Nếu sắp tới có bài kiểm tra mà bạn vẫn chưa học bài, có lẽ bạn đang đau đầu tìm cách vượt qua lần này. Tuy rằng chiến thuật tốt nhất để thành công là học bài thật kỹ trước kỳ kiểm tra, nhưng bạn vẫn có thể làm được bài dù chưa ôn tập. Hãy kết hợp các kỹ thuật như đọc kỹ đề bài, trả lời những câu hỏi dễ trước và dùng các chiến thuật cụ thể để đối phó với các phần trắc nghiệm có nhiều lựa chọn đáp án hoặc câu hỏi đúng/sai. Một điều quan trọng nữa là chuẩn bị sẵn sàng trước giờ kiểm tra bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và thư giãn!
Phương pháp 1 của 5:
Đọc và hiểu bài kiểm tra

Ví dụ, nếu giáo viên nói rằng bạn sẽ không bị trừ điểm khi trả lời sai câu hỏi, bạn sẽ biết rằng mình nên trả lời tất cả các câu hỏi trong bài kiểm tra.
Nhớ hỏi lại nếu bạn không hiểu bất cứ điều gì giáo viên đang nói. Thường thì giáo viên sẽ cho học sinh có cơ hội đặt câu hỏi, nhưng nếu không, bạn hãy giơ tay!

Ví dụ, nếu gặp một câu hỏi được diễn đạt theo cách mà bạn cảm thấy không hợp lý, hãy ghi chú lại và hỏi giáo viên.

Ví dụ, nếu bài kiểm tra có 50 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian làm bài là 75 phút, vậy là bạn sẽ có 1,5 phút cho mỗi câu hỏi.
Nhớ dành nhiều thời gian hơn cho các câu hỏi tự luận. Ví dụ, nếu có 60 phút để trả lời 30 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận, có lẽ bạn nên dành 1 phút cho mỗi câu trắc nghiệm và 15 phút cho mỗi câu tự luận.

Ví dụ, bạn có thể viết ra các công thức toán cần vận dụng, các dữ kiện cần đưa vào câu tự luận hoặc các ngày tháng của các sự kiện quan trọng mà bạn thấy trong phần trắc nghiệm.
Phương pháp 2 của 5:
Trả lời các câu hỏi khó trong bài kiểm tra

Ví dụ, nếu bạn biết đáp án của một số câu hỏi trắc nghiệm, hãy trả lời các câu đó trước và bỏ qua những câu mà bạn không biết.
Chỉ quay trở lại các câu mà bạn đã bỏ qua sau khi đã hoàn thành các câu mà bạn biết.

Có những bài kiểm tra quy định điểm trừ cho các câu trả lời sai. Ví dụ, nếu trả lời sai sẽ bị điểm trừ, nhưng nếu bỏ trống thì chỉ được 0 điểm cho câu đó, vậy thì bạn hãy bỏ trống.

Ví dụ, nếu câu hỏi là “Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân là gì?”, các từ khoá sẽ là “sự khác biệt”, “nguyên phân” và “giảm phân”. Bạn sẽ phải tập trung vào các khái niệm này để biết cách trả lời.

Ví dụ, khi gặp câu hỏi như “Thành tựu nổi bật nhất nào của Louis Pasteur mang tên của ông?”, bạn có thể viết lại câu hỏi như sau: “Việc quan trọng nào mà Louis Pasteur đã làm mà sau đó được đặt theo tên của ông?”

Tùy vào thời gian còn lại nhiều hay ít, có thể bạn phải nhắm đúng mục tiêu khi soát lại bài. Ví dụ, nếu còn 10 phút mới hết giờ, bạn có thể xem lại toàn bộ bài làm, nhưng nếu chỉ còn 2 phút, bạn sẽ phải chọn xem lại những câu mà bạn cảm thấy không chắc chắn.
Phương pháp 3 của 5:
Giải quyết những câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Ví dụ, nếu một câu hỏi đưa ra vài câu đáp án ngắn và mơ hồ cùng với một câu dài và chi tiết hơn, vậy thì rất có thể câu dài hơn là đáp án đúng.
Đôi khi, các câu đáp án dài và quá chi tiết được đưa vào một cách có chủ ý để lừa cho bạn tin rằng đó là đáp án đúng. Hãy dùng óc suy xét để xác định đâu là câu trả lời phù hợp nhất.

