Khi ai đó mất đi người thân yêu, thật khó để biết nên chia sẻ nỗi đau với họ sao cho phù hợp. Làm thế nào để từ ngữ có thể tạo sự khác biệt trong khoảng thời gian đau buồn này? Tuy nhiên, việc gởi thiệp chia buồn với thông điệp chân thành từ tận đáy lòng sẽ giúp người đang chịu mất mát cảm thấy được quan tâm và yêu thương, mang lại sự ai ủi nhỏ nhoi cho họ trong giai đoạn đau thương này. Hãy tham khảo Bước 1 và các bước tiếp để biết cách viết một tấm thiệp chia buồn sâu sắc.

Phương pháp 1 của 3:

Hành động đúng đắn

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 1


Mở đầu bằng lời chào phù hợp. Cách phổ biển nhất để mở đầu thiệp chia buồn là bắt đầu với từ “Kính mến”. Bạn cũng có thể dùng từ “Thương mến”, hoặc chỉ đơn giản bắt đầu bằng tên tang quyến. Tránh mở đầu bằng “Xin chào” hay lời chào thân mật khác – vì nó làm tấm thiệp trở nên bớt trang trọng.

    Đối với người mà bạn đang viết thiệp, hãy dùng tên như tên mà bạn thường gọi người đó. Nếu bạn đang viết cho cô giáo mà bạn thường gọi là “cô Hiền”, hãy ghi tên cô ấy lên tấm thiệp. Nếu đang viết cho ai đó mà bạn biết rõ, hãy dùng tên người đó.

    Nếu tấm thiệp dùng để bày tỏ sự chia buồn tới toàn thể gia đình tang quyến chứ không phải chỉ riêng một cá nhân, hãy viết tên từng người ra. Nếu bạn không biết tên của mọi người trong gia đình, chỉ cần viết “bạn Sang và gia đình.”

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 2

Viết rằng bạn cảm thấy thương tiếc như thế nào đối với sự ra đi của người đó. Nói rằng bạn cảm thấy buồn và lấy làm tiếc khi được tin người đó vừa qua đời, và nếu bạn biết người đó, hãy đề cập tên của anh/cô ấy. Nếu không biết người này, bạn có thể khéo léo nhắc đến họ như “mẹ của anh” hoặc “ông của nội anh,” v..v. Ví dụ:

    Anh lấy làm tiếc khi biết tin Mai đã qua đời sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư.

    Em vô cùng đau buồn khi nhận được tin về cái chết của Hoa.

    Không từ ngữ nào có thể diễn tả được sự thương tiếc của em khi nghe tin Sáu đã ra đi.

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 3

Nếu bạn không biết rõ người này, hãy cân nhắc viết ngắn gọn. Kết thúc viết thiệp sau khi bày tỏ sự chia buồn một cách súc tích là cách hoàn hảo khi bạn gửi tấm thiệp cho người mà bạn không thân. Kèm theo những cụm từ thông thường và không dễ bị hiểu lệch nghĩa. Viết những câu như “luôn nhớ về em bằng sự cảm thông sâu sắc” hoặc “xin hãy nhận lời chia buồn của anh” nếu bạn muốn viết thiệp ngắn ngọn. Sẽ đặc biệt hơn nếu thiệp chia buồn mà bạn đang sử dụng có sẵn lời ghi chú hoặc bài thơ in ở bên trong. Sau đây là một vài ví dụ về cách trình bày cảm xúc ngắn gọn:

    Bạn luôn hiện hiện trong tâm trí mình.

    Tâm trí và lời cầu nguyện của chúng tôi đều dành cho bạn.

    Chúng tôi luôn nghĩ về bạn.

    Anh sẽ cầu nguyện cho em trong khoảng thời gian khó khan này.

    Chúng tôi sẽ tưởng nhớ [người đã khuất] trong khoảng thời gian đau buồn này.

    [Người đã khuất] sẽ luôn hiện diện trong tâm trí chúng tôi.

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 4

Nếu bạn biết người mất, cân nhắc việc chia sẻ kỷ niệm. Nếu người vừa qua đời là người bạn quen biết, hãy viết rằng bạn nhớ anh/cô ấy như thế nào, và chia sẻ một vài kỉ niệm mà bạn nhớ. Việc bạn bày tỏ chia sẻ nỗi đau buồn sẽ giúp người nhận cảm thấy bớt cô đơn trong giai đoạn mất mát. Chỉ cần bạn đề cập ngắn gọn về một vài điều đặc biệt về người đã mất và rằng người đó có ý nghĩa như thế nào với bạn.

