Trở thành chủ sở hữu một doanh nghiệp nhỏ đem tới nhiều thách thức về quy mô cũng như chức năng của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp nhỏ phải làm chủ được thách thức về mặt doanh thu, vận chuyển, tài chính, quản lý và phát triển doanh nghiệp với ít hoặc thậm chí không có nhân viên. Điều quan trọng nhất là duy trì được sự quan tâm từ các bên liên quan: khách hàng, nhà cung cấp và đội ngũ làm việc để xây dựng lực lượng trong thời gian ngắn. Vận hành doanh nghiệp nhỏ có ý nghĩa lớn về cả mặt cá nhân và tài chính.
Phương pháp 1 của 4:
Soạn thảo Kế hoạch Kinh doanh Phù hợp

Bạn có thể viết nhiều dự thảo kế hoạch rồi lựa chọn cái tốt nhất.
Lập kế hoạch kinh doanh thật chi tiết. Suy nghĩ sâu xa về các chi tiết sẽ có lợi cho bạn hơn là bỏ qua chúng.
Bạn có thể thêm câu hỏi vào phần dự thảo kế hoạch. Xác minh điều bạn không biết cũng quan trọng như liệt kê những điều bạn chắc chắn. Bạn không muốn trình bày một bản kế hoạch có những câu hỏi để ngỏ với nhà đầu tư tiềm năng, đưa những câu hỏi liên quan vào dự thảo sẽ giúp bạn xác định được câu trả lời phù hợp với kế hoạch kinh doanh cuối cùng.


Đây là lúc đặt câu hỏi về dịch vụ hoặc sản phẩm. Ví dụ, bạn muốn đặt câu hỏi như sau, sản phẩm/dịch vụ của tôi sẽ thu hút người trẻ hay người lớn tuổi? Sản phẩm/dịch vụ của tôi có phù hợp với người thu nhập thấp hay là dòng cao cấp? Sản phẩm/ dịch vụ của tôi có thu hút khách hàng trong môi trường cụ thể nào không? Bạn không thể bán bánh xe trượt tuyết tại Hawaii hay bán khăn tắm tại Alaska, vì vậy hãy thực tế về sức hấp dẫn của sản phẩm.

Sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ đem về lợi nhuận thế nào? Chúng sẽ thu được bao nhiêu tiền? Chi phí sản xuất sản phẩm hay dịch vụ là bao nhiêu? Bạn có ý định thanh toán chi phí và tiền công như thế nào? Đây là những câu hỏi quan trọng mà bạn cần phải trả lời trong bản kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.

Thực tế với tiềm năng tăng trưởng. Luôn ghi nhớ rằng phát triển doanh nghiệp luôn đi kèm với phát triển nguồn vốn. Dự án phát triển mạnh trong khoảng thời gian ngắn có thể đánh mất các nhà đầu tư tiềm năng một cách nhanh chóng.
Phương pháp 2 của 4:
Tạo Thói quen Tài chính Tốt

Đem tùy chọn của ngân hàng này nói với ngân hàng kia để huy động được nguồn vốn lớn nhất mà có mức lãi suất thấp nhất. Ví dụ, nếu một ngân hàng cho bạn vay 200 triệu VNĐ với mức lãi suất 4%, bạn có thể nói đề nghị đó với ngân hàng khác xem họ có thể cung cấp cho bạn số vốn lớn hơn với mức lãi suất thấp hơn hay không.

Cần tìm hiểu nhiều mức lãi suất khác nhau dành cho khoản vay của doanh nghiệp nhỏ.

Bạn cần quyết định nên chấp nhận thanh toán tiền mặt, thẻ tín dụng, séc hay kết hợp nhiều cách thức cho khách hàng.
Giao dịch tiền mặt là dễ thực hiện nhất, nhưng khó rà soát lại sau khoảng thời gian dài. Đồng thời, việc nhận tiền mặt cũng khó đảm bảo an toàn cho nguồn thu của công ty vì công nhân có thể đánh cắp tiền từ két sắt.
Thanh toán séc có thể ngăn chặn kẻ cắp trong nội bộ công ty, nhưng séc có thể bị trả lại khiến bạn phải điêu đứng với vấn đề lớn từ phía ngân hàng.
Thẻ tín dụng và thẻ vay nợ quốc tế là hình thức thanh toán an toàn nhất, nhưng phải trả thêm phí thanh toán cho nhà phát hành thẻ tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, và như thế hơi lãng phí.


