Khoảng thời gian chờ đợi sau khi nộp đơn xin việc hoặc sau khi trả lời phỏng vấn có thể rất căng thẳng. Có lẽ bạn đang tự hỏi không biết mình thể hiện như thế nào và họ nghĩ gì về bạn. Việc liên hệ ngay với công ty có thể giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác. Hãy xem email thăm dò là cơ hội để bạn chứng tỏ mình yêu thích công việc này và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Miễn là bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và không hối thúc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao nỗ lực và nhiệt tình của bạn cho vị trí ứng tuyển.
Phương pháp 1 của 3:
Kiểm tra tình trạng đơn xin việc của bạn

Trong thực tế, một số nhà tuyển dụng nói rằng họ không hề muốn nhận email thăm dò, cho rằng đó chỉ là chiến thuật gây chú ý và làm mất thời gian mà họ cần dành để chọn các ứng viên đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng thư thăm dò sẽ giúp ứng viên nổi bật theo hướng tốt.
Lưu ý rằng có thể có hàng chục ứng viên nộp đơn cho cùng một vị trí, và nhà tuyển dụng sẽ phải mất thời gian để xem xét các đơn xin việc và chọn lọc các ứng viên đủ điều kiện để vào vòng tiếp theo. Hẳn là bạn không muốn tỏ ra quá hối thúc hoặc mất kiên nhẫn bằng cách gửi thư thăm dò quá sớm.

Bạn có thể tìm thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng trên website của công ty hoặc trang LinkedIn.
Luôn luôn kiểm tra lỗi chính tả. Không có gì tạo ấn tượng tiêu cực nhanh hơn là viết tên người nhận sai chính tả.

Nhớ rằng nhà tuyển dụng có thể tuyển nhiều vị trí cùng lúc, do đó quan trọng là bạn phải càng cụ thể càng tốt. Thậm chí bạn có thể ghi tên của minh trong dòng tiêu đề người phụ trách dễ tìm được đơn của bạn hơn.

“Kính gửi ông Nguyễn Văn A” là một lời chào phù hợp.

Bạn có thể viết một cách đơn giản như “Kính gửi ông Nguyễn Văn A,/ Tuần trước, tôi có nộp đơn ứng tuyển vị trí biên tập viên của quý cơ quan qua thông báo trên trang Jobster. Tôi chưa nhận được phản hồi về vị trí này, vì vậy tôi muốn xác nhận rằng hồ sơ của tôi đã được gửi đến.”

Thử viết “Với nhiệt huyết và kinh nghiệm của mình, tôi tin rằng tôi hoàn toàn phù hợp với vị trí này. Tôi đã từng có 5 năm làm biên tập viên cho một tạp chí phong cách sống, và tôi rất hào hứng khi có cơ hội nâng cao kinh nghiệm viết lách và biên tập lên một tầm mới ở quý cơ quan.”

Ví dụ, “Xin vui lòng liên hệ với tôi bất cứ khi nào quý công ty có câu hỏi về chuyên môn của tôi hoặc cần thêm tài liệu bổ sung. Tôi mong nhận được phản hồi và cảm ơn quý công ty đã dành thời gian đọc thư của tôi.”
Viết lời chào cuối thư “Trân trọng” và tên của bạn kèm số điện thoại ở dòng dưới.

Thử đọc to bản nháp để đảm bảo nội dung trong thư trôi chảy và hợp lý.

Mặc dù một số người thích thăm dò qua điện thoại, nhưng bạn cần đảm bảo rằng bạn đã kiên nhẫn chờ đợi trước khi cân nhắc đến hành động này. Một cuộc gọi có thể giúp bạn trở thành ứng viên nổi bật, nhưng nó cũng có thể khiến bạn có vẻ như đang hối thúc.
Nếu quyết định gọi điện thoại, hãy nói với giọng tự tin nhưng lịch sự, và nhấn mạnh với nhà tuyển dụng vì sao bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Phương pháp 2 của 3:
Gửi email cảm ơn sau buổi phỏng vấn

Thư viết dòng tiêu đề như “Phỏng vấn vị trí biên tập viên – Cảm ơn”. Nếu vị trí đó có mã số tham chiếu, bạn có thể ghi cả mã số trong dòng tiêu đề.


Đừng chỉ viết “Cảm ơn anh/chị vì đã dành thời gian cho tôi.” Thử nói điều gì đó như “Cảm ơn anh/chị vì đã dành cho tôi cơ hội được phỏng vấn cho vị trí biên tập viên của quý cơ quan. Tôi rất cảm kích sự quan tâm và thời gian mà anh/chị đã dành cho tôi.”

Bạn có thể viết “Tôi biết rằng ít có công ty nào có tính đột phá như quý công ty mà ở đó tôi có điều kiện nâng cao trong lĩnh vực chuyên môn.”
Hoặc “Tôi rất hân hạnh nếu được làm việc cho một công ty quý trọng nhân viên như quý công ty.”