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 5

Đưa ra đề nghị giúp đỡ nếu bạn muốn. Viết một vài từ động viên tang quyến gọi hoặc tìm đến bạn khi cần. Đảm bảo rằng bạn sẵn sàng làm theo những gì đã viết nếu người đó thực sự tìm đến bạn để nhờ giúp đỡ.

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 6

Kết thiệp bằng lời kết phù hợp. Nếu bạn biết rõ tang quyến, chỉ cần viết đơn giản là “Kính viếng”, và sau đó ký tên bạn. Nếu bạn gửi thiệp cho người không thân, hãy chọn lời kết có thể bày tỏ cảm xúc và mối quan hệ của bạn với người đó. Ví dụ:

    Chân thành chia buồn từ tận đáy lòng,

    Vô cùng thương tiếc,

    Kính viếng,

    Thành kính phân ưu,

    Xin gởi lời chia buồn chân thành,

    Xin phép được san sẻ nỗi buồn này,

Phương pháp 2 của 3:

Suy nghĩ đến trường hợp đặc biệt

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 7

Viết một thông điệp sâu sắc nếu bạn biết rõ người mất. Thông thường, bạn sẽ có nhiều kỷ niệm để chia sẻ và nhiều thứ để nói nếu người vừa qua đời là người quen của bạn. Cân nhắc viết trên tờ giấy khác như một bản nháp để ghi chép lại dòng suy nghĩ trước khi soạn trên tấm thiệp chia buồn. Suy nghĩ xem bạn biết gì về người đã khuất, cố gắng viết chân thành và tự nhiên. Dưới đây là một số ví dụ:

    Nam yêu quý, Chúng tôi thật sự lấy làm tiếc khi biết tin Loan đã mất. Cô ấy là một người bạn đáng mến và tốt bụng luôn dành thời gian cho người khác, và chúng tôi đều yêu quý cô ấy. Học sinh của Loan sẽ luôn nhớ về cô ấy như một giáo viên tận tâm và hình mẫu tiêu biểu. Nếu bạn cần người phụ việc vặt, dọn dẹp nhà, hoặc bất cứ việc gì, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giúp và tâm trí luôn hướng về bạn. Xin gởi lời chia buồn chân thành tới gia đình bạn, Hồng và Huệ

    Cúc và Tuấn thân mến, Chúng tôi xin được bày tỏ sự đau buồn của mình khi được tin con gái đáng yêu của bạn vừa qua đời sau thời gian chiến đấu với bệnh tật. Thật là một cô bé dũng cảm! Chúng tôi sẽ nhớ con bé mỗi ngày. Tâm trí và lời cầu nguyện của chúng tôi đều dành cho bạn và hai con trai bạn. Nếu có việc gì chúng tôi có thể giúp, đừng ngần ngại gọi chúng tôi. Kính viếng, Đào và Dương

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 8

Thể hiện lời chia buồn chân thành nếu bạn chưa bao giờ gặp người đã mất. Nếu không thể chia sẻ những kỉ niệm về người đã khuất, bạn có thể nói về những điều tốt đẹp của người đó, hoặc đơn giản bày tỏ sự thương tiếc của bạn đối với sự mất mát của các thành viên trong gia đình. Sau đây là một vài ví dụ:

    Linh thân mến, Mình rất lấy làm tiếc khi bố bạn qua đời. Mặc dù chưa gặp bố bạn bao giờ, nhưng mình biết mọi người quanh khu Huy Hoàng đều ngưỡng mộ tinh thần làm việc hăng hái của bác. Thật tốt biết bao khi bạn đã dành thời gian cho bác vào những ngày cuối đời. Hãy gọi cho mình nếu bạn cần bất cứ gì hoặc chỉ đơn giản cần người trò chuyện. Mình luôn hướng về bạn. Chân thành chia buồn từ tận đáy lòng, Huy

    Vũ yêu quý, Mình rất buồn khi nghe tin về anh trai của bạn – Long. Mình biết hai anh em thân thiết với nhau như thế nào. Nếu có điều gì mình có thể giúp, đừng ngần ngại gọi cho mình. Chia buồn cùng gia đình, An

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 9

Viết lời chia buồn chân thành về cái chết của thú cưng. Bạn có thể thể hiện tình cảm chân thành tương tự khi viết thiệp chia buồn cho ai đó có thú cưng vừa mới mất. Cố gắng nhớ và đưa vào thiệp một vài chi tiết về thú cưng đó. Một vài ví dụ điển hình như:

    Châu yêu quý, Anh rất lấy làm tiếc về việc Shadow vừa mất. Anh nhớ lần đầu tiên em nhận nuôi nó vào 13 năm về trước. Đó quả là người bạn đồng hành tuyệt vời, phải không? Đoạn đường của chúng ta giờ sẽ không như trước khi thiếu vắng bước chân nó bên em. Gởi đến em lời chia buồn chân thành, Đức