Quản lý hàng tồn thường được quyết định bởi “tuổi thọ” của sản phẩm bạn bán. Ví dụ, nếu bán sản phẩm dễ bị hư hỏng, bạn cần vận chuyển sản phẩm cũ nhất ra khỏi kho trước để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bạn không cần thuê nhân viên toàn thời gian để quản lý tài chính. Ví dụ, nếu bạn nắm vững việc quản lý hàng tồn kho và nguồn tiền, bạn chỉ cần CPA (Kế toán viên Công chứng) lúc tính toán tiền thuế.
Phương pháp 3 của 4:
Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ

Không phải doanh nghiệp nào cũng cần xin giấy phép. Bạn cần kiểm tra lại với quản trị doanh nghiệp nhỏ ở địa phương xem doanh nghiệp của mình có nằm trong số đó hay không.


Sắp xếp cuộc họp với nhân viên hàng tuần, hai tuần, hoặc hàng tháng để đảm bảo rằng mọi người đều đang làm việc hiệu quả và tránh lãng phí thời gian khi các thành viên trong nhóm bị chồng chéo công việc. Cuộc họp còn giúp phân tích xem ai chưa hoàn thành tốt công việc được giao.

Bạn có thể chia hoạt động của doanh nghiệp thành nhiều mảng cụ thể rồi giao phó cho nhiều nhân viên hay thành viên trong nhóm.
Đồng thời khi giao phó trách nhiệm, bạn cần giám sát khi giao nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên. Ví dụ, bạn không muốn để một kế toán thay mặt bạn xử lý vấn đề pháp luật hay luật sư sắp xếp sổ sách tài chính. Hãy suy nghĩ đến từng chức năng theo cách này để xác định nhu cầu trong quán trình tuyển dụng.

Theo thời gian, bạn cần tuyển dụng và sa thải nhân viên. Bạn cần nắm vững luật pháp để đối phó với các vấn đề phát sinh khi tiến hành tuyển dụng hay sa thải nhân viên.
Để nhân viên xử lý phản hồi nghiêm khắc của khách hàng là chiến thuật nguy hiểm. Nhân viên sẽ có lợi hơn nếu chỉ truyền đạt cho bạn những phản hồi tích cực của khách hàng, điều này sẽ dẫn đến sự lơi lỏng trong quản lý công ty. Chẳng hạn, nhân viên cần đưa ra bằng chứng khi phản ánh việc kinh doanh. Đây là công ty của bạn và bạn cần đặt mình vào vị trí rủi ro, vì vậy hãy chủ động trong việc giám sát kết quả kinh doanh.
Phương pháp 4 của 4:
Phát triển Nguồn Khách hàng

Suy nghĩ về chiến dịch quảng bá, tiếp thị phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Phát quảng cáo trên đài truyền hình quốc gia không phải lựa chọn tốt nếu doanh nghiệp của bạn chỉ hoạt động ở địa phương.
Suy nghĩ xem đối tượng nào sẽ quan tâm đến sản phẩm của bạn và lý do là gì. Ví dụ, nếu bạn bán răng giả thì đưa người trẻ vào danh mục tiếp thị có vẻ không hợp lý lắm.




Doanh nghiệp lớn khó có thể phản hồi toàn bộ khách hàng mà sẽ đánh mất một số lượng khách theo thời gian. Doanh nghiệp nhỏ thì không thể như vậy. Với vai trò là chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể kết nối với nguồn khách hàng tiềm năng. Có thể điều này đòi hỏi bạn phải cung cấp số điện thoại di động và địa chỉ thư điện tử cho khách hàng nếu muốn phát triển doanh nghiệp.

Cung cấp những gì bạn hứa hẹn bắt đầu bằng việc điều chỉnh sự tiếp cận doanh thu. Nếu bạn và đội ngũ bán hàng cung cấp hay hứa hẹn quá nhiều, khách hàng sẽ thất vọng khi họ nhận được sản phẩm hay sử dụng dịch vụ, điều này sẽ dẫn đến nhiều lời nhận xét tiêu cực và truyền miệng không hay về doanh nghiệp của bạn. Hãy nhớ rằng, chiến thuật bán hàng tốt nên tập trung vào việc xác định và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, khiến họ tự nhận ra lợi ích mà sản phẩm đem lại, chứ không phải lừa dối khách hàng bằng tiềm năng của sản phẩm.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/V%E1%BA%ADn-h%C3%A0nh-Doanh-nghi%E1%BB%87p-Nh%E1%BB%8F