Công phu là võ thuật cổ truyền của Trung Quốc. Nếu bạn có cảm hứng học môn võ thuật này nhưng không có võ đường tại khu vực bạn sống, không có tiền theo học hoặc lịch làm việc không cho phép, bạn có thể tự học tại nhà. Miễn là bạn có sự quyết tâm và tham vọng thì việc này sẽ thực hiện được. Học võ không phải dễ nhưng đáng công sức bỏ ra.
Phần 1 của 4:
Bắt đầu học võ

Nếu nhà bạn không còn phòng trống thì hãy thu dọn một góc phòng và di dời các vật dụng để tránh làm hỏng hoặc đề phòng chấn thương khi bạn vô tình va vào.

Bạn có thể treo bao đấm trên trần nhà (nếu thiết kế phòng cho phép) hoặc mua bao đấm tự đứng tại hầu hết các cửa hàng dụng cụ thể thao.

Tốt nhất là bạn nên tìm nhiều nguồn khác nhau. Có vài trường phái võ thuật khác nhau và bạn phải chắc chắn rằng bạn đang học trường phái võ thuật mình yêu thích nhất. Ngoài ra, một số người luôn khẳng định họ là chuyên gia nhưng thực tế thì không. Tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn sẽ giúp bạn biết có đi đúng hướng hay không.

Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng lập ra kế hoạch học võ. Giả sử, thứ hai, thứ tư và thứ sáu bạn sẽ học các thế đứng tấn và đá. Thứ ba và thứ năm bạn sẽ học các kỹ năng của cơ trung tâm, như giữ thăng bằng và độ dẻo.
Phần 2 của 4:
Luyện tập kỹ năng cơ bản

Về độ dẻo, mỗi buổi tập nên bắt đầu bằng việc khởi động và giãn cơ. Bạn có thể khởi động bằng cách chạy bộ nhẹ, nhảy dang tay chân và chống đẩy. Sau đó bạn sẽ kéo giãn cơ. Điều này không chỉ giúp bạn tránh bị chấn thương mà còn tăng độ dẻo, khiến cú đá cao hơn và gập người linh hoạt hơn.

Đứng tấn kỵ mã. Gập đầu gối khoảng 30 độ, mở rộng hai bàn chân hơi rộng hơn vai và nắm chặt bàn tay ở hai bên, lòng bàn tay hướng lên. Giữ lưng thẳng giống như đang cưỡi ngựa.
Đứng tấn dài phía trước. Gập đầu gối và thu chân trái về phía sau, giống như bạn đang đứng chùng chân. Sau đó giơ nắm tay phải ra trước mặt và giữ nắm tay trái trước ngực. Đổi chân bằng cách đưa chân trái ra phía trước. Trong khi đổi chân, bạn cũng đổi vị trí hai nắm đấm.
Đứng tấn chân mèo. Thu chân phải về sau một chút và tựa người lên chân đó. Nâng chân trái lên và chỉ chạm ngón chân xuống mặt đất. Nắm hai bàn tay giống như bạn đang bảo vệ mặt khi chơi quyền anh. Nếu ai đó tiến về phía bạn, chân trước có thể đá lên để tự vệ.
Thế đứng chiến đấu. Nếu bạn muốn học võ đối kháng thì cần học thế đứng chiến đấu. Về cơ bản nó tương tự như thế đứng trong quyền anh – đặt một chân trước chân kia một chút, nắm hai bàn tay bảo vệ mặt, thả lỏng đầu gối.

Đấm thẳng tay. Trong thế đứng chiến đấu, đặt bàn chân trái trước bàn chân phải, gập đầu gối, xoay hông về phía đối thủ và tung nắm đấm trái, ngay sau đó đấm bằng tay phải. Khi tung nắm đấm phải, bạn cũng phải xoay hông phải.
Đấm móc ngang. Ngược với trực giác thông thường, bạn nên khởi đầu nhẹ với cú móc ngang. Trong thế đứng chiến đấu, đặt bàn chân phải phía sau, nắm bàn tay phải, xoay hông phải và tung mạnh cú đấm về bên trái tạo thành hình cái móc. Nhớ rằng lực cú đấm xuất phát từ hông.
Đấm móc lên. Trong thế đứng chiến đấu, hạ thấp nắm đấm và ra đòn hướng lên trên, như thể bạn đang nhắm vào cằm đối thủ đứng phía trước. Với mỗi cú đấm móc lên, bạn luôn phải xoay hông nhẹ vì đây là nơi tạo ra sức mạnh của cú đấm.

Cách đối phó các cú đấm thẳng tay và đấm móc rất giống trong quyền anh. Bất kể đối thủ tấn công từ phía nào, hãy gập cánh tay phía bên đó để chặn đòn của họ. Bạn có thể dùng cánh tay còn lại tấn công họ.
Đối với các cú đá và đánh chỏ, bạn sử dụng cả hai cánh tay. Gập hai cánh tay bảo vệ phía trước mặt, xoay hông về hướng bị tấn công. Tư thế này bảo vệ mặt không bị tay của bạn va vào khi chịu lực từ cú đánh, đồng thời khiến đối thủ đau hơn.

Bước đá. Đứng trước bao đấm. Bước chân trái về phía trước một bước, sau đó dùng mặt trong bàn chân đá vào mé phải của bao. Sau đó chuyển sang phía bên kia.
Đá dậm chân. Đứng trước bao đấm. Bước chân trái lên một bước và đưa chân phải ra trước mặt, gập đầu gối. Sau đó bung chân “dậm mạnh” lên bao, hất bao đấm văng ra xa.
Đá tống ngang. Đứng trong tư thế chiến đấu, đặt chân trái phía trước chân phải. Chuyển trọng lượng cơ thể vào chân trái, bung chân phải lên cao trong không trung và dùng mặt bên bàn chân đá vào bao đấm tại độ cao ngang vai. Cố gắng thu chân lại nhưng vẫn đứng trên chân sau để tập giữ thăng bằng.