Nói chung, một người chủ lao động sẽ đánh giá cao một ứng viên có độ tin cậy, có động lực và có khao khát cống hiến cho thành công của công ty. Đừng quên đề cập đên những việc này.


Bạn có thể viết “Xin đừng ngần ngại liên hệ với tôi qua điện thoại hoặc email nếu quý công ty có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào. Nếu quý công ty muốn gặp mặt trực tiếp, xin vui lòng cho biết ngày và giờ hẹn. Tôi sẵn sàng sắp xếp lịch trình cá nhân cho cuộc hẹn.”
Đừng quên ghi số điện thoại của bạn ở cuối email cho họ tiện liên lạc.

Nhớ rằng bạn vẫn đang nỗ lực tạo ấn tượng tốt, thế nên việc soát lại thư và chỉnh sửa là rất quan trọng.
Đọc to email cũng là một cách hữu ích để đảm bảo email có cách diễn đạt trôi chảy và hợp lý. Điều này cũng giúp bạn biết mình có duy trì giọng văn nhiệt tình và lịch sự hay không.

Phương pháp 3 của 3:
Kiểm tra nếu bạn không nhận được phản hồi

Đừng hỏi thăm quá sớm, kẻo bạn có vẻ như hối thúc hoặc thiếu kiên nhẫn. Có thể là họ đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn cho nhiều vị trí khác nhau, do đó có thể họ phải mất một thời gian để xử lý toàn bộ.

Thử viết những dòng tiêu đề như “Thư hỏi thăm kết quả phỏng vấn cho vị trí biên tập viên” hoặc “Thư hỏi thăm kết quả phỏng vấn ngày 06/12/2018, Nguyễn Văn B.” Nếu vị trí tuyển dụng có mã số tham chiếu, bạn có thể ghi trong dòng tiêu đề.
Thử trả lời lại email cũ. Chữ “Re:” nằm trước tiêu đề sẽ khiến email của bạn hiện lên như một phần của liên hệ lần trước, và nhiều khả năng họ sẽ mở thư của bạn sớm hơn.


Bạn có thể viết “Tôi viết thư này để hỏi thăm về vị trí biên tập viên mà tôi đã được phỏng vấn vào thứ hai tuần trước. Tôi được báo rằng quý cơ quan hy vọng sẽ ra quyết định cuối cùng vào cuối tuần. Tôi chưa nhận được phản hồi của quý cơ quan về vị trí này nên chỉ muốn kiểm tra lại. Tôi mong nhận được thông tin cập nhật từ quý cơ quan.”

“Xin vui lòng liên hệ với tôi nếu quý công ty có bất cứ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin. Tôi muốn cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cho tôi và mong sớm nhận được phản hồi từ quý công ty.”
Kết thúc bằng “Trân trọng”, sau đó ghi tên của bạn.

Đọc to bản nháp để đảm bảo giọng văn thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự, trôi chảy và hợp lý.

Đừng nản nếu bạn không được phản hồi ngay. Nhà tuyển dụng có thể mất một thời gian để hoàn thành các buổi phỏng vấn và liên hệ với các ứng viên.
Cho dù không được nhận vào vị trí đó, bạn vẫn có thể giữ liên lạc. Bổ sung nhà tuyển dụng vào danh sách liên lạc của bạn, và nếu phù hợp thì thêm vào trên LinkedIn để mở rộng mạng lưới của bạn.
Nhớ rằng nhà tuyển dụng cũng có công việc riêng của họ cùng với việc điều hành quá trình tuyển dụng. Bạn cần tôn trọng và ngắn gọn khi giao tiếp để đảm bảo mọi việc diễn ra trơn tru.
Cân nhắc về địa chỉ email của bạn và những mô tả vể bản thân. Tránh gửi các email công việc từ các tài khoản như “anhchangđeptrai” hoặc “conangsanhdieu”. Hãy tạo một tài khoản dùng tên của bạn với một thứ gì đó chuyên nghiệp.
Tuyệt đối không hối thúc, đòi hỏi hoặc ngạo mạn. Đừng thô lỗ trong giao tiếp với người phụ trách tuyển dụng vì họ là người ra quyết định cuối cùng. Họ hiểu rằng việc ứng tuyển là quan trọng với bạn, nhưng thường thì quá trình tuyển dụng chỉ là một phần nhỏ trong công việc hàng ngày của họ, do đó thái độ thô lỗ hoặc hối thúc sẽ chỉ để lại ấn tượng xấu.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-th%C6%B0-th%C4%83m-d%C3%B2-sau-khi-n%E1%BB%99p-h%E1%BB%93-s%C6%A1-xin-vi%E1%BB%87c