Ví dụ, nếu câu hỏi dùng thì quá khứ và chỉ có 1 đáp án cũng dùng thì quá khứ, có lẽ đó là đáp án đúng.
Tương tự, nếu câu hỏi đề cập đến một thuật ngữ nào đó mà trong 1 đáp án cũng nhắc đến thì rất có thể đó là đáp án đúng.

Ví dụ, nếu các đáp án được đưa ra là 1, 3, 12, và 26, vậy thì số 12 là phán đoán hợp lý, vì nó nằm giữa số 1 và số 26.

Ví dụ, nếu gặp một câu mà bạn hoàn toàn không có manh mối nào để đoán câu trả lời đúng, hãy chọn đáp án C. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ C hình như không đúng nhưng lại không biết đáp án nào là đúng, vậy hãy chọn B.

Ví dụ, nếu bạn phân vân giữa “Tất cả các câu trên đều đúng” và một đáp án khác, hãy chọn “Tất cả các câu trên đều đúng”. Nếu trong các lựa chọn có “Không có câu nào đúng”, bạn có thể loại trừ đáp án này và tập trung vào các lựa chọn khác.
Phương pháp 4 của 5:
Chọn câu trả lời tốt nhất trong các câu hỏi đúng/sai

Không
Không bao giờ
Không ai cả
Mỗi/mọi
Tất cả
Luôn luôn
Toàn bộ
Duy nhất

Ít khi
Đôi khi
Thường xuyên
Hầu hết
Nhiều
Thường thường
Một số
Ít
Nói chung
Thông thường

Ví dụ, nếu có một câu hầu như đúng hết chỉ trừ 1 từ sai, nó sẽ là “sai”.

Như vậy
Do đó
Bởi vì
Vì lẽ đó
Kết quả là
Như thế
Không/không thể
Sẽ không
Không làm
Phương pháp 5 của 5:
Nâng cao tinh thần chuẩn bị cho bài kiểm tra

Ví dụ, nếu bình thường vẫn đi ngủ vào 10 giờ, vậy thì đêm hôm đó bạn cũng cần đi ngủ đúng 10 giờ.

Một bát yến mạch với quả mọng tươi, quả óc chó và đường nâu
Một quả trứng luộc, 2 lát bánh mì nướng làm từ lúa mì nguyên hạt phết bơ và một quả chuối
Phô mai tươi, salad hoa quả và bánh muffin

Thiền
Thực hiện vài tư thế yoga
Hít thở sâu
Tập bài tập thư giãn động, căng – chùng cơ

Hình ảnhh trong tưởng tượng của bạn càng chi tiết thì càng tốt! Hãy tập trung vào điểm đạt ghi trên bài làm, phản ứng của giáo viên và cảm giác của bạn sau khi nhận được điểm đậu.

Nếu bạn không làm tốt bài kiểm tra, hãy tập trung vào việc ôn tập cho bài kiểm tra tiếp theo!
Lập một kế hoạch học tập để làm bài kiểm tra lần sau. Điều này sẽ giúp bạn chia nhỏ khối lượng bài vở trong một thời gian dài và lưu lại được càng nhiều kiến thức càng tốt.
Che các đáp án mà đề bài đưa ra và cố gắng tự trả lời câu hỏi. Cách này sẽ giúp bạn thu hẹp các lựa chọn và đảm bảo rằng bạn không bị nhầm lẫn vì các đáp án cho sẵn.
Dựa vào các bài kiểm tra trước đó trong lớp để xem chúng thường được định dạng như thế nào và loại câu hỏi nào được thầy cô của bạn đưa ra. Nếu bạn chưa làm bài kiểm tra nào của giáo viên đó, hãy tìm mẫu bài kiểm tra của năm học trước.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-b%C3%A0i-ki%E1%BB%83m-tra-khi-ch%C6%B0a-h%E1%BB%8Dc-b%C3%A0i