Khi đã cảm thấy thật sự tự tin thì bạn tìm một người để luyện tập chung. Nghĩa là hai người sẽ tập đấm đá với nhau trong khi mặc trang phục bảo hộ, hoặc nếu bạn có tấm đỡ để một người đeo vào tay và người kia tập đấm đá.
Phần 3 của 4:
Học các động tác truyền thống

Vào thế đứng tấn kỵ mã nhưng mở rộng hai chân hơn và gập đầu gối sâu hơn một chút.
Đưa thẳng cổ tay ra nhưng bàn tay tạo thành hình móng vuốt. Bạn sẽ dùng bàn tay này chọc vào đối thủ.
Thoát khỏi thế ngồi xổm và đá tống ngang vào bụng đối thủ.

Mở rộng hai chân, chân phải nằm sau chân trái, đặt trọng lượng cơ thể lên chân sau. Gập nhẹ đầu gối.
Để dẹt bàn tay cứ như bạn muốn chém xuyên đối thủ. Giơ bàn tay phải ra trước mặt.
Chặn đối thủ bằng cách nắm lấy cánh tay họ và tung một cú đá dậm chân.

Vào tư thế chiến đấu mở rộng chân, tựa người lên chân sau.
Khi bạn chuẩn bị tấn công, chuyển trọng lượng cơ thể về phía trước, uốn cong các ngón tay và đánh đối thủ bằng lòng bàn tay và phần nhô ra của ngón tay thay vì dùng nắm đấm. Tuy nhiên, bạn phải thực hiện động tác này cẩn thận để tránh bị chấn thương.

Vào thế đứng tấn chân mèo nhưng hai bàn chân khép sát vào nhau. Tư thế này giúp “giấu” bàn chân của bạn.
Dang hai cánh tay lên để làm đối thủ mất tập trung.
Khi anh ta tiến đến, bạn giơ chân trước lên (lúc này chân trước chỉ tiếp xúc mặt đất ở các ngón chân) và thực hiện cú đá yêu thích của bạn.

Vào tư thế chiến đấu nhưng hai chân mở rộng hơn, cơ bản gần như tư thế ngồi xổm.
Đưa hai bàn tay ra trước vai và tạo hình móng vuốt, lòng bàn tay hướng ra ngoài.
Phối hợp hai tay tấn công liên tục, sau đó tung cú đá tống ngang ở tầm cổ họng đối thủ.
Phần 4 của 4:
Triết lý của công phu

Thiếu Lâm. Đây là trường phái công phu cổ xưa nhất. Loại võ này nổi tiếng với các động tác và cách luyện tập “hướng ngoại”, giúp cơ bắp, dây chằng và gân dẻo dai. Đó là điều mà đa số mọi người thường nghĩ về công phu.
Võ Đang. Trường phái này mới hơn và diễn giải khái niệm ban đầu về công phu. Phái Võ Đang thiên về các động tác và cách luyện tập “hướng nội”, giúp tăng cường và điều phối khí hay sinh lực. Môn võ này chú trọng khả năng tập trung, thiền và nội công.

Một câu chuyện kể rằng có một người đàn ông đến từ New Zealand, ông ta đào một cái hố sâu 1m và tập nhảy ra vào hố. Cái hố được đào sâu dần theo thời gian và cuối cùng ông ta trở thành một con chuột túi giống người. Bạn không chỉ nghĩ về động vật khi chiến đấu, mà cả lúc luyện tập.

Hãy tưởng tượng một tai nạn giao thông đang xảy ra, lúc đó mọi thứ dường như diễn ra chậm hơn. Đây là trạng thái thiền, một trạng thái tĩnh lặng mà có thể hữu ích trong chiến đấu, vì mọi thứ diễn ra chậm hơn nên bạn sẽ có phản xạ nhanh hơn.

Luyện tập trong không trung, tập với bao đấm và với bạn bè. Tìm những thử thách mới khi trình độ của bạn ngày càng cao hơn.
Luôn tự sửa sai khi vừa phát hiện. Xem lại tài liệu để đảm bảo bạn đang thực hiện đúng kỹ thuật, nếu không thì những gì bạn học không thật sự là công phu.
Khi chiến đấu, bạn nên cố gắng sử dụng chân và tay đều nhau. Sử dụng tối đa năng lực tiềm ẩn của chân và tay.
Tập đi tập lại từng động tác để tâm trí và cơ thể phối hợp đồng bộ, giúp động tác nhanh và chính xác.
Cố gắng tìm sách hướng dẫn rõ từng bước của các động tác khác nhau.
Mua dụng cụ tập có chất lượng tốt nhất.
Hãy nhớ một nguyên tắc vàng. Không tập đến khi bạn đã hiểu đúng, và tập đến khi không còn thực hiện sai.
Đừng lệ thuộc vào các tư thế cứng nhắc và động tác lặp đi lặp lại. Hãy phối hợp chúng và sáng tạo hơn.
Không đánh nhau với người khác sau khi học công phu. Bạn chỉ nên dùng công phu để tự vệ.
Không phô trương. Nếu mục tiêu chính khi học công phu là để phô trương với người khác thì tốt hơn bạn không nên học.
Cẩn thận khi bắt tay vào luyện tập bất kì động tác nào. Luôn nhận thức rõ các rủi ro và mối nguy hiểm trước khi bắt đầu.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-h%E1%BB%8Dc-v%C3%B5-thu%E1%BA%ADt-c%E1%BB%95-truy%E1%BB%81n-Trung-Qu%E1%BB%91c