Đến một lúc nào đó trong sự nghiệp, bạn sẽ phải viết đơn xin thôi việc. Mặc dù bạn nên chuẩn bị trước để trả lời cho quản lý của bạn về lý do xin nghỉ việc, nhưng sau đó bạn vẫn cần nộp một lá thư ngắn về việc này. Có lẽ bạn rất lo lắng khi viết thư xin thôi việc, nhưng thật ra bạn không cần phải sợ. Nếu biết cách bố cục lá thư và đưa vào những thông tin phù hợp, bạn có thể tự tin về quyết định nghỉ việc của mình.
Phần 1 của 3:
Viết điều gì và viết như thế nào

Một ví dụ hay là: “Bức thư này là thông báo chính thức của tôi về việc xin từ chức là [chức danh công việc] ở [tên công ty], bắt đầu từ ngày [ngày nghỉ việc]”.
Một ví dụ hay khác là: “Tôi viết đơn này để xin từ chức là [chức danh công việc] ở [tên công ty], bắt đầu từ ngày [ngày nghỉ việc], hai tuần kể từ [ngày hôm nay]”.
Bạn không nên viết như sau: “Tôi muốn từ bỏ vị trí của mình là [chức danh công việc]. Hãy cho tôi biết khoảng thời gian thuận tiện nhất cho anh”.
Bạn cũng tránh viết như sau: “Nếu mọi việc diễn ra như dự kiến, tôi dự định xin từ chức ở công ty trong hai tuần kể từ ngày hôm nay”.

Nếu bạn nghỉ việc trong vòng chưa đến hai tuần, nhà tuyển dụng trong tương lai có thể lo ngại bạn có làm điều tương tự với họ.
Nếu công ty bạn đang bước vào một thời kỳ đặc biệt bận rộn, bạn nên cân nhắc đưa ra “thông báo nghỉ việc trước bốn tuần” thay vì chỉ trước hai tuần.
Giám đốc cấp cao hoặc nhân viên cấp cao hơn cũng nên cân nhắc gửi thông báo nghỉ việc sớm hơn hai tuần. Theo nguyên tắc chung, bạn nên gửi thông báo nghỉ việc trước một khoảng thời gian tương đương với thời gian nghỉ việc được phép đối với vị trí của bạn. Ví dụ, nếu vị trí của bạn cho phép bạn nghỉ ba tuần thì bạn nên gửi “thông báo nghỉ việc trước ba tuần”.

Trừ khi bạn được yêu cầu cung cấp lý do thôi việc trong thư chính thức, bạn không nhất thiết phải trình bày lý do này.
Có lẽ bạn nên nêu lý do thôi việc khi bạn thích ứng tuyển vào một vị trí khác trong cùng công ty đó, vì điều này có thể giúp bộ phận nhân sự đánh giá năng lực của bạn cho vị trí mới.
Bạn cũng nên chuẩn bị lý do để chia sẻ vì không thể tránh được việc cấp trên và đồng nghiệp của bạn hỏi tại sao bạn nghỉ việc. Lý do không cần được nói ra trong thông báo nghỉ việc chính thức của bạn, nhưng thực tế vẫn cần khi bạn được hỏi riêng.

Nếu sự giao tiếp của bạn với sếp trước giờ có tính chuyên nghiệp và nghiêm khắc, bạn hãy tiếp tục phong cách đó trong thông báo nghỉ việc của bạn. Mặt khác, nếu bạn giao tiếp với sếp một cách thân mật hơn, đừng ngại thể hiện giọng văn mang tính cá nhân. Giọng văn cá nhân được coi là phù hợp, miễn là nó không tùy tiện và cẩu thả.
Bạn có thể viết: “Tôi vô cùng cảm kích vì kinh nghiệm và sự trưởng thành mà tôi đã có được trong thời gian làm việc cho công ty”.
Bạn không nên viết: “Tôi xin lưu ý rằng tôi sẽ tiếp tục yêu mến công ty ABC và không có ác ý với bất kỳ sếp hoặc nhân viên nào ở công ty”.
Bạn cũng không nên viết: “Cảm ơn về tất cả”.

Nếu sếp trong tương lai của bạn gọi cho sếp cũ của bạn và biết rằng bạn có thái độ tích cực khi nghỉ việc, điều này sẽ tạo ấn tượng tốt về bạn cho họ. Điều này cũng có lợi cho bạn nếu nhân viên ở công ty cũ của bạn chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ không biết gì khác về bạn.
Không bao giờ tỏ thái độ coi thường ai đó ở công ty hay phê bình cách điều hành của công ty trong thông báo nghỉ việc của bạn.

Nếu bạn thực sự học được nhiều kinh nghiệm, hãy bày tỏ lòng biết ơn của bạn. Viết một vài dòng để bày tỏ lòng biết ơn như “Tôi thậm chí không biết bắt đầu thế nào để cảm ơn Giám đốc vì thời gian ba năm vừa qua. Tôi học được nhiều điều hơn tôi tưởng và tôi thực sự cảm kích sự hào phóng và kiên nhẫn của Giám đốc”.
Nếu bạn chỉ học được một chút kinh nghiệm, bạn vẫn nên gửi một lời cảm ơn chung chung. Bạn có thể thử nói như sau “Tôi cũng muốn cảm ơn Giám Đốc đã dạy cho tôi kinh nghiệm trong ba năm làm việc vừa qua”.