    Bảo, Mình được tin về Birdie đáng yêu nhà bạn. Đó thực sự là chú mèo đặc biệt. Thật khó tin được rằng sẽ không còn thấy nó chạy quanh vườn vào mùa xuân tới như nó đã từng thích thú khi thời tiết ấm lên. Xin chia buồn với bạn, Hồng

Phương pháp 3 của 3:

Biết nghi thức gửi thiệp chia buồn

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 10

Luôn luôn gửi lời chia buồn bằng thiệp, không nên gửi qua email. Ngay cả khi bạn biết được tin về cái chết của ai đó qua mạng xã hội hoặc email, sẽ sâu sắc hơn nếu bạn gửi thiệp qua bưu điện. Bạn có thể mua thiệp chia buồn từ cửa hàng, sử dụng thiệp trắng với bức hình phù hợp, hoặc viết lời chia buồn trên tờ giấy xinh xắn. Nên viết lời chia buồn bằng tay hoặc đánh máy bằng mực xanh/đen.

    Không nên chia buồn qua tin nhắn.

    Nếu gửi lời chia buồn qua mạng xã hội hoặc phương tiện khác, bạn cũng nên gởi cả thiệp.

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 11

Gửi thiệp ngay cả khi bạn có ý định muốn gửi hoa. Thậm chí khi bó hoa có kèm thiệp nhỏ, hãy gởi riêng thiệp chia buồn để bạn có thể bày tỏ sự lời chia buồn chân thành. Điều này giúp bạn viết lời ghi và kí tên bạn hơn là sử dụng lời chia buồn được in sẵn từ cửa hàng hoa.

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 12

Gửi thiệp ngay cả khi người đó mất đã lâu. Tốt nhất là bạn nên gửi thiệp ngay khi bạn nghe về tin người khuất, khoảng vài ngày hoặc vài tuần sau khi người đó mất. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gửi thiệp sau nhiều tháng, thậm chí vài năm nếu bạn không hay tin gì về sự qua đời của người đó. Nếu bạn không làm thế, tang quyến sẽ tự hỏi liệu bạn có thực sự quan tâm hay không. Mặc dù sẽ có chút ngại ngùng khi gửi thiệp trễ, nhưng chắc hẳn điều này vẫn tốt hơn là không gửi.

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 13

Tránh viết nội dung mang tính tôn giáo quá nhiều, trừ phi tang quyến chia sẻ với bạn về đức tin. Câu nói “Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn” hoàn toàn bình thường, nhưng việc sao chép những đoạn trong Kinh thánh hoặc thể hiện đức tin tôn giáo theo những cách khác sẽ không phù hợp cho thiệp chia buồn. Người nhận có thể không cùng đức tin với bạn, và bạn cũng không muốn họ phải theo đức tin của bạn trong thời gian nhạy cảm này. Thể hiện tình thương và sự cảm thông chung sẽ tốt hơn là thể hiện tình thương chỉ gói gọn trong tôn giáo của bạn.

    Ví dụ, câu nói “Tôi tin rằng bây giờ anh ấy đang ở trên thiên đường” sẽ không phù hợp, vì có thể tang quyến sẽ không tin vào thiên đường.

    Tuy nhiên, nếu bạn và tang quyến cùng tôn giáo, sẽ tuyệt vời khi đề cập tín ngưỡng tôn giáo vào thiệp chia buồn.

Tiêu đề ảnh Sign a Sympathy Card Step 14

Đừng quá lo lắng rằng bạn nói điều gì đó không đúng. Tin tưởng bản thân rằng lời chia buồn bạn viết sẽ thể hiện được tâm nguyện chân thành làm cho người nhận biết được bạn quan tâm họ như thế nào. Hành động gửi thiệp là cử chỉ chu đáo và sẽ được người nhận cảm kích. Cố gắng viết những dòng chân thành và thấu cảm. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thể hiện bản thân qua lời chia buồn viết tay thì cũng không sao – vẫn còn nhiều cách khác để tang quyến thấy bạn vẫn bên họ trong giai đoạn khó khăn này.

    Gửi thiệp chia buồn ngay khi bạn nghe tin ai đó qua đời. Bạn sẽ có cơ hội nói chuyện trực tiếp với tang quyến, nhưng gửi thiệp để cho họ thấy rằng họ luôn ở trong tâm trí bạn là cách sâu sắc để bày tỏ sự thành kính.

    Thiệp

    Bút

    Bao thư

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-Thi%E1%BB%87p-chia-bu%E1%BB%93n