Trong công việc, xin nghỉ phép sẽ có chút lo lắng và khó khăn, nhưng việc này rất cần thiết. Nếu bạn lên kế hoạch kỹ lưỡng cho thời gian nghỉ phép của mình để giảm thiểu khó khăn cho người quản lý thì khả năng đơn nghỉ phép của bạn được chấp thuận sẽ cao hơn. Khi bạn ngồi xuống để viết email xin nghỉ phép, hãy thẳng thắn, thân thiện và đưa ra lời giải thích chính đáng rằng tại sao bạn muốn xin nghỉ. Cho dù lý do là đi du lịch hay giải quyết các vấn đề cá nhân, bạn đều có thể xin nghỉ phép bằng sự tự tin nếu bạn tỏ ra lịch sự và chu đáo trong việc sự vắng mặt của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nơi làm việc.
Phần 1 của 2:
Sắp xếp thời gian xin nghỉ phép

Mức độ thâm niên cũng có thể ảnh hưởng tới số ngày nghỉ phép của bạn và khi nào bạn có thể nghỉ.
Nếu bạn là nhân viên mới, hãy kiểm tra xem liệu bạn đã đủ điều kiện để nghỉ phép hay chưa. Đối với nhân viên mới, nghỉ phép có thể sẽ có chút khó khăn và người quản lý của bạn có thể không nhiệt tình mấy trong việc này.

Nếu bạn cần nghỉ phép trong giai đoạn bận rộn đó vì lý do khẩn cấp không ngờ tới hoặc vì một cơ hội nào đó bất ngờ, hãy đưa ra lời giải thích thuyết phục trong đơn xin phép của bạn.
Nếu có thể, hãy hỏi xem liệu có ai đang cân nhắc nghỉ phép trong những khoảng thời gian bạn muốn hay không. Trong trường hợp chỗ làm của bạn có ít nhân viên, sẽ khó khăn hơn cho người quản lý duyệt đơn nghỉ phép của bạn.
Nếu yêu cầu xin nghỉ phép của bạn được chấp thuận, khoảng 1 tuần trước khi bạn nghỉ phép, hãy khéo léo nhắc nhở đồng nghiệp rằng bạn sẽ vắng mặt.

Bạn dự định nghỉ phép càng lâu, thì bạn nên đưa ra thông báo càng sớm. Nếu bạn cần nghỉ phép một vài ngày thì đưa thông báo trước 2 tuần là đủ. Nếu bạn vắng mặt khoảng 1 tuần hoặc hơn, bạn nên báo cho người quản lý biết ít nhất một tháng trước khi nghỉ.

Nếu bạn không thể hoàn thành trách nhiệm công việc trước khi nghỉ phép, hãy sắp xếp với các đồng nghiệp để họ giúp bạn thực hiện các công việc đó. Hãy chắc chắn rằng họ hiểu rõ những nhiệm vụ mà bạn cần họ hoàn thành. Đưa cho họ thông tin liên lạc của bạn trong trường hợp họ cần sự giúp đỡ của bạn.
Phần 2 của 2:
Viết email

Ví dụ, dòng chủ đề có thể là: “Nguyễn Phong xin nghỉ phép từ ngày 10/10/2020 tới ngày 10/25/2020.”

Lời chào của bạn không nhất thiết phải màu mè hào nhoáng. Chỉ cần nói những lời đơn giản như “Chào chị Hoa”, “Xin chào anh Quân”, hoặc “Thân chào anh Tuấn” cũng đủ hoàn hảo.
Hãy chú ý chức danh và mong muốn của người quản lý trong việc họ muốn tên họ được đề cập như thế nào. Nếu nơi làm việc của bạn thường sử dụng họ trong giao tiếp, thì việc đề cập tên người quản lý trong email sẽ có vẻ thiếu tôn trọng. Tương tự, nếu người quản lý sử dụng chức danh (như bác sĩ, giáo sư, thẩm phán, v.v.v), bạn nên sử dụng chức danh này trong lời chào.

Ví dụ, bạn có thể viết: “Tôi muốn xin nghỉ phép từ Thứ 4 ngày 10 tháng 10 đến hết Thứ 5 ngày 25 tháng 10.”

Ví dụ, bạn có thể viết: “Lý do tôi xin nghỉ phép vào những ngày này vì gia đình tôi chuẩn bị đi du lịch ở Nha Trang.”
Nếu bạn xin nghỉ phép vì lý do khẩn cấp hoặc trường hợp đột xuất, hãy chắc chắn rằng bạn nhấn mạnh điều này trong phần giải thích của bạn. Tang lễ, các vấn đề về sức khỏe, hoặc đám cưới bất ngờ là một vài ví dụ về những trường hợp không ngờ tới và khiến người quản lý phê duyệt đơn xin nghỉ vào phút chót.

Ví dụ, bạn có thể viết: “Tôi cam đoan sẽ có trách nhiệm với công việc đang làm trong thời gian vắng mặt. Tôi đã sắp xếp để Chi giúp tôi giải quyết công việc với khách hàng của tôi. Bên cạnh đó, tôi cũng hoàn thành xong tất cả các thủ tục giấy tờ cần làm trong suốt thời gian tôi không có ở đây.”
Một ý kiến hay ở đây là nói cho người quản lý biết cách liên lạc với bạn khi bạn vắng mặt. Nếu bạn không thể, hoặc không tiện cung cấp số điện thoại hoặc email liên lạc trong suốt thời gian nghỉ phép, hãy đề cập vấn đề này trong đơn xin nghỉ phép.

Ví dụ, phần cuối email có thể viết: “Đơn xin nghỉ phép này có hợp lý không ạ? Cảm ơn anh Thành.”
Cách để tận dụng tối đa thời gian nghỉ phép của bạn:
Đặt mục tiêu cho bản thân về những điều bạn muốn học hỏi hoặc đạt được trong 6 tháng tới. Có mục tiêu chờ đợi sẽ giúp bạn có thêm động lực trong tháng đầu tiên sau khi bạn quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ dài.
Trong khoảng thời gian nghỉ phép, hãy nghĩ về sự nghiệp của bạn. Tự hỏi bản thân xem bạn muốn đạt tới vị trí nào và liệu công việc bạn đang làm có thực sự mang bạn đến vị trí đó. Sau đó, hãy động não tìm thêm nhiều cơ hội trong công việc có thể giúp bạn tiến gần đến các mục tiêu lâu dài hơn.
Nếu bạn hài lòng với nơi làm việc nhưng không mấy vui vẻ với vai trò chính xác bạn đang làm, hãy cân nhắc việc nói chuyện với người quản lý về khả năng chuyển sang vai trò khác trong công ty trước khi quay trở lại làm việc.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-%C4%91%C6%A1n-xin-ngh%E1%BB%89-ph%C3%A9p-b%E1%BA%B1ng-email