Lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn hơn bất cứ phần nào khác trong miệng. Tuy nhiêu, nhiều người lại không dành thời gian để vệ sinh lưỡi. Khi không vệ sinh lưỡi đúng cách, bạn cũng sẽ gặp phải những tác dụng phụ tiêu cực. Bạn nên bảo vệ cho mình khỏi hơi thở có mùi, sâu răng và lưỡi khó coi. Cần đảm bảo vệ sinh lưỡi đúng cách.
Phần 1 của 3:
Tìm hiểu về Lưỡi

Để ý rõ ràng thấy sự thay đổi bề ngoài của lưỡi.
Lớp mảng trên lưỡi bám dài trên hai tuần.
Nếu bạn bị đau lưỡi kéo dài.
Các vùng trắng hoặc bong da chết trên bề mặt lưỡi.

Kiểm soát được những vi khuẩn không mong muốn góp phần gây sâu răng.
Ngăn hơi thở có mùi.
Cải thiện vị giác.
Bạn sẽ có nụ cười đẹp hơn.

Phần 2 của 3:
Chọn Dụng cụ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả dụng cụ cạo lưỡi và bản chải lưỡi đều có tác dụng tương đương nhau trong việc giảm thiểu mảng bám.
Một số loại bàn chải kết hợp cạo lưỡi cũng rất sẵn có, giúp bạn có thể vừa chải trong khi vừa cạo lưỡi.
Bàn chải đánh răng có tính năng cạo lưỡi cũng hiệu quả như dụng cụ vệ sinh lưỡi riêng biệt.

Thép không gỉ và đồng là hai kim loại phổ biến hay được sử dụng. Cạo lưỡi làm từ những kim loại này cũng rất an toàn khi cho vào nước nóng để khử trùng.
Cạo lưỡi bằng nhựa thường có giá rẻ hơn, nhưng lại không bền, và sẽ phải thay thường xuyên.
Dụng cụ bằng silicon giúp cạo lưỡi thoải mái hơn.


Phần 3 của 3:
Vệ sinh Lưỡi


Dụng cụ vệ sinh sẽ bị dồn ứ các mảng bám. Bạn cần rửa sạch, và tiếp tục cho đến khi vệ sinh xong toàn bộ lưỡi.
Thực hiện thật nhẹ nhàng. Đừng làm rách da.
Chỉ chải từ sau ra trước.
Chải từ từ.

Nước súc miệng có cồn có thể làm khô miệng.
Cố gắng sử dụng nước súc miệng có chứa oxy già để dùng trong các trường hợp cần kíp.

Thìa cũng là một dụng cụ cạo lưỡi tuyệt vời và luôn sẵn có.
Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng nếu muốn. Nhưng hãy cẩn thận chỉ đánh bật mảng bám ra khỏi miệng. Bạn sẽ không muốn mình lại cọ chất bẩn vào lưỡi. Chỉ cần làm theo các bước tương tự. Đảm bảo bạn có một chiếc bàn chải mềm để không làm tổn thương đến lưỡi. Tuy nhiên, bàn chải đánh răng không vệ sinh được lưỡi hiệu quả vì loại lông cứng được làm để vệ sinh lớp men cứng của răng, chứ không phải phần cơ mềm của lưỡi.
Cẩn trọng với nước súc miệng bạn sử dụng. Mặc dù hầu hết nước súc miệng đều hiệu quả, nhưng chúng có thể có lợi nhiều hơn hại vì có thể làm bỏng hoặc gây khó chịu cho lưỡi/chồi vị giác và làm lưỡi bị nóng đỏ. Bạn chỉ nên mua loại nước súc miệng dịu nhẹ.
Không dùng nước súc miệng có cồn vì nó có thể gây khó chịu ở phần bên trong lưỡi với một số người.
Nếu bạn thường thở qua đường miệng, hãy thở qua đường mũi khi bạn vệ sinh lưỡi để tránh bị nôn.
Đừng cạo lưỡi quá mạnh và gây tổn thương đến lưỡi. Phải đến vài ngày lưỡi mới có thể liền lại được.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/V%E1%BB%87-sinh-L%C6%B0%E1%BB%A1i-%C4%90%C3%BAng-c%C3%A1ch