỳ một lớp học nhỏ nào, nơi mà bạn tìm thấy những người có cùng suy nghĩ với mình đều có thể giúp bạn nhận thức được rằng không phải mọi người xung quanh mới chính là nguyên nhân khiến bạn trở nên khép kín – mà chỉ là do một nhóm người cụ thể nào đó. Một số người là tác nhân ngăn cản chúng ta và nhiều người khác sẽ không như vậy – hãy tìm người có thể giúp bạn thoát ra khỏi lớp vỏ bọc của chính mình.

Nếu thực sự là người hướng nội, có thể bạn thường suy ngẫm, ghi nhớ, quan sát và nhận thức nhiều điều. Trong trường hợp này, bạn đã được trang bị sẵn sàng: bạn có khả năng chú ý đến từng chi tiết khó có thể nhận biết một cách thông thường. Hãy sử dụng chúng. Nhận biết những chi tiết nhỏ và đưa ra lời nhận xét. Người kia có thể sẽ ngạc nhiên trong vài giây nhưng sau đó sẽ nở nụ cười khi biết rằng cuối cùng cũng có người đã nhận ra điều gì đó ở họ. Bất kỳ người nào cũng thích cảm giác này.

Nếu đây là vấn đề của bạn, bạn có thể bắt đầu nói chuyện khi ở một mình. Nói chuyện nhiều hơn khi ở cạnh người thân và bạn bè thân thiết. Đôi khi, sẽ khá khó khăn để bạn làm quen với tiếng nói của chính mình. Luyện tập không khiến bạn trở nên hoàn hảo, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp bạn hình thành thói quen. Càng làm quen với việc nói nhiều bao nhiêu, bạn sẽ càng làm tốt hơn bấy nhiêu trong mọi tình huống.

Nếu bạn muốn, hãy để người khác tạo không khí chung cho cuộc trò chuyện. Một trong những điều mà hầu hết mọi người đều giỏi đó là than phiền, và họ thật sự rất giỏi điều này khi đang tham gia vào một nhóm người nào đó. Tìm kiếm khoảng thời gian mà bạn và một vài người bạn/người quen đang bàn luận về một vấn đề không đâu và trình bày quan điểm của bạn. Nếu họ không thích, mặc kệ họ. Cuộc trò chuyện vẫn sẽ tiếp diễn.

Vấn đề duy nhất mà bạn cần chú ý chính là xác định thời điểm phù hợp để thực hiện. Nếu bạn suy nghĩ về nó, bạn sẽ nhận biết cơ hội phù hợp. Ngắt lời khi người bạn của bạn đang nói về người bạn thân đang bị bệnh sẽ không phải là ý hay. Ngắt lời trên bục diễn thuyết ngoài phố về vấn đề ăn chay có thể sẽ thích hợp. Nếu đó là một cuộc trò chuyện hoặc một cuộc tranh luận tích cực, đừng ngần ngại. Nếu đó là người đang trút bỏ gánh nặng hoặc đang đau buồn, hãy chờ cho đến lượt bạn.

Khiến người khác phải hành động. Nêu lên chủ đề mà mọi người đều có thể bàn luận. Ném bắp rang xuống bàn. Lẩn trốn một cách vụng về sau một cây cột nhỏ. Gửi video hài hước cho tất cả bạn bè. Khiến người khác phải hành động và trò chuyện.

Ngay cả một điều đơn giản như tạo âm thanh hài hước hoặc di chuyển theo chuyển động chậm cũng có thể đem lại tiếng cười cho người khác. Một thói tật nào đó cũng có thể khiến người khác cười. Họ sẽ cảm thấy thích thú, và hy vọng là họ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn với bạn. Tính xã hội của bạn sẽ chỉ bắt đầu phát triển tăng vọt kể từ thời điểm mọi người cùng tham gia với bạn!

Những đám đông khác nhau sẽ phản ứng với những điều khác nhau. Nếu bạn đang tham gia cùng một nhóm người đang thảo luận về vở opera của Vivaldi và nhóm người đang tranh luận về thùng rượu bằng thép với thùng rượu bằng gỗ sồi thì bật nhạc Macarena lên có thể sẽ không phải là ý hay. Bạn cần phải nhận biết khán giả của mình – điều gì khiến họ hào hứng?
Không nên cố gắng quá mức; khiến bản thân trở nên không thoải mái sẽ chỉ làm bạn cảm thấy nản lòng hơn. Bạn nên đi theo tốc độ của riêng bạn. Hãy tiến từng bước nhỏ.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-ngo%E1%BA%A1i