Bạn có thể loại bỏ những dự án đang tiến triển tốt hoặc những dự án nhỏ mà người khác có thể dễ dàng xử lý được.
Làm như vậy sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt với sếp của bạn, họ sẽ sẵn sàng dành lời giới thiệu tốt về bạn cho sếp trong tương lai của bạn nếu được hỏi.

Cung cấp số điện thoại và/hoặc địa chỉ email mà công ty có thể dùng để liên lạc với bạn nếu họ có bất cứ câu hỏi nào.

Ví dụ: “Tôi sẽ luôn luôn biết ơn Giám đốc và các nhân viên của công ty vì tất cả những gì mọi người đã làm cho tôi”.
Phần 2 của 3:
Định dạng thư thông báo nghỉ việc

Gửi email có vẻ dễ hơn và nhanh hơn, nhưng thông thường làm như vậy được coi là ít chuyên nghiệp và có thể khiến người nhận không bằng lòng.
Không gửi thư qua bưu điện hoặc qua thư tín trong công ty. Làm như vậy thư sẽ đến tay sếp của bạn muộn và có thể mất một tuần để sếp của bạn nhận được thư.

Ví dụ: Ngày 26 tháng 06 năm 2013
Lưu ý rằng bạn thường không cần thêm địa chỉ của người gửi trên dòng ngày tháng bởi vì địa chỉ công ty của bạn cũng là địa chỉ của sếp của bạn. Nếu muốn, bạn cũng có thể sử dụng giấy tiêu đề có địa chỉ ở trên.

Thêm chức danh và tên đầy đủ của sếp ở dòng đầu tiên.
Viết tên phố ở dòng tiếp theo và tên quận, tên thành phố ở dòng sau đó.
Để trống một dòng giữa ngày tháng và địa chỉ. Để trống một dòng nữa giữa địa chỉ và lời chào hỏi sau địa chỉ. Địa chỉ nên để khoảng cách dòng đơn.

Bạn cũng nên xưng hô với sếp theo cách bạn thường xưng hô, thậm chí khi cách xưng hô đó không trịnh trọng lắm. Ví dụ, nếu bạn thường xưng hô với sếp bằng tên, hãy viết “Kính gửi Giám đốc Hùng”. Nếu trước nay bạn chỉ xưng hô một cách trịnh trọng với sếp bằng họ của sếp, bạn nên viết cả họ cả tên “Kính gửi Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng”.

Mỗi đoạn văn trong nội dung thư cần để khoảng cách dòng đơn nhưng cần để cách một dòng trống giữa các đoạn văn. Không đoạn văn nào cần thụt đầu dòng.
Viết thư trong giới hạn một trang giấy.

Bạn có thể kết thư theo một vài cách dưới đây:
Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất
Chúc công ty tiếp tục thành công
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất vì tất cả mọi thứ từ trước tới nay
Xin gửi đến công ty lòng biết ơn chân thành và những lời chúc tốt đẹp nhất

Phần 3 của 3:
Nộp thông báo nghỉ việc

Thường thì bạn cần sắp xếp một buổi họp, nhưng nếu công ty của bạn nhỏ và bạn khá thân thiết với sếp, bạn có thể ghé qua văn phòng của họ mà không cần báo trước.
Đóng cửa khi vào phòng để có cuộc nói chuyện riêng tư.
Nộp thông báo nghỉ việc và nói qua về nội dung của bức thư.
Sếp của bạn có lẽ sẽ muốn thảo luận với bạn về việc xin nghỉ của bạn. Ngay cả khi trong thư đã trả lời những câu hỏi dành cho bạn, bạn vẫn cần trả lời hết những câu hỏi của sếp.
Cảm ơn và bắt tay sếp khi bạn rời văn phòng.

Đồng nghiệp, người cố vấn, những thành viên trong nhóm và khách hàng cần được thông báo tới từng người về việc bạn nghỉ. Họ không cần một bản thông báo chính thức nhưng cần nắm được thông tin.

Ngay cả khi không hứa bất cứ điều gì, bạn cũng không được sao nhãng công việc trong hai tuần làm việc cuối cùng. Giai đoạn chuyển giao công việc sẽ khó khăn với tất cả mọi người, và nếu bạn là một người chuyên nghiệp, bạn cần chuyển giao công việc một cách trôi chảy nhất có thể.
Đừng để công ty lợi dụng bạn bằng cách yêu cầu bạn làm những việc không thuộc chức năng bình thường của mình trong 2 tuần cuối cùng. Hãy tỏ ra lịch sự và chuyên nghiệp, nhưng cưng rắn về những việc bạn được yêu cầu làm trước khi rời đi.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-Th%C3%B4ng-b%C3%A1o-Ngh%E1%BB%89-vi%E1%BB%87c-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-Hai-tu%E1%BA%A7n